CÔNG TY CỔ PHẦN HÙNG VINH
TIÊU CHUẨN, QUY CHUẨN VIỆT NAM

SƠ LƯỢC VỀ Ý NGHĨA TIÊU CHUẨN, QUY CHUẨN VIỆT NAM ÁP DỤNG CHO NGÀNH KÍNH
Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế thì vấn đề đô thị hoá, xây dựng cũng ngày càng gia tăng.Xuất phát từ đặc điểm của sản phẩm kính là: bền, mát, đẹp, và các điều kiện địa lý, khí hậu làm cho nhu cầu về các sản phẩm kính ngày càng được quan tâm.
Kính Cường Lực tại thị trường tỉnh BR-VT có chất lượng tiêu chuẩn và còn được cung ứng tại chỗ nên vừa nhanh vừa giảm chi phí so với khi mua tại TP HCM.
Nhà máy gia công Kính Cường Lực Hùng Vinh được xây dựng theo quy mô công nghiệp, đã đầu tư lắp đặt các thiết bị rất hiện đại như máy cắt kính CNC – BAVELLONI sản xuất tại YTALy –
Đáp ứng nhu cầu ngày càng tăngnhà máy kính cường lực Hùng Vinh đã mạnh dạn thay đổi dây chuyền cường lực mới, giúp tăng năng suất cường lực lên 60% .
Dây chuyền MT-GPQ 2660 do Mountain Intelligent Qquipment thiết kế và sản suất, công suất 10m2/ mẻ kính so với 6m2/mẻ của dây chuyền cũ.Công nghệ 2 buồng nhiệt giúp rút ngắn thời gian gia nhiệt, tối ưu hiệu quả luồng khí hạn chế biến dạng khi gia công, ổn định chất lượng thành phẩm.
Máy mài kính song cạnh tự động, mài được các tấm kính khổ 4.5m (kính thường dùng chỉ đến 2.4m).
Với kinh nghiệm lâu năm trong ngành, nhà mày cường lực kính Hùng Vinh luôn cung ứng cho thị trường các mẻ kính cường lực có chất lượng đạt tiêu chuẩn BS 6206 -1981 ; tiêu chuẩn TCVN 7455- 2013 về kính an toàn của nhà nước Việt Nam với giá thành ngang bằng giá tại thị trường TP -HCM và đặc biệt là thời gian giao hàng nhanh ấn tượng.

TÀI LIỆU VIỆN DẪN
TCVN 7218:2018
Kính tấm xây dựng. Kính nổi. Yêu cầu kỹ thuật
TCVN 7219:2018
Kính tấm xây dựng. Phương pháp thử
TCVN 7364:2018
Kính xây dựng. Kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp
TCVN 7368:2012
Kính xây dựng. Kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp. Phương pháp thử độ bền va đập
TCVN 7455:2013
Kính xây dựng. Kính tôi nhiệt an toàn
TCVN 7456:2014
Kính xây dựng. Kính lưới cốt thép
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 7218:2018
KÍNH TẤM XÂY DỰNG – KÍNH NỔI – YÊU CẦU KỸ THUẬT
Sheet glass for construction – Clear float glass – Specification
Lời nói đầu
TCVN 7218:2018 thay thế TCVN 7218:2002.
TCVN 7218:2018 do Viện Vật liệu xây dựng – Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
KÍNH TẤM XÂY DỰNG – KÍNH NỔI – YÊU CẦU KỸ THUẬT
Sheet glass for construction – Clear float glass – Specification
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các chỉ tiêu chất lượng đối với kính nổi và kính tấm mài bóng (ở đây có thể gọi tắt là “tấm kính”) được dùng chủ yếu trong xây dựng và các ứng dụng khác.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho kính màu hấp thụ nhiệt.
2 Viện dẫn tiêu chuẩn này
Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 3992, Sản phẩm thủy tinh dùng trong xây dựng – Thuật ngữ và định nghĩa;
TCVN 7526, Kính xây dựng – Định nghĩa và phân loại;
TCVN 7737, Kính xây dựng – Phương pháp xác định độ xuyên quang, độ phản quang, tổng năng lượng bức xạ mặt trời truyền qua và độ xuyên bức xạ tử ngoại;
TCVN 7219, Kính tấm xây dựng – Phương pháp thử.
3 Thuật ngữ và định nghĩa
3.1 Kính nổi
Định nghĩa theo TCVN 3992.
3.2 Kính tấm mài bóng
Định nghĩa theo TCVN 3992.
3.3 Kính tấm xây dựng
Định nghĩa theo TCVN 7526.
4 Phân loại
Kính nổi và kính tấm mài bóng theo chiều dày danh nghĩa được phân thành 14 loại như sau: 2; 2,5; 3; 4; 5; 6; 6,5; 8; 10; 12; 15; 19; 22; 25.
5 Yêu cầu kỹ thuật
5.1 Hình dạng và kích thước
5.1.1 Hình dạng
Tấm kính có hình vuông hoặc hình chữ nhật. Tấm kính có hình dạng khác sẽ theo thỏa thuận giữa các bên và nhà cung cấp.
5.1.2 Chiều dày và sai lệch chiều dày
Chiều dày của tấm kính và sai lệch chiều dày được quy định tại Bảng 1.
Bảng 1 – Chiều dày và sai lệch chiều dày
Đơn vị tính bằng milimét
Loại kính | Chiều dày | Sai lệch cho phép |
2 | 2,0 | ± 0,20 |
2,5 | 2,5 | |
3 | 3,0 | ± 0,30 |
4 | 4,0 | |
5 | 5,0 | |
6 | 6,0 | |
6,5 | 6,5 | |
8 | 8,0 | ± 0,60 |
10 | 10,0 | |
12 | 12,0 | ± 0,80 |
15 | 15,0 | |
19 | 19,0 | ± 1,2 |
22 | 22,0 | |
25 | 25,0 |
5.1.3 Sai lệch chiều dài và chiều rộng
Sai lệch chiều dài và chiều rộng cho phép của tấm kính được quy định tại Bảng 2
Bảng 2 – Sai lệch kích thước cho phép
Đơn vị tính bằng milimét
Loại kính | Sai lệch kích thước dài và rộng | |
Nhỏ hơn hoặc bằng 3000 | Lớn hơn 3000 | |
2 | + 1 – 2 | – |
2,5 | ± 3 | |
3 | ||
4 | ||
5 | ± 2 | |
6 | ||
6,5 | ||
8 | + 2 -3 | + 3 – 4 |
10 | ||
12 | ± 3 | ± 4 |
15 | ||
19 | ± 5 | ± 6 |
22 | ± 5 | ± 6 |
25 |
5.2 Các chỉ tiêu chất lượng của kính nổi và kính tấm mài bóng được quy định tại Bảng 3.
Bảng 3 – Chỉ tiêu chất lượng
Dạng khuyết tật | Mức cho phép | |||||
1. Bọt(1) | Kích thước bọt, mm | 0,5 ≤ D(2) < 1,0 | 1,0 ≤ D < 2,0 | 2,0 ≤ D < 3,0 | D ≥ 3,0 | |
Số bọt cho phép(4) | 2,2 x S(3) | 0,88 x S | 0,44 x S | 0 | ||
2. Di vật(1) | Kích thước dị vật, mm | 0,5 ≤ D < 1,0 | 1,0 ≤ D < 2,0 | 2,0 ≤ D < 3,0 | D ≥ 3,0 | |
Số dị vật cho phép(4) | 1,1 x S | 0,44 x S | 0,22 x S | 0 | ||
|
|
|
|
|
| |
3. Độ tập trung của khuyết tật bọt và dị vật(4) | Đối với bọt và dị vật có kích thước ≥ 1 mm thì khoảng cách giữa hai bọt, hai dị vật hoặc giữa bọt và dị vật phải lớn hơn hoặc bằng 15 cm. | |||||
4. Khuyết tật dạng vùng, dạng đường hoặc vết dài(5) | Không cho phép nhìn thấy được | |||||
5. Khuyết tật trên cạnh cắt | Các lỗi trên cạnh cắt như: sứt cạnh, lõm vào, lồi ra, rạn hình ốc, sứt góc hoặc lồi góc, lệch khỏi đường cắt khi nhìn theo hướng vuông góc với bề mặt tấm kính, phải không lớn hơn chiều dày danh nghĩa của tấm kính và không lớn hơn 10 mm. | |||||
Độ cong vênh | Mức cho phép | |||||
6. Độ cong vênh, %, không lớn hơn | 0,30 | |||||
Độ biến dạng quang học | Mức cho phép | |||||
7. Độ biến dạng quang học (góc biến dạng), độ, không nhỏ hơn | Loại chiều dày 2 mm; 2,5 mm | 40 | ||||
Loại chiều dày 3 mm | 45 | |||||
Loại chiều dày ≥ 4 mm | 50 | |||||
(1) Bọt là các khuyết tật dạng túi chứa khí bên trong. Dị vật là các khuyết tật dạng hạt không chứa khí; (2) D là đường kính bọt hoặc dị vật. Kích thước bọt và dị vật lấy theo kích thước ngoài lớn nhất; (3) S là diện tích tấm kính có đơn vị đo là 1 m2, được làm tròn đến hàng thập phân thứ hai; (4) Giới hạn về số bọt và dị vật cho phép là một số nguyên (sau khi bỏ đi phần thập phân) của phép nhân giữa S và hệ số; (5) Khuyết tật dạng vùng, dạng đường hoặc vết dài là khuyết tật xuất hiện liên tiếp dưới bề mặt hoặc trên bề mặt tấm kính như: vết sẹo, vết rạn nứt, vết xước, vùng không đồng nhất. | ||||||
4.3 Độ xuyên quang được quy định theo Bảng 4.
Bảng 4 – Độ xuyên quang
Loại kính, mm | Độ xuyên quang, %, không nhỏ hơn |
2 | 88 |
2,5 | 88 |
3 | 87 |
4 | 85 |
5 | 84 |
6 | 83 |
6,5 | 83 |
8 | 82 |
10 | 80 |
12 | 78 |
15 | 75 |
19 | 70 |
22 | 68 |
25 | 67 |
5 Phương pháp thử
Xác định hình dạng và kích thước, các khuyết tật ngoại quan, độ cong vênh và biến dạng quang học theo TCVN 7219:2018.
Xác định độ xuyên quang theo TCVN 7737:2007.
6 Ký hiệu tiêu chuẩn này
Kính nổi phù hợp tiêu chuẩn này có ký hiệu quy ước đảm bảo các thông tin theo trình tự sau: Tên kính, chiều dày, kích thước dài và rộng, ký hiệu tiêu chuẩn này.
VÍ DỤ: Kính nổi trong suốt, không màu, có chiều dày 6 mm, chiều dài 3048 mm, rộng 2134 mm có ký hiệu quy ước như sau:
Kính nổi không màu, TCVN 7218:2018, 6mm, 3048 mm x 2134 mm
7 Đóng gói, ghi nhãn, bảo quản, vận chuyển
7.1 Đóng gói
Kính được đóng gói trong các kiện chuyên dùng theo cùng loại và kích thước, có sử dụng các vật liệu đệm lót, giảm chấn đảm bảo không ảnh hưởng đến chất lượng kính.
Trên các kiện phải có dấu hiệu cảnh báo đề phòng dễ vỡ.
7.2 Ghi nhãn
Trên mỗi kiện kính phải có nhãn ghi các nội dung sau:
– tên cơ sở sản xuất;
– ký hiệu quy ước theo Điều 6;
– số lượng tấm kính hoặc số mét vuông trong một kiện hoặc trên một đơn vị bao gói;
– ngày sản xuất.
7.3 Bảo quản
Kính phải được bảo quản trong kho khô ráo. Các kiện kính được xếp ngay ngắn theo đúng loại trên giá đỡ và nghiêng một góc từ 10° đến 15° theo chiều thẳng đứng.
7.4 Vận chuyển
Khi vận chuyển các kiện kính được đặt theo phương thẳng đứng được gông chèn chặt, đảm bảo an toàn trong suốt quá trình vận chuyển
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 7219:2018
KÍNH TẤM XÂY DỰNG – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH KÍCH THƯỚC VÀ KHUYẾT TẬT NGOẠI QUAN
Sheet glass for construction – Methods of measuring dimensions and appearance detects
Lời nói đầu
TCVN 7219:2018 thay thế cho TCVN 7219:2002.
TCVN 7219:2018 do Viện Vật liệu xây dựng – Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
KÍNH TẤM XÂY DỰNG – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH KÍCH THƯỚC VÀ KHUYẾT TẬT NGOẠI QUAN
Sheet glass for construction – Methods of measuring dimensions and appearance detects
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thử kích thước, khuyết tật ngoại quan, độ cong vênh, biến dạng quang học đối với kính tấm xây dựng, có thể sử dụng phương pháp này để xác định chiều dày và khuyết tật ngoại quan của kính dán.
2 Kiểm tra kích thước tấm kính
2.1 Mẫu thử
Mẫu thử gồm 3 tấm kính nguyên có kích thước 610 mm x 610 mm.
2.2 Thiết bị, dụng cụ
– Thước panme, hoặc dụng cụ thích hợp khác, có độ chính xác đến 0,01 mm.
– Thước thép, hoặc dụng cụ thích hợp, có độ chính xác đến 1 mm.
2.3 Cách tiến hành
2.3.1 Xác định chiều dày
Dùng thước panme đo chiều dày tấm kính, vị trí gần trung tâm các cạnh và cách đều mép kính khoảng 15 mm. Chiều dày trung bình của tấm kính là giá trị trung bình của bốn vị trí đo, sai số đo lấy chính xác đến 0,1 mm.
2.3.2 Xác định chiều dài và chiều rộng
Dùng thước thép đo kích thước mẫu tại các vị trí dọc theo đường thẳng song song với cạnh tấm kính và cách mép tấm kính khoảng 15 mm. Kích thước trung bình của cạnh là giá trị trung bình của bốn lần đo khi tấm kính hình vuông và hai lần đo mỗi chiều khi tấm kính hình chữ nhật, sai số chính xác đến 1 mm.
3 Kiểm tra khuyết tật ngoại quan
3.1 Nguyên tắc
Xác định bọt, dị vật, lỗi thành vùng hoặc vết dài của tấm kính trong môi trường không bị ảnh hưởng của ánh sáng bên ngoài bằng cách gắn lên tường đã sơn đen bốn đèn huỳnh quang song song theo chiều ngang và cách đều nhau một khoảng 50 cm. Mẫu kính đặt trên giá đỡ mẫu, song song với tường và cách tường 1m, xem Hình 1.
3.2 Thiết bị, dụng cụ
– Đèn huỳnh quang, ánh sáng trắng, công suất 40 W, dài 120 cm (Nếu yêu cầu chiều dài đèn lớn hơn 120 cm thì các đèn sẽ được nối tiếp theo một hàng).
– Giá đỡ mẫu.
– Kính lúp độ phóng đại tối thiểu 5x.
– Thước có độ chính xác đến 0,1 mm.
3.3 Cách tiến hành
– Quan sát mẫu bằng mắt thường. Khi quan sát bọt và dị vật, khoảng cách giữa mẫu kính và mắt người quan sát khoảng 50 cm, khi quan sát lỗi thành vùng hoặc vết dài thì khoảng cách này khoảng 4 m.
– Đo đường kính lớn nhất của bọt và dị vật sử dụng kính lúp và thước.
– Đối với lỗi thành vùng, đo khoảng cách giữa các bọt, đo khoảng cách giữa các dị vật hoặc đo khoảng cách giữa bọt và dị vật hoặc đo đường kính các dị vật lớn hơn 1 mm bằng thước.
– Quan sát các lỗi vết sứt, vết mẻ lồi hoặc lõm trên cạnh cắt của tấm kính (xem Hình 2) được đo bằng thước, chính xác đến 0,5 mm.
4 Kiểm tra độ cong vênh
4.1 Nguyên tắc
Độ cong vênh của tấm kính được xác định bằng tỷ số giữa khe hở lớn nhất (h) và khoảng cách giữa hai cạnh tấm kính (L), xem Hình 3.
4.2 Dụng cụ
– Thước có chiều dài thích hợp, độ chính xác đến 1 mm.
– Thước lá kim loại có độ chính xác đến 0,5 mm.
Hình 1 – Sơ đồ bố trí kiểm tra phát hiện khuyết tật kính
Hình 2 – Sơ đồ kiểm tra các khuyết tật ở mép cắt
4.3 Cách tiến hành
– Đặt tấm kính thẳng đứng theo phương kéo của tấm kính khi sản xuất, không được có lực tỳ.
– Dùng thước đo theo mép ngang giữa hai cạnh tấm kính (L).
– Dùng thước lá đo khe hở lớn nhất giữa mép thước và bề mặt tấm kính mẫu (h).
Hình 3 – Sơ đồ đo độ cong vênh
4.4 Biểu thị kết quả
Độ cong vênh của tấm kính (C), được tính bằng phần trăm (%), theo công thức sau:
trong đó:
h là khe hở lớn nhất giữa mép thước và bề mặt tấm kính, tính bằng mm;
L là khoảng cách mép ngang giữa hai cạnh tấm kính, tính bằng mm.
5 Kiểm tra độ biến dạng quang học
5.1 Nguyên tắc
Độ biến dạng quang học, còn gọi là sự méo hình, được đo bằng góc nghiêng gây biến dạng hình học khi quan sát các vạch sọc trên màn hình qua tấm kính
5.2 Dụng cụ
– Màn hình có chiều rộng tương đương chiều dài cạnh nằm ngang của tấm kính mẫu (xem Hình 4) và có các sọc trắng/đen song song, mỗi sọc rộng 25 mm, nghiêng một góc 45° so với phương thẳng đứng.
– Giá đỡ có thể quay quanh trục thẳng đứng. Trên giá đỡ có bảng chia độ gắn tại trục quay có vạch chia đến 1°.
5.3 Cách tiến hành
– Đặt tấm kính mẫu theo phương thẳng đứng và vuông góc với màn hình kiểm tra trên giá đỡ. Khoảng cách giữa tấm kính và màn hình là 4,5 m.
– Giữ mẫu kính sao cho chiều kéo của tấm kính khi sản xuất là phương thẳng đứng, bề mặt tấm kính song song với màn chắn.
– Người quan sát đứng cách mẫu khoảng 4,5 m, điều chỉnh góc nghiêng của tấm kính đến khi các đường vạch đen trên màn hình bị mờ, biến dạng.
– Ghi lại giá trị góc nghiêng trên bảng chia độ của trục quay, đây là góc nghiêng biến hình.
Hình 4 – Sơ đồ bố trí kiểm tra sự méo hình (biến dạng quang học)
GHI CHÚ:
Khi không xác định được phương kéo của tấm kính sản xuất, việc quan sát sẽ được tiến hành theo cả hai hướng và kết quả là giá trị góc nghiêng biến hình nhỏ nhất.
6 Báo cáo thử nghiệm
Trong báo cáo gồm ít nhất các thông tin sau:
– tên loại kính;
– tên cơ sở sản xuất;
– các kết quả kiểm tra và thử nghiệm;
– các thông tin liên quan đến quá trình kiểm tra thử nghiệm;
– nhận xét, đánh giá hoặc kết quả thử kèm đơn vị đo tương ứng;
– viện dẫn tiêu chuẩn này;
– ngày tháng và nơi kiểm tra thử nghiệm.
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 7364-1:2018
ISO 12543-1:2011
KÍNH XÂY DỰNG – KÍNH DÁN NHIỂU LỚP VÀ KÍNH DÁN AN TOÀN NHIỀU LỚP – PHẦN 1: ĐỊNH NGHĨA VÀ MÔ TẢ CÁC VẬT LIỆU THÀNH PHẦN
Glass in building – Laminated glass and laminated safety glass – Part 1: Definitions and description of component parts
Lời nói đầu
TCVN 7364-1:2018 hoàn toàn tương đương với ISO 12543-1:2011.
TCVN 7364-1:2018 do Viện Vật liệu xây dựng – Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ tiêu chuẩn TCVN 7364:2018, Kính xây dựng – Kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp, bao gồm các phần sau:
– TCVN 7364-1:2018 (ISO 12543-1:2011), Phần 1: Định nghĩa và mô tả các vật liệu thành phần;
– TCVN 7364-2:2018, Phần 2: Kính dán an toàn nhiều lớp;
– TCVN 7364-3:2018 (ISO 12543-3:2011), Phần 3: Kính dán nhiều lớp;
– TCVN 7364-4:2018 (ISO 12543-4:2011), Phần 4: Phương pháp thử độ bền;
– TCVN 7364-5:2018 (ISO 12543-5:2011), Phần 5: Kích thước và hoàn thiện cạnh;
– TCVN 7364-6:2018 (ISO 12543-6:2011), Phần 6: Ngoại quan.
KÍNH XÂY DỰNG – KÍNH DÁN NHIỀU LỚP VÀ KÍNH DÁN AN TOÀN NHIỀU LỚP – PHẦN 1: ĐỊNH NGHĨA VÀ MÔ TẢ CÁC VẬT LIỆU THÀNH PHẦN
Glass in building – Laminated glass and laminated safety glass – Part 1: Definitions and description of component parts
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các thuật ngữ và định nghĩa cho các vật liệu thành phần của kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp sử dụng trong xây dựng.
2 Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
CHÚ THÍCH: Các thuật ngữ và định nghĩa từ 2.3 trở đi được áp dụng cho cả kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp.
2.1
Kính dán nhiều lớp (Laminated glass)
Sản phẩm gồm một tấm kính được dán với một hoặc nhiều tấm kính khác và/hoặc tấm nhựa bằng một hoặc nhiều lớp xen giữa.
2.2
Kính dán an toàn nhiều lớp (Laminated safety glass)
Kính dán nhiều lớp mà trong trường hợp bị vỡ, lớp xen giữa sẽ giữ các mảnh vỡ lại và hạn chế độ vỡ, đảm bảo độ bền còn lại và giảm gây thương tích.
Xem TCVN 7364-2:2018.
2.3
Kính dán nhiều lớp có thuộc tính chịu nhiệt (Laminated glass with fire resistant properties)
Kính dán nhiều lớp không đạt được độ chịu nhiệt do lớp xen giữa phản ứng ở nhiệt độ cao.
CHÚ THÍCH: Không phân loại riêng sản phẩm kính theo độ chịu nhiệt, chỉ phân loại khi sản phẩm kính này được lắp trong một bộ khung phù hợp, sau đó đem thử cả khung đã lắp kính và phân loại theo độ chịu nhiệt. Loại kính dán nhiều lớp này có thể được dùng như là một thành phần của khung lắp kính chịu nhiệt.
2.4
Kính dán nhiều lớp chịu nhiệt (Fire resistant laminated glass)
Kính dán nhiều lớp có ít nhất một lớp xen giữa mà khi ở nhiệt độ cao sẽ tạo cho sản phẩm độ chịu nhiệt.
CHÚ THÍCH: Sản phẩm này cũng có thể bao gồm các vật liệu kính thành phần chịu nhiệt. Không phân loại riêng sản phẩm kính theo độ chịu nhiệt. Chỉ phân loại khi sản phẩm kính này được lắp trong một bộ khung phù hợp, sau đó đem thử cả khung đã lắp kính và phân loại theo độ chịu nhiệt. Loại kính dán nhiều lớp này có thể được dùng như là một thành phần của khung lắp kính chịu nhiệt.
2.5
Kính dán nhiều lớp có thuộc tính cách âm (Laminated glass with acoustic properties)
Kính dán nhiều lớp có ít nhất một lớp xen giữa làm tăng khả năng cách âm.
CHÚ THÍCH:
– Độ cách âm có thể được được đánh giá theo ISO 22897.
– Lớp xen giữa có thể được đánh giá theo ISO 16940 bằng cách đo trở kháng cơ học của kính dán
2.6
Kính dán nhiều lớp đối xứng (Symmetrical laminated glass)
Kính dán nhiều lớp trong đó, kể từ hai bề mặt ngoài có thứ tự là: các tấm kính, tấm nhựa và (các) lớp xen giữa được xếp cân xứng nhau theo loại, chiều dày, cách hoàn thiện và/hoặc các đặc tính chung.
2.7
Kính dán nhiều lớp không đối xứng (Asymmetrical laminated glass)
Kính dán nhiều lớp, trong đó, kể từ hai bề mặt ngoài có thứ tự là: các tấm kính, tấm nhựa và (các) lớp xen giữa được xếp không cân xứng theo loại, chiều dày, cách hoàn thiện và/hoặc các đặc tính chung.
2.8
Kính dán nhiều lớp phẳng (Flat laminated glass)
Kính dán nhiều lớp, trong đó các tấm kính và tấm nhựa hợp thành không bị uốn cong hoặc bị tạo hình trong quá trình sản xuất.
2.9
Kính dán nhiều lớp cong (Curved laminated glass)
Kính dán nhiều lớp, trong đó các tấm kính và tấm nhựa hợp thành đã được tạo hình hoặc được uốn cong trước khi dán.
2.10
Lớp xen giữa (Interlayer)
Một hoặc nhiều lớp vật liệu tác dụng như một chất kết dính và phân tách các lớp kính và/hoặc tấm nhựa.
CHÚ THÍCH 1: Lớp xen giữa cũng tạo thêm tính chất cho sản phẩm, ví dụ như độ bền va đập, độ chịu nhiệt, kiểm soát năng lượng mặt trời, cách âm.
CHÚ THÍCH 2: Lớp xen giữa này cũng có thể bao các phim không dính và tấm, sợi, lưới….
2.11
Vật liệu xen giữa (Encapsulated material)
Vật liệu không kết dính được nằm giữa bởi một lớp xen giữa và kính và/hoặc tấm nhựa.
CHÚ THÍCH: Vật liệu không kết dính có thể là phim, tấm, lưới, sợi…
2.12
Lớp phim (Film)
Sản phẩm phẳng mỏng mà chiều dày lớn nhất không giới hạn rất nhỏ so với chiều dài và chiều rộng
CHÚ THÍCH: Phim thường được cung cấp ở dạng cuộn tròn.
2.13
Tấm (Plate)
Là tấm vật liệu phẳng, trơn có chiều dày giới hạn đồng nhất và có thể được đục lỗ.
2.14
Lưới (Grid)
Dạng sắp xếp các sợi đều nhau.
2.15
Phương pháp dán bằng phim (Folio lamination process)
Quá trình dán, trong đó lớp xen giữa là tấm phim cứng được đặt giữa các lớp kính hoặc tấm nhựa, sau đó cho gia nhiệt và áp suất để tạo ra sản phẩm cuối cùng.
CHÚ THÍCH: Áp suất dán có thể cao hơn hay thấp hơn áp suất môi trường.
2.16
Phương pháp dán tại chỗ (Cast-in-place lamination process)
Quá trình dán, trong đó lớp xen giữa được tạo thành bằng cách phủ một lớp chất lỏng giữa các lớp kính hoặc tấm nhựa, sau đó được xử lý hóa học hoặc UV để tạo sản phẩm cuối cùng.
CHÚ THÍCH: Các phương pháp dán khác với các phương pháp đã nêu ở 2.15 và 2.16 vẫn được sử dụng nhưng không cần xếp vào một trong hai phương pháp trên.
2.17
Kích cỡ thô (Stock sizes)
Các kích cỡ dự định sẽ được cắt lại hoặc được gia công tiếp cho mục đích cuối cùng.
2.18
Kích cỡ thành phẩm (Finished sizes)
Các kích cỡ được sản xuất sẵn hoặc được cắt từ kích cỡ thô, và có thể được gia công tiếp.
CHÚ THÍCH: Các quá trình gia công khác có thể bao gồm mài cạnh, đục lỗ hoặc trang trí bề mặt.
3 Mô tả các vật liệu thành phần
3.1 Quy định chung
Kính dán nhiều lớp có thể được tạo thành từ các tấm kính, tấm nhựa và các lớp xen giữa được mô tả ở 3.2 đến 3.5, như chỉ ra ở TCVN 7364-2:2018 hoặc TCVN 7364-3:2018.
CHÚ THÍCH 1: Kính dán nhiều lớp cũng có thể được xem như là kính dán an toàn nhiều lớp.
CHÚ THÍCH 2: Mô tả các vật liệu thành phần trong phần này là không toàn diện.
Nếu các tấm nhựa, lớp xen giữa, phim, tấm, lưới đã được tiêu chuẩn hóa, cần áp dụng các tiêu chuẩn đó. Nếu những vật liệu này không phải là đối tượng tiêu chuẩn hóa, tham khảo các tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật của nhà sản xuất kính dán nhiều lớp, các tiêu chuẩn này sẽ áp dụng cùng với các thủ tục chất lượng để kiểm soát sản xuất của nhà máy trong hệ thống đảm bảo chất lượng.
CHÚ THÍCH 3: Tiêu chuẩn của tấm nhựa có thể áp dụng theo ISO 472.
3.2 Thành phần và loại kính
3.2.1 Thành phần kính
Thành phần hóa học của kính dán nhiều lớp có thể là một trong các loại thủy tinh sau:
– Thủy tinh natri calci silicat;
– Thủy tinh borosilicat;
– Thủy tinh kiềm thổ silicat;
– Thủy tinh alumin silicat;
– Gốm thủy tinh.
3.2.2 Loại kính
Loại kính được dùng có thể là các loại sau:
– Kính nổi;
– Kính kéo;
– Kính vân hoa;
– Kính cốt thép mài bóng;
– Kính cốt thép vân hoa.
3.2.3 Các đặc tính khác của kính
Kính có thể là:
– Kính không màu, kính màu hoặc kính phủ;
– Kính trong suốt, kính trong mờ hoặc kính mờ đục;
– Kính ủ, kính bán tôi hoặc kính tôi nhiệt hoặc tôi hóa học;
– Kính xử lý bề mặt (ví dụ kính phun cát hoặc khắc acid).
3.3 Tấm nhựa:
Tấm nhựa có thể được sản xuất từ:
a. Polycacbonat;
b. Acrylic.
Các tấm nhựa có thể là:
– Không màu, màu, hoặc có phủ;
– Trong suốt hoặc mờ.
3.4 Các lớp xen giữa
Các loại xen giữa khác nhau về:
a. Loại và thành phần vật liệu;
b. Các đặc tính cơ học;
c. Các đặc tính quang học;
Các lớp xen giữa có thể là:
– Không màu hoặc màu;
– Trong, mờ hoặc đục;
– Có phủ.
3.5 Phim, tấm, sợi và lưới
Phim, tấm, lưới và sợi có thể khác nhau về:
– Thành phần và loại vật liệu;
– Các đặc tính cơ học;
– Các đặc tính quang học.
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 7364-2:2018
KÍNH XÂY DỰNG – KÍNH DÁN NHIỀU LỚP VÀ KÍNH DÁN AN TOÀN NHIỀU LỚP – PHẦN 2: KÍNH DÁN AN TOÀN NHIỀU LỚP
Glass in building – Laminated glass and laminated safety glass – Part 2: Laminated safety glass
Lời nói đầu
TCVN 7364-2:2018 thay thế TCVN 7364-2:2004.
TCVN 7364-2:2018 được xây dựng trên cơ sở chấp nhận có sửa đổi của ISO 12543-2:2011. Phần sửa đổi nhằm tương thích với các tiêu chuẩn Việt Nam. Đồng thời, phương pháp thử độ bền cơ học của kính dán nhiều lớp tuân thủ TCVN 7368:2013. Do đó, nội dung “Tiêu chuẩn viện dẫn” trong tiêu chuẩn này không tương đương ISO 12543-2:2011.
Bộ tiêu chuẩn TCVN 7364:2018, Kính xây dựng – Kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp, bao gồm các phần sau:
– TCVN 7364-1:2018 (ISO 12543-1:2011), Phần 1: Định nghĩa và mô tả các vật liệu thành phần;
– TCVN 7364-2:2018, Phần 2: Kính dán an toàn nhiều lớp;
– TCVN 7364-3:2018 (ISO 12543-3:2011), Phần 3: Kính dán nhiều lớp;
– TCVN 7364-4:2018 (ISO 12543-4:2011), Phần 4: Phương pháp thử độ bền;
– TCVN 7364-5:2018 (ISO 12543-5:2011), Phần 5: Kích thước và hoàn thiện cạnh;
– TCVN 7364-6:2018 (ISO 12543-6:2011), Phần 6: Ngoại quan.
KÍNH XÂY DỰNG – KÍNH DÁN NHIỀU LỚP VÀ KÍNH DÁN AN TOÀN NHIỀU LỚP – PHẦN 2: KÍNH DÁN AN TOÀN NHIỀU LỚP
Glass in building – Laminated glass and laminated safety glass – Part 2: Laminated safety glass
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về đặc tính đối với kính dán an toàn nhiều lớp theo định nghĩa trong TCVN 7364-1:2018.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm các bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 7364-1:2018 (ISO 12543-1:2011), Kính xây dựng – Kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp – Phần 1: Định nghĩa và mô tả các vật liệu thành phần.
TCVN 7364-4:2018 (ISO 12543-4:2011), Kính xây dựng – Kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp – Phần 4: Phương pháp thử độ bền.
TCVN 7364-5:2018 (ISO 12543-5:2011), Kính xây dựng – Kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp – Phần 5: Kích thước và hoàn thiện cạnh.
TCVN 7364-6:2018 (ISO 12543-6:2011), Kính xây dựng – Kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp – Phần 6: Ngoại quan.
TCVN 7368:2013 Kính xây dựng – Kính dán an toàn nhiều lớp – Phương pháp thử độ bền va đập.
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa nêu trong TCVN 7364-1:2018 và các thuật ngữ, định nghĩa sau:
3.1
Bong rộp (Delamination)
Mất tính kết dính cục bộ giữa tấm kính hoặc tấm nhựa với lớp xen giữa.
CHÚ THÍCH: Mất tính kết dính cục bộ giữa tấm kính hoặc tấm nhựa với lớp xen giữa làm gia tăng phản xạ ánh sáng cục bộ.
3.2
Bọt (Bubble)
Thường là bọt khí nằm trong lớp xen giữa hoặc nằm ở mặt tiếp xúc giữa kính và lớp dán xen giữa.
3.3
Vết mờ (Haze)
Sự phân tán ánh sáng tới của mẫu thử do làm giảm độ truyền ánh sáng trực tiếp và độ tương phản của vật quan sát qua kính.
3.4
Vết vân (Cloudiness)
Sự khác nhau cục bộ của sự phân tán ánh sáng tia tới của mẫu thử dẫn đến làm giảm sự truyền ánh sáng trực tiếp và sự tương phản của vật quan sát qua kính.
3.5
Phai màu (Discoloration)
Sự thay đổi màu lớn của kính dán an toàn nhiều lớp do quá trình lão hóa của lớp xen giữa.
CHÚ THÍCH: Đối với lớp xen giữa không màu, sự phai màu được coi như là chuyển màu vàng.
4 Độ bền va đập
Kính dán an toàn nhiều lớp được phân biệt với kính dán nhiều lớp ở chỉ tiêu độ bền va đập.
4.1 Độ bền va đập rơi bi
Kính được coi là đạt yêu cầu về độ bền va đập rơi bi nếu đảm bảo được phép thử theo 3.1 của TCVN 7368:2013.
Đối với sản phẩm có chiều dày lớn hơn 16 mm được dán từ các loại kính tôi, kính bền nhiệt, thì không yêu cầu chỉ tiêu này.
Trong trường hợp sản phẩm kính đặc biệt, kính dán nhiều lớp cong và kính dán gồm ba lớp kính, chỉ tiêu này được thỏa thuận giữa các bên liên quan.
4.2 Độ bền va đập con lắc
Kính được coi là đạt yêu cầu về độ bền va đập con lắc nếu đảm bảo được phép thử theo 3.2 của TCVN 7368:2013.
5 Độ bền của kính dán an toàn nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp có thuộc tính chịu nhiệt
5.1 Thử nghiệm chịu nhiệt độ cao
5.1.1 Quy định chung
Độ bền của kính dán an toàn nhiều lớp phụ thuộc vào các yếu tố sau:
– Loại lớp xen giữa;
– Sự có mặt của tấm nhựa;
– Sự có mặt của vật liệu xen giữa.
Lựa chọn phương pháp thử phụ thuộc vào các yếu tố kể trên.
Kính dán an toàn nhiều lớp không có tấm nhựa được thử theo 5.1.2.
Kính dán an toàn nhiều lớp có tấm nhựa và/hoặc vật liệu xen giữa được thử theo 5.1.3.
CHÚ THÍCH: Nhà sản xuất có thể chọn thử độ bền kính dán an toàn nhiều lớp có sử dụng vật liệu xen giữa theo 5.1.2.
5.1.2 Kính dán an toàn nhiều lớp không có tấm nhựa
Sau khi thử theo phương pháp đã nêu ở 5.3.2 của TCVN 7364-4:2018 và đánh giá theo 5.4 của TCVN 7364-4:2018. Trên ba mẫu thử đạt yêu cầu không nhìn thấy khuyết tật (ví dụ bọt khí, bong rộp, vết vân…).
Nếu trên một trong ba mẫu nhìn thấy các khuyết tật trên thì tiến hành thử tiếp thêm ba mẫu mới như trên, trong trường hợp này không được có khuyết tật trên bất kỳ mẫu thử nào.
5.1.3 Kính dán an toàn nhiều lớp có tấm nhựa và/hoặc vật liệu xen giữa
Sau khi thử theo phương pháp đã nêu ở 5.3.3 của TCVN 7364-4:2018 và đánh giá theo 5.4 của TCVN 7364-4:2018. Trên ba mẫu thử đạt yêu cầu không nhìn thấy khuyết tật (ví dụ bọt khí, bong rộp, vết vân…).
Nếu trên một trong ba mẫu nhìn thấy các khuyết tật trên thì tiến hành thử tiếp thêm ba mẫu mới như trên, trong trường hợp này không được có khuyết tật trên bất kỳ mẫu thử nào.
5.2 Thử nghiệm chịu ẩm
Sau khi thử theo phương pháp quy định ở 6.3.1 của TCVN 7364-4:2018 và đánh giá theo 6.4 của TCVN 7364-4:2018. Trên ba mẫu thử đạt yêu cầu không nhìn thấy khuyết tật (ví dụ bọt khí, bong rộp, vết vân…).
Nếu trên một trong ba mẫu nhìn thấy các khuyết tật trên thì tiến hành thử tiếp thêm ba mẫu mới như trên, trong trường hợp này không được có khuyết tật trên bất kỳ mẫu thử nào.
5.3 Thử nghiệm chịu bức xạ
Sau khi thử theo phương pháp quy định ở Điều 7 của TCVN 7364-4:2018 và đánh giá theo 7.5.1 của TCVN 7364-4:2018, độ truyền sáng của cả ba mẫu chịu bức xạ không được phép chênh quá như sau:
a) ± 3 % giá trị của ba mẫu này trước khi chiếu sáng đối với độ truyền sáng ban đầu lớn hơn 65 %, hoặc,
b) ± 2 % giá trị tuyệt đối cho độ truyền sáng ban đầu nhỏ hơn hoặc bằng 65 %.
Khi đánh giá ngoại quan không được phép xuất hiện các khuyết tật (ví dụ bọt khí, bong rộp, vết vân) trên cả ba mẫu thử.
Nếu một trong ba mẫu không đạt yêu cầu thì phải tiến hành thử thêm ba mẫu mới và cả ba mẫu này đều phải đạt yêu cầu.
6 Độ bền của kính dán an toàn nhiều lớp chịu nhiệt
6.1 Quy định chung
Độ bền của kính dán an toàn nhiều lớp chịu nhiệt phụ thuộc vào tác động của bức xạ mặt trời trực tiếp.
CHÚ THÍCH 1: Kính dán an toàn nhiều lớp chịu nhiệt được sử dụng ngoài nhà chịu bức xạ năng lượng mặt trời trực tiếp.
CHÚ THÍCH 2: Kính dán an toàn nhiều lớp chịu nhiệt được sử dụng trong nhà không chịu bức xạ năng lượng mặt trời trực tiếp.
Kính dán an toàn nhiều lớp chịu nhiệt không chịu trực tiếp bức xạ mặt trời đánh giá theo 6.2.
Kính dán an toàn nhiều lớp chịu nhiệt chịu trực tiếp bức xạ mặt trời đánh giá theo 6.3.
6.2 Thử nghiệm chịu ẩm đối với kính dán an toàn nhiều lớp chịu nhiệt không chịu trực tiếp bức xạ mặt trời
Sau khi thử theo phương pháp quy định ở 6.3.2 của TCVN 7364-4:2018 và đánh giá theo 6.4 của TCVN 7364-4:2018 không xuất hiện sự bong rộp trên cả ba mẫu thử.
Nếu trên một trong ba mẫu thử nhìn thấy khuyết tật thì tiến hành thử tiếp trên ba mẫu mới và cả ba mẫu đều phải đạt yêu cầu.
6.3 Thử nghiệm đối với kính dán an toàn nhiều lớp chịu nhiệt chịu trực tiếp bức xạ mặt trời
6.3.1 Thử nghiệm chịu ẩm
Sau khi thử theo phương pháp quy định ở 6.3.1 của TCVN 7364-4:2018 và đánh giá theo 6.4 của TCVN 7364-4:2018 không được phép bong rộp ở cả ba mẫu thử.
Nếu trên một trong ba mẫu nhìn thấy các khuyết tật thì tiến hành thử tiếp thêm ba mẫu mới và cả ba mẫu này đều phải đạt yêu cầu.
6.3.2 Thử nghiệm chịu bức xạ
Sau khi thử theo phương pháp quy định ở Điều 7 của TCVN 7364-4:2018 và đánh giá theo 7.5.2 của TCVN 7364-4:2018, không được phép xuất hiện khuyết tật bong rộp trên cả ba mẫu
Nếu một trong ba mẫu không đạt yêu cầu thì phải tiến hành thử thêm ba mẫu mới và cả ba mẫu này đều phải đạt yêu cầu.
7 Vật liệu thành phần
Các loại vật liệu thành phần của kính dán an toàn nhiều lớp được mô tả trong TCVN 7364-1:2018.
8 Kích thước và hoàn thiện cạnh
Kích thước và hoàn thiện cạnh của kính dán an toàn nhiều lớp được quy định trong TCVN 7364-5:2018.
9 Thử nghiệm đặc tính âm
Các đặc tính âm của kính dán an toàn nhiều lớp có thể được thử theo ISO 22897.
Các đặc tính âm của lớp xen giữa có thể được thử theo ISO 16940.
Hệ số tiêu âm có thể được xác định khi thử theo ISO 16940.
CHÚ THÍCH: Từ các giá trị thu được theo ISO 16940, có thể tính Rw và Rw + Ctr của kính dán an toàn nhiều lớp theo ISO 22897 và EN 12758.
10 Ngoại quan
Các yêu cầu về ngoại quan đối với kính dán an toàn nhiều lớp được quy định trong TCVN 7364-6:2018.
11 Ký hiệu quy ước
Kính dán an toàn nhiều lớp được ký hiệu với các thông tin sau:
– Tên loại kính;
– Viện dẫn tiêu chuẩn này;
– Chiều dày danh nghĩa, tính theo milimet;
– Chiều rộng danh nghĩa B và chiều dài danh nghĩa H, tính theo milimet.
VÍ DỤ: Ký hiệu quy ước đối với kính dán an toàn nhiều lớp chịu nhiệt, dày 6,38 mm, rộng 2,0 m, dài 1,50 m như sau:
Kính dán an toàn nhiều lớp chịu nhiệt, TCVN 7364-2:2018, 6,38 mm, 2000 mm x 1500 mm.
Thư mục tài liệu tham khảo
[1]. ISO 16940 Glass in building – Glazing and airborne sound insulation – Measurement of the mechanical impedance of laminated glass;
[2]. ISO 22897 Glass in building – Glazing and airborne sound insulation – Product descriptions and determination of properties;
[3]. ISO/TS 29584 Glass in building – Technical Specification – Pendulum impact testing and classification of safety glass for use buildings;
[4]. EN 12758 Glass in building – Glazing and airborne sound insulation – Product descriptions and determination of properties;
[5]. AS/NZS 2208 Safety glazing materials in buildings;
[6]. CAN/CGSB-12.1-M90 Tempered orlaminated Safety glass;
[7]. JIS R 3205 Laminated glass;
[8]. ANSI Z97.1 Safety Glazing Materials Used in Buildings – Safety Performance Specification and Methods of Test;
[9]. CPSC 16 CFR 1201 Safety Standard For Architectual Glazing Materials.
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 7364-3:2004
KÍNH XÂY DỰNG – KÍNH DÁN NHIỀU LỚP VÀ KÍNH DÁN
AN TOÀN NHIỀU LỚP
Phần 3 : KÍNH DÁN NHIỀU LỚP
Glass in building – Laminated glass and laminated safety glass
Part 3: Laminated glass
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về đặc tính của kính dán nhiều lớp theo định nghĩa trong tiêu chuẩn TCVN 7364-l: 2004.
2. Tiêu chuẩn viện dẫn
TCVN 7364-1: 2004 Kính xây dựng – Kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp – Phần 1 : Định nghĩa và mô tả các vật liệu thành phần.
TCVN 7364-4: 2004 Kính xây dựng – Kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp – Phần 4: Phương pháp thử độ bền.
TCVN 7364-5: 2004 Kính xây dựng – Kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp – Phần 5: Kích thước và hoàn thiện cạnh sản phẩm.
TCVN 7364-6: 2004 Kính xây dựng – Kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp – Phần 6: Ngoại quan.
3. Độ bền va đập
Không xác định độ bền va đập đối với kính dán nhiều lớp.
4. Độ bền của kính dán nhiều lớp và kính dán nhiều lớp có thuộc tính chịu nhiệt
4.1. Độ bền chịu nhiệt độ cao
Khi tiến hành thử theo phương pháp đã nêu ở Điều 4 của TCVN 7364-4: 2004 và đánh giá theo 4.4 của TCVN 7364-4: 2004, trên ba mẫu thử không nhìn thấy khuyết tật (bọt khí, bong rộp, vết vân). Nếu trên một trong ba mẫu nhìn thấy các khuyết tật trên thì tiến hành thử tiếp thêm ba mẫu mới, trong trường hợp này không được có khuyết tật trên bất kỳ mẫu thử nào.
4.2. Độ bền chịu ẩm
Khi tiến hành thử theo phương pháp đã nêu ở Điều 5.3.1 của TCVN 7364-4: 2004 và đánh giá theo 5.4 của TCVN 7364-4: 2004, trên ba mẫu thử không nhìn thấy khuyết tật (bọt khí, bong rộp, vết vân). Nếu trên một trong ba mẫu nhìn thấy các khuyết tật trên thì tiến hành thử tiếp thêm ba mẫu mới, trong trường hợp này không được có khuyết tật trên bất kỳ mẫu thử nào.
4.3. Độ bền chịu bức xạ
Sau khi thử theo phương pháp quy định ở Điều 6 của TCVN 7364-4: 2004 và đánh giá theo 6.5 của TCVN 7364-4: 2004, độ truyền sáng của cả ba mẫu chịu rọi sáng không được chênh quá ± 10% so với giá trị của ba mẫu này trước khi rọi sáng đối với các độ truyền sáng ban đầu > 20% hoặc ± 2% giá trị tuyệt đối đối với độ truyền sáng ban đầu ≤ 20%. Khi đánh giá ngoại quan trên ba mẫu thử không có các khuyết tật (bọt khí, bong rộp, vết vân).
Nếu một trong ba mẫu không đạt yêu cầu thì phải tiến hành thử lại thêm ba mẫu mới và cả ba mẫu này đều phải đạt yêu cầu.
5. Độ bền của kính dán nhiều lớp chịu nhiệt
5.1. Nhóm A
Kính nhóm A là loại kính không chịu trực tiếp bức xạ mặt trời, thường sử dụng trong nhà.
5.1.1. Độ bền chịu ẩm
Khi tiến hành thử theo phương pháp đã nêu ở 5.3.2 của TCVN 7364-4: -2004 và đánh giá theo 5.4 của TCVN 7364-4: 2004, không nhìn thấy sự bong rộp trên ba mẫu thử. Nếu trên một trong ba mẫu nhìn thấy bong rộp thì tiến hành thử tiếp thêm ba mẫu mới và cả ba mẫu đều phải đạt yêu cầu.
5.2. Nhóm B
Kính nhóm B là loại kính chịu trực tiếp bức xạ mật trời, thường sử dụng ngoài nhà.
5.2.1. Độ bền chịu ẩm
Khi tiến hành thử theo phương pháp đã nêu ở 5.3.1 của TCVN 7364-4: 2004 và đánh giá theo 5.4 của TCVN 7364-4: 2004, không nhìn thấy sự bong rộp trên ba mẫu thử. Nếu trên một trong ba mẫu nhìn thấy bong rộp thì tiến hành thử tiếp thêm ba mẫu mới và cả ba mẫu đều phải đạt yêu cầu.
5.2.2. Độ bền chịu bức xạ
Sau khi thử theo phương pháp quy định ở Điều 6 của TCVN 7364-4: 2004 và đánh giá theo 6.5 của TCVN 7364-4: 2004, độ truyền sáng của cả ba mẫu chịu bức xạ không được chênh quá ± 10% so với giá trị của ba mẫu này trước khi rọi sáng đối với các độ truyền sáng ban đầu > 20% hoặc ± 2% giá trị tuyệt đối đối với độ truyền sáng ban đầu ≤ 20%. Khi đánh giá ngoại quan trên ba mẫu thử không có các khuyết tật (bọt khí, bong rộp, vết vân).
Nếu một trong ba mẫu không đạt yêu cầu thì phải tiến hành thử lại thêm ba mẫu mới và cả ba mẫu này đều phải đạt yêu cầu.
6. Vật liệu thành phần
Các loại vật liệu thành phần của kính dán nhiều lớp được nêu trong TCVN 7364-1: 2004.
7. Kích thước và hoàn thiện cạnh
Các kích thước và việc hoàn thiện cạnh của kính dán nhiều lớp được quy định trong TCVN 7364-5: 2004.
8. Ngoại quan
Yêu cầu về ngoại quan được nêu trong TCVN 7364-5: 2004.
9. Ký hiệu quy uớc
Kính dán nhiều lớp phù hợp với Tiêu chuẩn này được ký hiệu với các thông tin sau:
– Tên loại kính;
– Ký hiệu Tiêu chuẩn này;
– Chiều dầy danh nghĩa, mm;
– Chiều rộng danh nghĩa B và chiều dài danh nghĩa H, mm.
Ví dụ: Ký hiệu quy ước đối với kính dán nhiều lớp chịu nhiệt, dầy 6,4 mm, rộng 2,0 m, dài 1,50 m:
Kính dán nhiều lớp chịu nhiệt TCVN 7364-3: 2004 – 6,4 – 2000 x 1500.
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 7364-4:2004
KÍNH XÂY DỰNG – KÍNH DÁN NHIỀU LỚP VÀ KÍNH DÁN AN TOÀN NHIỀU LỚP
PHẦN 4: PHƯƠNG PHÁP THỬ ĐỘ BỀN
Glass in building – Laminated glass and laminated safety glass
Part 4: Test methods for durability
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thử độ bền chịu nhiệt độ cao, môi trường ẩm và bức xạ đối với kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp dùng trong xây dựng.
2. Tiêu chuẩn viện dẫn
TCVN 7219: 2002 Kính tấm xây dựng – Phương pháp thử.
3. Mẫu thử
Mẫu thử phải đại diện cho lô sản phẩm. Mẫu thử có thể là tấm kính nguyên được sản xuất phù hợp với kích thước mẫu thử hoặc được cắt ra từ tấm kính lớn. Mẫu được cắt ra từ tấm kính lớn phải có ít nhất một cạnh là cạnh của tấm được cắt.
Nếu như các cạnh của sản phẩm được mài bảo vệ thì các cạnh của tấm mẫu thử cũng được xử lý như vậy.
Giá để đỡ mẫu thử không được che phủ hai cạnh của mẫu đó. Nếu mẫu thử được cắt từ một tấm kính lớn thì ít nhất một cạnh của tấm không bị che phủ.
Trước khi tiến hành thử phải kiểm tra mẫu tại một khoảng cách từ 30 cm đến 50 cm trên nền trắng đục. Chỉ các mẫu không có khuyết tật (bọt khí, bong rộp, vết vân) mới được sử dụng làm mẫu thử.
4. Thử nhiệt độ cao
4.1. Nguyên tắc
Mục đích của phép thử này nhằm xác định khả năng chịu nhiệt độ cao của tấm kính trong một khoảng thời gian nhất định mà không làm thay đổi các tính chất của kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp. Sự thay đổi tính chất được đánh giá qua các khuyết tật bọt khí, bong rộp, vết vân (không bị loang mầu).
4.2. Kích thước và số lượng mẫu thử
Sử dụng ba mẫu thử có kích thước không nhỏ hơn 300 mm x 100 mm.
4.3. Cách tiến hành
Đốt nóng ba mẫu thử đến nhiệt độ 100 0-30 C. Giữ nhiệt độ này trong vòng 2 giờ, sau đó làm nguội mẫu đến nhiệt độ phòng.
Nếu cả hai mặt ngoài của mẫu thử đều là thủy tinh, tiến hành ngâm ngập mẫu thẳng đứng trong nước sôi đến 100 0-30 C.
Để tránh sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn dẫn đến nứt, vỡ mẫu, nâng nhiệt độ làm 2 bước. Bước đầu tăng nhiệt độ đến 60oC và giữ nhiệt độ này trong khoảng 5 phút.
4.4. Biểu thị kết quả
Kiểm tra mẫu từ một khoảng cách từ 30 cm đến 50 cm trên nền trắng đục.
Ghi lại số lượng và kích thước các khuyết tật xuất hiện ở lớp xen giữa (bọt khí, bong rộp, vết vân, không phai mầu) trên từng mẫu thử, không tính các lỗi ở trong vùng cách các cạnh ban đầu 15 mm và cách các cạnh cắt 25 mm (cho phép có các bọt nhỏ xung quanh vùng cốt sợi).
Loại bỏ các mẫu bị nứt và tiến hành thí nghiệm lại trên mẫu mới.
Sự bong rộp được lấy làm tiêu chí đánh giá cho phép thử chịu nhiệt độ cao và phép thử chịu ẩm và được coi là khuyết tật loại không gian hai chiều, tại bề mặt tiếp xúc giữa kính và lớp xen giữa, tại đó có vùng không có sự bám dính.
4.5. Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm các thông tin sau:
a) Loại và kết cấu của kính dán nhiều lớp hoặc kính dán an toàn nhiều lớp, với chiều dầy danh nghĩa của từng lớp, tính bằng milimét;
b) Loại mẫu thử, bao gồm mẫu cắt hay mẫu nguyên; loại cạnh, cách bảo vệ cạnh, các kích thước;
c) Loại cạnh được đỡ và không được đỡ trên khung thử;
d) Số lượng và kích thước các khuyết tật bọt khí, bong rộp và vết vân (không phai mầu) xuất hiện trên từng mẫu.
5. Thử môi trường ẩm
5.1. Nguyên tắc
Mục đích của phép thử này xác định khả năng chịu được của kính dán nhiều lớp hoặc kính dán an toàn nhiều lớp dưới tác động của độ ẩm trong môi trường trong khoảng thời gian xác định mà các tính chất của kính không bị thay đổi. Tác động của độ ẩm được đánh giá qua các khuyết tật bọt khí, bong rộp và vết vân (không phai mầu).
5.2. Kích thước và số lượng mẫu thử
Chuẩn bị ba mẫu thử có kích thước không nhỏ hơn 300 mm x 100 mm.
5.3. Cách tiến hành
5.3.1. Thử có sự ngưng tụ
Giữ ba mẫu thẳng đứng trong thùng kín có nước trong khoảng thời gian 2 tuần. Giữ nhiệt độ không khí trong thùng ở 50 +200C.
Giữa các mẫu thử giữ một khoảng cách thích hợp.
Chú thích: Các điều kiện trên tạo độ ẩm tương đối khoảng 100% và dẫn đến sự ngưng tụ nước trên bề mặt mẫu thử.
5.3.2. Thử không có sự ngưng tụ
Đặt ba mẫu thử ở vị trí thẳng đứng trong 2 tuần vào trong một buồng dưỡng hộ và giữ nhiệt độ ở 50 +200C và độ ẩm tương đối 80% ± 5%. Giữa các mẫu thử giữ một khoảng cách thích hợp.
5.4. Biểu thị hết quả.
Kiểm tra mẫu thử tại một khoảng cách từ 30 mm và 50 mm trên nền trắng đục.
Ghi lại số lượng và kích thước các khuyết tật xuất hiện ở lớp xen giữa bọt khí, bong rộp, vết vân, không phai mầu) trên từng mẫu thử. Bỏ qua các khuyết tật trong vòng 15 mm cách cạnh ban đầu và 25 mm cách cạnh cắt hoặc cách các đường nứt 10 mm.
Cho phép có các bọt nhỏ xung quanh vùng cốt sợi. Trong trường hợp kính dán nhiều lớp chịu nhiệt hoặc kính dán an toàn nhiều lớp chịu nhiệt thì chỉ tính các khuyết tật bong rộp.
Chú thích: Lớp xen giữa của kính dán nhiều lớp chịu nhiệt và kính dán an toàn nhiều lớp chịu nhiệt được thiết kế chịu được nhiệt độ cao. Việc giữ các mẫu thử ở nhiệt độ và độ ẩm trong khoảng một thời gian dài có thể tạo thành bọt, vết vân ở lớp xen giữa mà không ảnh hưởng đến tính chất chịu nhiệt vậy chỉ có sự bong rộp là phải quan tâm.
5.5. Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm các thông tin sau:
a) Quy trình thử ( 5.3.1 hay 5.3.2);
b) Loại và kết cấu kính dán nhiều lớp hay kính dán an toàn nhiều lớp, với chiều dầy danh nghĩa của từng lớp, tính bằng milimét;
c) Loại mẫu thử, được cắt ra hay tấm nguyên; loại cạnh, cách bảo vệ cạnh, kích thước;
d) Cạnh được đỡ hay không được đỡ trên khung thử;
e) Số lượng và kích thước bọt, bong rộp, vết vân xuất hiện ở từng mẫu thử (không phai mầu). Trường hợp kính dán an toàn nhiều lớp chịu nhiệt và kính dán nhiều lớp chịu nhiệt thì chỉ tính các vết bong rộp.
6. Thử bức xạ
6.1. Nguyên tắc
Mục đích của phép thử này là xác định khả năng chịu bức xạ của kính dán nhiều lớp hoặc kính dán an toàn nhiều lớp trong một khoảng thời gian nhất định thông qua sự thay đổi đáng kể về tính chất của kính. Sự thay đổi các tính chất của kính được đánh giá qua sự thay đổi về hệ số truyền sáng và sự xuất hiện của bọt, vết bong rộp và vết vân (không phai mầu).
6.2. Cách tiến hành
6.2.1. Nguồn bức xạ
Sử dụng nguồn bức xạ mà có thể tạo quang phổ tương đương bức xạ mặt trời. Để có được sự phân bổ quang phổ như vậy có thể sử dụng các bóng đèn có sự kết hợp của bóng đèn hơi thủy ngân cao áp với sợi dây vonfram nóng sáng.
Để đảm bảo độ tái lập và độ lặp lại của phép thử, sử dụng các bóng đèn có bước sóng như sau:
UVB (280 nm đến 315 nm) 3% ± 1%
UVA (315 nm đến 380 nm) 8% ± 1%
Loại có thể nhìn được (380 nm đến 780 nm) 18% ± 1%
IRA (780 nm đến 1400 nm) 24% ± 2%
IRB (1400 nm đến 2600 nm) 27% ± 4%
IRC (> 2600 nm) 20% ± 3%
6.2.2. Điều kiện thử
Thời gian thử bức xạ là 2000 giờ.
Mẫu thử được giữ ở nhiệt độ 45oC ± 5oC.
Trong quá trình thử phải thay bóng đèn nếu như mức chiếu xạ trong UVA giảm hơn 50%.
Tổng mức chiếu xạ trên toàn bộ mẫu thử phải đạt 900 W/m2 ± 100 W/m2.
Chú thích: Để xác định tổng mức sử dụng các bức xạ theo ISO 9060 và sử dụng độ nhạy tối thiểu trong khoảng bước sóng từ 305 nm đến 2800 nm. Sử dụng những máy dò bức xạ này để đo mức bức xạ trong toàn bộ mẫu thử 730 W/m2 ± 80 W/m2.
6.2.3. Bố trí thiết bị thử
Các mẫu thử được gắn thẳng đứng trực diện tia bức xạ. Tia bức xạ của từng bóng đèn tạo nên một mật độ bức xạ tối ưu trên bề mặt mẫu thử. Khoảng cách tối thiểu giữa dãy các mẫu thử và nền phòng thử là 400 mm và khoảng trống phía sau dãy ít nhất là 500 mm (để nhận được vòm hướng lên trên tự nhiên không bị nhiễu).
Để thu được mức bức xạ đồng bộ một cách đầy đủ, diện tích che phủ bởi mẫu thử không được vượt quá diện tích dãy đèn A được xác định theo biểu thức:
A = n x l12
Trong đó:
n là số lượng đèn;
l1 là khoảng cách giữa các trục của các đèn bên cạnh.
Phụ lục A mô tả cách bố trí các thiết bị thử.
6.3. Kích thước và số lượng mẫu thử
Chuẩn bị ba mẫu thử có kích thước không nhỏ hơn 300 mm x 300 mm.
6.4. Cách tiến hành
Theo yêu cầu của 6.5, xác định độ truyền sáng của ba mẫu thử trước khi thử nghiệm theo TCVN 7219: 2002.
Bố trí các mẫu thử sao cho bề mặt mẫu phải đối diện với dãy đèn. Kính dán nhiều lớp không đối xứng và không thiết kế mặt ngoài, phải thử lần lượt cả hai mặt.
Sau khi rọi sáng, xác định lại độ truyền sáng của mỗi mẫu thử theo TCVN 7219: 2002.
6.5. Biểu thị kết quả
6.5.1. Kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp
Nếu độ truyền sáng ban đầu > 20% thì so sánh kết quả đo độ truyền sáng của mỗi mẫu thử với giá trị này của chính nó trước khi đem thử. Độ lệch tính bằng phần trăm.
Nếu độ truyền sáng ban đầu £ 20 thì tính được chênh lệch giữa hệ số truyền sáng ban đầu và cuối cùng.
Kiểm tra các mẫu thử tại khoảng cách từ 30 cm đến 50 cm trên nền trắng đục.
Ghi lại số lượng và kích thước vết bong rộp xuất hiện ở lớp xen giữa trên từng mẫu thử. Bỏ qua các khuyết tật trong vòng 15 mm cách cạnh ban đầu và 25 mm cách cạnh cắt.
6.5.2. Kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp chịu nhiệt
Kiểm tra các mẫu thử tại khoảng cách từ 30 cm đến 50 cm trên nền trắng đục.
Ghi lại số lượng và kích thước của vết bong rộp xuất hiện ở lớp xen giữa trên từng mẫu thử. Bỏ qua các khuyết tật trong vòng 15 mm cách cạnh ban đầu và 25 mm cách cạnh cắt.
Chú thích: Các lớp xen giữa của kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp chịu nhiệt được thiết kế để phản ứng ở nhiệt độ cao. Các mẫu thử của loại kính này khi thử nghiệm đạt tới nhiệt độ thử bức xạ trong một thời gian dài có thể tạo ra bọt và loang mầu trong lớp xen giữa mà không ảnh hưởng đến tính chịu nhiệt thì chỉ quan tâm đến sự bong rộp.
6.6. Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử bao gồm các thông tin sau:
a) Loại và kết cấu của kính dán nhiều lớp hoặc kính dán an toàn nhiều lớp, và chiều dầy danh nghĩa của từng lớp, tính bằng milimét;
b) Loại mẫu thử, bao gồm mẫu cắt hay mẫu nguyên; loại cạnh, cách bảo vệ cạnh, kích thước;
c) Quy định kỹ thuật của nguồn bức xạ;
d) Trường hợp sản phẩm không đối xứng, bề mặt của sản phẩm chịu bức xạ;
e) Sản phẩm có hệ số truyền sáng ban đầu lớn hơn 20%: sự chênh lệch phần trăm về hệ số truyền sáng trước và sau bức xạ của mỗi mẫu thử;
Sản phẩm có hệ số truyền sáng ban đầu £ 20%: sự chênh lệch thực về hệ số truyền sáng trước và sau bức xạ của mỗi mẫu thử;
Trường hợp kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp chịu nhiệt, không có sự chênh lệch này.
f) Số lượng và kích thước bong rộp xảy ra của mỗi mẫu thử.
PHỤ LỤC A
(tham khảo)
BỐ TRÍ THIẾT BỊ CHO PHÉP THỬ BỨC XẠ
Sử dụng nguồn bức xạ đèn OSRAM loại Ultra-Vitalux 300 W. Ít nhất 16 bóng đèn được sắp xếp theo một hình vuông 4 x 4 bóng đèn với một khoảng cách l1: 250 mm giữa các bóng đèn tạo thành một trường bức xạ 1 m x 1 m.
Sử dụng một lá nhôm có chiều rộng l3 = 1000mm với bề mặt phản chiếu để tập trung tia sáng. Khoảng cách giữa lá nhôm và dãy đèn ngoài trên mỗi cạnh là 14= 125 mm. Góc a giữa mặt phẳng trường bức xạ và lá nhôm là 1000. Mẫu thử được đặt trên mặt phẳng song song đối mặt với dãy đèn ở một khoảng cách l2 = 1100 mm tạo thành một diện tích 1 m x 1 m (xem Hình 1).
1 – Đèn
2 – Lá nhôm
3 – Mẫu thử đặt thẳng đứng
Hình 1. Bố trí phép thử bức xạ (hình chiếu đứng)
1 – Đèn
2 – Lá nhôm
3 – Mặt phẳng của mẫu thử
Hình 2. Bố trí thử bức xạ (hình chiếu bằng)
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 7364-5:2018
ISO 12543-5:2011
KÍNH XÂY DỰNG – KÍNH DÁN NHIỀU LỚP VÀ KÍNH DÁN AN TOÀN NHIỀU LỚP – PHẦN 5: KÍCH THƯỚC VÀ HOÀN THIỆN
Glass in building – Laminated glass and laminated safety glass – Part 5: Dimensions and edge finishing
Lời nói đầu
TCVN 7364-5:2018 thay thế TCVN 7364-5:2004.
TCVN 7364-5:2018 hoàn toàn tương đương với ISO 12543-5:2011.
TCVN 7364-5:2018 do Viện Vật liệu xây dựng – Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ tiêu chuẩn TCVN 7364:2018, Kính xây dựng – Kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp, bao gồm các phần sau:
– TCVN 7364-1:2018 (ISO 12543-1:2011), Phần 1: Định nghĩa và mô tả các vật liệu thành phần;
– TCVN 7364-2:2018, Phần 2: Kính dán an toàn nhiều lớp;
– TCVN 7364-3:2018 (ISO 12543-3:2011), Phần 3: Kính dán nhiều lớp;
– TCVN 7364-4:2018 (ISO 12543-4:2011), Phần 4: Phương pháp thử độ bền;
– TCVN 7364-5:2018 (ISO 12543-5:2011), Phần 5: Kích thước và hoàn thiện cạnh;
– TCVN 7364-6:2018 (ISO 12543-6:2011), Phần 6: Ngoại quan.
KÍNH XÂY DỰNG – KÍNH DÁN NHIỀU LỚP VÀ KÍNH DÁN AN TOÀN NHIỀU LỚP – PHẦN 5: KÍCH THƯỚC VÀ HOÀN THIỆN CẠNH
Glass in building – Laminated glass and laminated safety glass – Part 5: Dimensions and edge finishing
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định kích thước, các sai lệch kích thước và việc hoàn thiện cạnh của kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp dùng trong xây dựng.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các tấm kính có diện tích nhỏ hơn 0,05 m2.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm các bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 7364-1:2018 (ISO 12543-1:2011), Kính xây dựng – Kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp – Phần 1: Định nghĩa và mô tả các vật liệu thành phần.
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa nêu trong TCVN 7364-1:2018 và các thuật ngữ, định nghĩa sau:
3.1
Sự xê dịch (Displacement)
d
Sự xếp lệch của cạnh bất kỳ của các tấm kính thành phần hoặc của tấm nhựa tạo thành kính dán nhiều lớp. Xem Hình 2.
4 Kích thước và các sai lệch giới hạn
4.1 Chiều dày
4.1.1 Chiều dày danh nghĩa
Chiều dày danh nghĩa của kính dán nhiều lớp bằng tổng chiều dày danh nghĩa của tất cả các tấm kính thành phần, tấm nhựa và lớp xen giữa.
4.1.2 Sai lệch giới hạn về chiều dày
4.1.2.1 Sai lệch giới hạn về chiều dày của sản phẩm kính dán nhiều lớp bằng phím
Sai lệch giới hạn về chiều dày của kính dán nhiều lớp không vượt quá tổng các sai lệch giới hạn của các tấm kính thành phần theo quy định trong các tiêu chuẩn sản phẩm; xem Phụ lục A của TCVN 7364-1:2018.
CHÚ THÍCH 1: Đối với các tiêu chuẩn châu Âu phù hợp, xem ISO 12543-1:2011, Phụ lục B.
Nếu tổng chiều dày lớp xen giữa nhỏ hơn hoặc bằng 2 mm thì sai lệch giới hạn của tổng chiều dày các lớp xen giữa là ± 0,1 mm. Nếu tổng chiều dày lớp xen giữa lớn hơn 2 mm thì sai lệch giới hạn của tổng chiều dày các lớp xen giữa là ± 0,2 mm.
Đối với các tấm nhựa, sai lệch giới hạn về chiều dày được coi là bằng sai lệch chiều dày danh nghĩa của kính nổi có cùng chiều dày danh nghĩa.
CHÚ THÍCH 2: Nếu tấm nhựa được tiêu chuẩn hóa thì sai lệch giới hạn về chiều dày được áp dụng tiêu chuẩn đó.
VÍ DỤ: Tấm kính được dán từ hai tấm kính nổi có chiều dày danh nghĩa 3 mm và lớp phim xen giữa dày 0,5 mm. Sai lệch giới hạn của kính nổi 3 mm là ± 0,2 mm và của lớp phim xen giữa là + 0,1 mm. Vì vậy, tấm kính dán có chiều dày danh nghĩa là 6,5 mm và sai lệch giới hạn là ± 0,5 mm.
4.1.2.2 Các sai lệch giới hạn đối với chiều dày của sản phẩm kính dán tại chỗ
Sai lệch giới hạn về chiều dày của sản phẩm kính dán tại chỗ không vượt quá tổng các sai lệch giới hạn của tấm kính thành phần như quy định trong các tiêu chuẩn sản phẩm cơ bản và các sai lệch giới hạn của lớp dán trực tiếp.
Đối với tấm nhựa, sai lệch giới hạn về chiều dày được coi là bằng sai lệch giới hạn của kính nổi có cùng chiều dày danh nghĩa.
CHÚ THÍCH: Nếu tấm nhựa được tiêu chuẩn hóa thì sai lệch giới hạn về chiều dày được áp dụng tiêu chuẩn đó.
Các sai lệch giới hạn cho phép về chiều dày của các lớp xen giữa dán trực tiếp được quy định trong Bảng 1.
Bảng 1- Sai lệch giới hạn về chiều dày của lớp xen giữa dán tại chỗ
Đơn vị tính bằng milimét
Chiều dày lớp xen giữa | Sai lệch giới hạn |
< 1 | ± 0,4 |
≥ 1 đến < 2 | ± 0,5 |
≥ 2 đến < 3 | ± 0,6 |
≥ 3 | ± 0,7 |
VÍ DỤ: Tấm kính được dán từ hai tấm kính nổi có chiều dày danh nghĩa 3 mm và lớp xen giữa dày 1,5 mm. Sai lệch giới hạn của kính nổi 3 mm là ± 0,2 mm và của lớp xen giữa ở Bảng 1 là ± 0,5 mm. Vì vậy, tấm kính dán có chiều dày danh nghĩa là 7,5 mm và sai lệch giới hạn là ± 0,9 mm.
4.1.2.3 Sai lệch giới hạn về chiều dày của kính dán nhiều lớp chịu nhiệt
Các sai lệch giới hạn về chiều dày của kính dán nhiều lớp chịu nhiệt không được vượt quá tổng các sai lệch giới hạn của các tấm kính thành phần quy định trong các tiêu chuẩn sản phẩm cơ bản và các sai lệch giới hạn của các lớp xen giữa chịu nhiệt.
Đối với tấm nhựa, sai lệch giới hạn về chiều dày được coi là bằng sai lệch giới hạn của kính nổi có cùng chiều dày danh nghĩa.
CHÚ THÍCH: Nếu tấm nhựa được tiêu chuẩn hóa thì sai lệch giới hạn về chiều dày được áp dụng tiêu chuẩn đó.
Đối với các lớp xen giữa chịu nhiệt của kính dán nhiều lớp chịu nhiệt, sai lệch giới hạn chiều dày cho phép được quy định trong Bảng 2.
Bảng 2 – Sai lệch giới hạn về chiều dày của lớp xen giữa chịu nhiệt
Đơn vị tính bằng milimét
Chiều dày lớp xen giữa | Sai lệch giới hạn |
< 1 | ± 0,4 |
≥ 1 đến < 2 | ± 0,5 |
≥ 2 đến < 5 | ± 0,6 |
≥ 5 | ± 1,0 |
4.1.2.4 Sai lệch giới hạn về chiều dày của kính dán có nhiều loại lớp xen giữa
Đối với kính dán nhiều lớp gồm các lớp xen giữa khác nhau, sai lệch giới hạn về chiều dày của tấm kính dán nhiều lớp bằng tổng các sai lệch giới hạn cho phép của từng tấm kính thành phần và căn bậc hai của tổng bình phương các sai lệch giới hạn của lớp xen giữa, làm tròn đến 0,1 mm.
VÍ DỤ: Sai lệch giới hạn của một tấm kính dán nhiều lớp gồm 4 tấm kính nổi, chiều dày danh nghĩa mỗi tấm là 3 mm, chiều dày lớp phim xen giữa là 0,5 mm và hai lớp xen giữa chịu nhiệt có chiều dày là 1,5 mm, được tính như sau:
Chiều dày danh nghĩa: 4 x 3 mm + 0,5 mm + 2 x 1,5 mm = 15,5 mm
Sai lệch giới hạn:
4.1.3 Đo chiều dày
Chiều dày của tấm kính được tính bằng giá trị trung bình của các số đo, đo tại điểm giữa của bốn cạnh với độ chính xác đến 0,01 mm sau đó làm tròn đến 0,1 mm.
Các số đo riêng được làm tròn đến 0,1 mm cũng nằm trong phạm vi các sai lệch giới hạn.
Đối với kính dán nhiều lớp từ kính có vân hoa, phép đo sẽ được thực hiện bằng đồng hồ đĩa có đường kính bằng (55 ± 5) mm.
4.2 Chiều rộng L và chiều dài H
4.2.1 Quy định chung
Kích cỡ của kính dán nhiều lớp được quy về hình chữ nhật, kích thước thứ nhất là chiều rộng L và kích thước thứ hai là chiều dài H, như thể hiện trên Hình 1.
CHÚ DẪN:
H – Chiều dài
L – Chiều rộng
Hình 1. Chiều rộng và chiều dài tương ứng với hình dạng của tấm kính
Chiều rộng và chiều dài lớn nhất của kính dán nhiều lớp phụ thuộc vào tấm kính thành phần và lớp dán giữa đã sử dụng trong tổ hợp của nó và phụ thuộc vào quy trình sản xuất của mỗi nhà sản xuất. Mỗi nhà sản xuất sẽ đưa ra kích cỡ lớn nhất và nhỏ nhất có thể sản xuất được.
Các kích thước tính bằng milimét. Mỗi kích thước sẽ nằm trong phạm vi sai lệch giới hạn đã quy định.
4.2.2 Phương pháp đo kích thước và độ vuông góc
Khi kích thước danh nghĩa về chiều rộng L và chiều dài H của tấm kính đã xác định theo 4.2.1, diện tích tấm kính không được lớn hơn diện tích hình chữ nhật tính theo kích thước danh nghĩa cộng thêm sai lệch giới hạn trên t1 hoặc nhỏ hơn hình chữ nhật đã nêu trừ đi giới hạn dưới t2.
Độ vuông góc của các tấm kính hình chữ nhật được thể hiện bằng sự khác nhau giữa các đường chéo của nó. Sự khác nhau giữa các đường chéo không được lớn hơn sai lệch giới hạn, v , như chỉ ra ở Bảng 4.
4.2.3 Sai lệch giới hạn về chiều rộng L và chiều dài H
Sai lệch giới hạn về chiều rộng L và chiều dài H được quy định trong Bảng 3 đối với các loại kích cỡ đã hoàn thiện và kích cỡ thô trong Bảng 3. Bất kỳ sự xê dịch nào (xem 4.2.4) đều phải nằm trong các sai lệch giới hạn cho phép.
Bảng 3 – Sai lệch giới hạn t1 và t2 của chiều dài H, chiều rộng L đối với các kích cỡ đã hoàn thiện và kích cỡ thô
Đơn vị tính bằng milimét
Kích thước danh nghĩa L hoặc H | Chiều dày danh nghĩa ≤ 8mm | Chiều dày danh nghĩa > 8mm | |
Chiều dày danh nghĩa của mỗi tấm kính < 10 mm | Chiều dày danh nghĩa của ít nhất một tấm kính ≥ 10 mm | ||
≤ 2000 | +3,0 -2,0 | +3,5 -2,0 | +5,0 -3,5 |
≤ 3000 | +4,5 -2,5 | +5,0 -3,0 | +6,0 -4,0 |
> 3000 | +5,0 -3,0 | +6,0 -4,0 | +7,0 -5,0 |
Không áp dụng các sai lệch giới hạn cho trong Bảng 3 đối với kính dán nhiều lớp chịu nhiệt và kính dán an toàn nhiều lớp chịu nhiệt. Trong trường hợp này nhà sản xuất sẽ quy định sai lệch giới hạn.
Bảng 4 – Sai lệch giới hạn, v, về sự khác nhau giữa các đường chéo
Đơn vị tính bằng milimét
Kích thước danh nghĩa, L hoặc H | Chiều dày danh nghĩa ≤ 8 mm | Chiều dày danh nghĩa > 8 mm | |
Chiều dày danh nghĩa của mỗi tấm | Chiều dày danh nghĩa của ít nhất một tấm kính ≥ 10 mm | ||
< 2000 | 6 | 7 | 9 |
≤ 3000 | 8 | 9 | 11 |
> 3000 | 10 | 11 | 13 |
4.2.4 Sự xê dịch
CHÚ DẪN:
H – Chiều dài
L – Chiều rộng
t – Sai lệch giới hạn
d – Sự xê dịch
Hình 2 – Sự xê dịch
Sự xê dịch lớn nhất (xem Hình 2), d, được chỉ ra ở Bảng 5. Chiều rộng L và chiều dài H được coi là độc lập.
Bảng 5 – Kích thước xê dịch lớn nhất
Đơn vị tính bằng milimét
Kích thước danh nghĩa L hoặc H | Kích thước xê dịch cho phép lớn nhất d |
L, H ≤ 1000 | 2,0 |
1000 < L, H ≤ 2000 | 3,0 |
2000 < L, H ≤ 4000 | 4,0 |
L, H > 4000 | 6,0 |
5 Hoàn thiện cạnh
5.1 Quy định chung
Kính tôi nhiệt sẽ không được cắt, cưa, khoan hoặc gia công cạnh sau khi tạo thành kính dán.
CHÚ THÍCH: Kính tôi nhiệt an toàn, kính tôi ủ nhiệt an toàn, kính bán tôi có thể gia công riêng trước khi xử lý nhiệt. Các cạnh của kính dán nhiều lớp chịu nhiệt và kính dán an toàn nhiều lớp chịu nhiệt có thể được bảo vệ bằng băng dính.
5.2 Cạnh cắt
Các cạnh có thể được cắt từ đầu từ các tấm kính thành phần chưa gia công (xem Hình 3), hoặc các cạnh được cắt từ các tấm kính dán chưa gia công (xem Hình 4).
Hình 3 – Cạnh cắt hình thành bằng cách cắt các cạnh của các tấm kính thành phần chưa gia công
Hình 4 – Cạnh cắt từ kính dán nhiều lớp chưa gia công
5.3 Cạnh đã gia công
5.3.1 Cạnh mài lồi
Các cạnh phía ngoài của tấm kính dán nhiều lớp được cắt và mài lồi (xem Hình 5)
Hình 5 – Cạnh mài lồi
5.3.2 Cạnh mài
Tấm kính sẽ được mài lồi và mài phẳng. Trên mép kính có thể vẫn còn có một vài chỗ sắc (xem Hình 6).
Hình 6 – Cạnh mài
5.3.3 Cạnh mài nhẫn
Cạnh sắc của tấm kính được mài và sau đó thường được làm nhẵn bằng mạt giũa, hơn là mài cạnh và làm nhẵn các chỗ sắc (xem Hình 7).
Hình 7 – Cạnh mài nhẵn
5.3.4 Cạnh mài bóng
Sau khi mài, nhẵn, cạnh sẽ được mài bóng để bề mặt cạnh đã nhẵn và bóng láng (xem Hình 8).
Hình 8 – Cạnh mài bóng
5.3.5 Cạnh vát
Cạnh vát sẽ được làm nhẵn hoặc bóng với một góc không quá 60 o sai lệch giới hạn của góc vát là ± 3 o (xem Hình 9).
Trường hợp yêu cầu góc lớn hơn và sai số giới hạn của các góc này thì phải liên hệ với nhà sản xuất.
Kích thước danh nghĩa B hoặc H sẽ giảm từ 2 mm đến 3 mm vì cạnh bị mài nhọn.
Kích thước tính bằng milimét
Hình 9 – Cạnh vát
5.3.6 Cạnh cưa
Cạnh cưa là cạnh được dùng cưa để cắt.
CHÚ THÍCH: Cạnh này có ngoại quan tương tự như các cạnh mài nhưng không có các điểm sắc và nhọn.
5.3.7 Cạnh cắt bằng tia nước
Cạnh cắt bằng tia nước là cạnh dùng “tia nước” để cắt.
CHÚ THÍCH: Cạnh này có ngoại quan tương tự như các cạnh mài nhưng không có điểm sắc và nhọn.
6 Độ phẳng mặt
Độ phẳng mặt của kính dán nhiều lớp phụ thuộc vào độ phẳng mặt của các tấm kính thành phần trong quá trình sản xuất.
Đối với độ phẳng của sản phẩm đã hoàn thiện cạnh cuối cùng của kính dán nhiều lớp bằng phim theo nhà sản xuất công bố.
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 7364-6:2018
ISO 12543-6:2011
KÍNH XÂY DỰNG – KÍNH DÁN NHIỀU LỚP VÀ KÍNH DÁN AN TOÀN NHIỀU LỚP – PHẦN 6: NGOẠI QUAN
Glass in building – Laminated glass and laminated satety glass – Part 6: Appearance
Lời nói đầu
TCVN 7364-6:2018 thay thế TCVN 7364-6:2004.
TCVN 7364-6:2018 hoàn toàn tương đương với ISO 12543-6:2011.
TCVN 7364-6:2018 do Viện Vật liệu xây dựng – Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ tiêu chuẩn TCVN 7364:2018, Kính xây dựng – Kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp, bao gồm các phần sau:
– TCVN 7364-1:2018 (ISO 12543-1:2011), Phần 1: Định nghĩa và mô tả các vật liệu thành phần;
– TCVN 7364-2:2018, Phần 2: Kính dán an toàn nhiều lớp;
– TCVN 7364-3:2018 (ISO 12543-3:2011), Phần 3: Kính dán nhiều lớp;
– TCVN 7364-4:2018 (ISO 12543-4:2011), Phần 4: Phương pháp thử độ bền;
– TCVN 7364-5:2018 (ISO 12543-5:2011), Phần 5: Kích thước và hoàn thiện cạnh;
– TCVN 7364-6:2018 (ISO 12543-6:2011), Phần 6: Ngoại quan.
KÍNH XÂY DỰNG – KÍNH DÁN NHIỀU LỚP VÀ KÍNH DÁN AN TOÀN NHIỀU LỚP – PHẦN 6: NGOẠI QUAN
Glass in building – Laminated glass and laminated satety glass – Part 6: Appearance
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các khuyết tật của sản phẩm kính có kích cỡ đã hoàn thiện và các phương pháp kiểm tra ngoại quan bằng cách nhìn qua tấm kính.
CHÚ THÍCH: Quan sát đặc biệt để đưa ra các tiêu chí chấp nhận được tại vùng quan sát.
Tiêu chuẩn này được áp dụng cho sản phẩm có kích cỡ đã hoàn thiện tại thời điểm xuất hàng.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm các bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 7364-1:2018 (ISO 12543-1:2011), Kính xây dựng – Kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp – Phần 1: Định nghĩa và mô tả các vật liệu thành phần.
TCVN 7364-5:2018 (ISO 12543-5:2011), Kính xây dựng – Kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp – Phần 5: Kích thước và hoàn thiện cạnh sản phẩm.
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa nêu trong TCVN 7364-1:2018 và các thuật ngữ, định nghĩa sau:
3.1
Khuyết tật dạng điểm (Spot detect)
Loại khuyết tật này gồm các điểm đục, các bọt khí hoặc các vật lạ.
3.2
Khuyết tật dạng vạch (Linear defect)
Loại khuyết tật này gồm các vật lạ và các vết cào hoặc xước.
3.3
Khuyết tật khác (Other defect)
Khuyết tật của kính chẳng hạn như các vết nứt và khuyết tật của lớp dán xen giữa chẳng hạn như gấp nếp, vết co và các vết sọc.
3.4
Điểm đục (Opaque spot)
Khuyết tật nhìn thấy trên tấm kính dán nhiều lớp.
VÍ DỤ: Các vết mực và các vật bám vào kính hoặc lớp dán xen giữa.
3.5
Bọt (Bubble)
Thường là bọt khí nằm trong kính hoặc trong lớp dán xen giữa.
3.6
Vật lạ (Foreign body)
Vật bất kỳ ngoài ý muốn nằm trong kính dán nhiều lớp trong quá trình sản xuất.
3.7
Vết cào (Scratch)
Khuyết tật dạng dài trên bề mặt ngoài của kính dán nhiều lớp.
3.8
Vết xước (Graze)
Khuyết tật trên bề mặt ngoài của kính dán nhiều lớp.
3.9
Vết nứt (Vent)
Vết khứa nhọn hoặc vết nứt xuất phát từ một mép cạnh nào đó vào trong tấm kính.
3.10
Vết nhăn (Crease)
Vết nhăn nhìn thấy được của lớp dán xen giữa sau sản xuất.
3.11
Vết sọc do sự không đồng nhất của lớp dán giữa (Streak due to interlayer inhomogeneity)
Các vết nếp nhăn ở lớp dán xen giữa, gây ra do quá trình dán lớp xen giữa, các vết vặn này có thể nhìn thấy sau sản xuất.
3.12
Vùng mép (Edge area)
Phần diện tích xung quanh của tấm kính thường nằm trong khung lắp kính.
CHÚ THÍCH: Đối với diện tích tấm kính nhỏ hơn 5 m2, chiều rộng của vùng mép là 15 mm được chỉ ra ở Hình 1. Khi chiều rộng của vùng mép lớn hơn 20 mm thì diện tích tấm kính phải hơn 5 m2.
CHÚ DẪN:
1 – Độ rộng vùng mép L – Chiều rộng tấm kính
2 – Vùng mép H – Chiều cao tấm kính
3 – Vùng quan sát
Hình 1 – Vùng kiểm tra ngoại quan đối với kính có kích cỡ đã hoàn thiện
3.13
Vùng quan sát (Vision area)
Vùng chính của tấm kính không bao gồm vùng mép.
4 Nguyên lý
Kính dán nhiều lớp được đặt ở vị trí thẳng đứng, phía trước và song song, phía sau tấm kính là nền màu ghi xám và được chiếu sáng bằng ánh sáng khuếch tán ban ngày hoặc tương đương.
Người quan sát đứng đối mặt cách tấm kính 2 m và quan sát theo phương thẳng góc (tấm nền màu ghi đặt ở phía sau của tấm kính).
Các khuyết tật nhìn thấy hiện rõ khi quan sát phải được đánh dấu nhận biết.
5 Các khuyết tật ở vùng mép kính đối với các cạnh đặt trong khung
Khi kiểm tra theo phương pháp quy định ở Điều 9, cho phép có các khuyết tật có đường kính không lớn hơn 5 mm ở trong vùng mép kính hoặc không được quá 5% diện tích của vùng mép kính.
6 Các vết nứt
Không cho phép kính có các vết nứt.
7 Các vết nhăn và các vết sọc
Không cho phép kính có các vết nhăn và các vết sọc trong vùng quan sát.
8 Các khuyết tật trong vùng quan sát
8.1 Các khuyết tật dạng điểm trong vùng quan sát
Khi kiểm tra theo phương pháp quy định ở Điều 9, khả năng chấp nhận các khuyết tật dạng điểm phụ thuộc vào các yếu tố sau:
– Kích cỡ của khuyết tật;
– Tần suất của khuyết tật;
– Kích cỡ của tấm kính;
– Số tấm kính thành phần của tấm kính dán nhiều lớp.
Số khuyết tật cho phép trong tấm kính được thể hiện trong Bảng 1.
Có thể bỏ qua các khuyết tật nhỏ hơn 0,5 mm.
Không cho phép có các khuyết tật lớn hơn 3 mm.
CHÚ THÍCH: Việc chấp nhận các khuyết tật dạng điểm trong kính dán nhiều lớp không phụ thuộc vào chiếu dày từng tấm kính.
Số lượng các khuyết tật cho phép ghi trong Bảng 1 có thể sẽ tăng thêm 1 cho mỗi lớp dán xen giữa dày hơn 2 mm.
8.2 Các khuyết tật dạng vạch trong vùng quan sát
Khi kiểm tra theo phương pháp quy định ở Điều 9, các khuyết tật dạng vạch cho phép theo quy định ở Bảng 2.
Bảng 1 – Các khuyết tật dạng điểm cho phép trong vùng quan sát
Kích thước của khuyết tật d, mm |
| 0,5 < d ≤ 1,0 | 1,0 < d ≤ 3,0 | |||
Kích thước của tấm kính A, m2 |
| Đối với tất cả các kích cỡ | A ≤ 1 | 1 < A ≤ 2 | 2 < A ≤ 8 | A > 8 |
Số lượng các khuyết tật cho phép | 2 tấm 3 tấm 4 tấm ≥ 5 tấm | Không hạn chế; tuy nhiên, các khuyết tật không được tập trung | 1 2 3 4 | 2 3 4 5 | 1,0/m2 1,5/m2 2,0/m2 2,5/m2 | 1,2/m2 1,8/m2 2,4/m2 3,0/m2 |
CHÚ THÍCH: Các khuyết tật được coi là tập trung khi xuất hiện bốn khuyết tật trở lên và cách nhau một khoảng nhỏ hơn 200 mm. Đối với kính ba lớp khoảng cách này là 180 mm; kính bốn lớp khoảng cách này là 150 mm và kính từ năm lớp trở lên khoảng cách này là 100 mm. |
Bảng 2 – Số các khuyết tật dạng vạch cho phép trong vùng quan sát
Diện tích tấm kính, m2 | Số các khuyết tật cho phép > 30 mm theo chiều dàia) |
≤ 5 | Không cho phép |
> 5 đến ≤ 8 | 1 |
> 8 | 2 |
a) Cho phép khuyết tật dạng vạch không lớn hơn 30 mm theo chiều dài. |
9 Các khuyết tật trên cạnh không đóng khung
Kính dán nhiều lớp thông thường được lắp trong các khung, khi không có khung thì các mép có thể là các dạng sau, theo TCVN 7364-5:2018:
– Cạnh mài;
– Cạnh đánh bóng;
– Cạnh đánh vát.
Trong các trường hợp trên, các khuyết tật dạng vỏ sò, bọt, các khuyết tật của lớp dán xen giữa và sự co ngót có thể cho phép có nếu trong trường hợp các khuyết tật này không thể hiện rõ khi tiến hành kiểm tra.
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 7368:2012
KÍNH XÂY DỰNG – KÍNH DÁN AN TOÀN NHIỀU LỚP – PHƯƠNG PHÁP THỬ ĐỘ BỀN VA ĐẬP
Glass in building – Laminated safety glass – Test methods for impact resistance
Lời nói đầu
TCVN 7368:2013 thay thế cho TCVN 7368:2004 .
TCVN 7368:2013 được xây dựng trên cơ sở JIS R 3205:2005 Laminated glass và AS/NZS 2208:1996 Safety glazing materials in buildings.
TCVN 7368:2013 do Viện Vật liệu xây dựng – Bộ Xây dựng dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
KÍNH XÂY DỰNG – KÍNH DÁN AN TOÀN NHIỀU LỚP – PHƯƠNG PHÁP THỬ ĐỘ BỀN VA ĐẬP
Glass in building – Laminated safety glass – Test methods for impact resistance
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thử độ bền chịu va đập rơi bi và va đập con lắc đối với kính dán an toàn nhiều lớp dùng trong xây dựng.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 7219:2002 Kính tấm xây dựng – Phương pháp thử.
JIS B 1501:2009 Vòng bi – Bi (Rolling bearings – Ball).
JIS K 6253:1997 Phương pháp thử độ cứng cho cao su, cao su lưu hóa, nhựa dẻo nóng (Hardness testing methods for rubber, vulcanized or thermoplastic).
3. Thử va đập
3.1. Thử va đập rơi bi
3.1.1. Nguyên tắc
Mẫu thử được đặt nằm ngang trong một khung thép và chịu lực va đập của các viên bi thép rơi từ những độ cao nhất định. Khối lượng bi thép và độ cao rơi bi được tăng dần cho đến khi xuất hiện vết dập vỡ. Độ bền va đập rơi bi được đánh giá qua tình trạng dập vỡ của mẫu thử.
3.1.2. Thiết bị, dụng cụ
– Khung kẹp mẫu, có cấu tạo và kích thước theo Hình 1;
– Bi thép có khối lượng (1040 ± 10) g và 2260 +3020 g (loại bi thép lớn hơn theo Phụ lục A).
3.1.3. Chuẩn bị mẫu thử
Mẫu thử là 6 tấm kính dán nguyên từ một lô hoặc được cắt ra từ một tấm kính dán nhiều lớp với kích thước khoảng (610 x 610), mm. Mẫu được bảo quản trong điều kiện thí nghiệm (27±2) oC ít nhất 4h trước khi thử.
3.1.4. Cách tiến hành
Phép thử được tiến hành ở nhiệt độ phòng thí nghiệm.
Đặt mẫu thử nằm ngang trong một khung sắt (xem Hình 1). Nếu kính dán nhiều lớp gồm các tấm kính phẳng có chiều dày khác nhau thì bề mặt thử là bề mặt có tấm kính mỏng hơn. Tuy nhiên, nếu kính dán nhiều lớp là kính vân hoa, kính cốt sợi có vân hoa hoặc kính vân hoa mạng thì bề mặt thử là bề mặt không có vân hoa.
Kích thước tính bằng milimét
CHÚ THÍCH: *) Xác định độ cứng A50 theo JIS K 6253.
Hình 1 – Mặt cắt A – A của khung kẹp mẫu thử va đập rơi bi
Chọn viên bi thép đường kính 63,5 mm có khối lượng (1040 ± 10) g, độ cứng 61 – 67 HRC và đặt ở độ cao cách bề mặt mẫu thử 1200 mm. Thả bi rơi tự do xuống tâm của tấm kính. Quan sát tình trạng dập vỡ của một hoặc nhiều lớp kính thành phần.
Nếu kính không bị dập vỡ, lần lượt tăng độ cao thả bi theo quy định ở Bảng 1 và quan sát tình trạng dập vỡ của một hoặc nhiều lớp kính thành phần.
Bảng 1 – Thứ tự độ cao thả bi
Độ cao thả bi, mm | 1200 | 1500 | 1900 | 2400 | 3000 | 3800 | 4800 |
Nếu thử với bi có khối lượng (1040 ± 10) g, tấm kính không bị dập vỡ, tiếp tục sử dụng bi thép đường kính 82,55 mm có khối lượng 2260 +30-20 g, độ cứng 61 – 67 HRC và tiến hành thử như mô tả ở trên. Quan sát và ghi lại tình trạng dập vỡ của một hoặc nhiều lớp kính thành phần.
Nếu kính vẫn không bị dập vỡ, tiếp tục chọn bi thép có đường kính lớn hơn theo Phụ lục A và thử lập lại theo quy trình trên. Quan sát và ghi lại tình trạng dập vỡ của tấm kính.
Vị trí của các điểm rơi bi phải nằm trong phạm vi bán kính không lớn hơn 25 mm tính từ tâm tấm kính.
Lặp lại quy trình trên đối với 5 mẫu còn lại.
3.1.5. Đánh giá kết quả
Mẫu thử được đánh giá là đạt yêu cầu có ít nhất 5 tấm kính khi dập vỡ các mảnh kính vẫn còn bám dính trên bề mặt lớp xen giữa (xem Phụ lục B).
3.16. Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm phải đầy đủ các thông tin sau:
– Nhận dạng mẫu thử;
– Loại khối lượng bi và độ cao rơi bi khi xuất hiện vết dập vỡ;
– Tình trạng các vết dập vỡ (bám dính hay không bám dính trên bề mặt lớp xen giữa) và kết luận;
– Nơi, ngày tháng năm và người thử nghiệm.
3.2. Thử va đập con lắc (túi bi)
3.2.1. Nguyên tắc
Mẫu thử được đặt thẳng đứng trong một khung thép và chịu sự va đập của một túi đựng bi chì từ một độ cao xác định vào tâm của mẫu. Chiều cao va đập được tăng dần cho đến khi xuất hiện vết dập vỡ.
3.2.2. Thiết bị, dụng cụ
3.2.2.1. Khung thép để đỡ mẫu thử. Khung được chốt vững chắc trên nền và gắn chắc với nẹp cạnh để giữ tấm kính theo phương thẳng đứng như Hình 3.
3.2.2.2. Túi bi va đập như mô tả trên Hình 4. Túi được làm bằng da chứa bi chì đã qua tôi, có đường kính mỗi viên (2,5 ± 0,1) mm, với tổng khối lượng (45 ± 0,1) kg. Túi có cấu tạo sao cho có lớp da dẻo dày 1,6 mm dán với vải bạt ở phía trong tạo nên một lớp dày 2,4 mm, hoặc lớp da được tạo thành từ polyvinyl mềm và dày. Túi có ruột cao su dày 0,6 mm nằm giữa lớp da hoặc lớp vỏ ngoài bằng polyvinyl và được đổ bi chì vào qua lỗ nhỏ trên mặt túi. Sau khi đổ bi xong, dùng dây thừng hoặc dây da buộc túi lại.
CHÚ THÍCH: Có thể dùng các túi bán sẵn phù hợp với yêu cầu này.
3.2.2.3. Quả cầu có đường kính 76 mm.
3.2.3. Chuẩn bị mẫu thử
3.2.3.1. Mẫu thử là 4 tấm kính có kích thước: cao (1900 ± 3) mm, rộng (860 ± 3) mm, nếu kính có kích thước nhỏ hơn thì lấy tấm lớn nhất có sẵn phù hợp với khung thử.
3.2.3.2. Chuẩn bị mẫu: Ngay trước khi thử, các mẫu phải được bảo quản trong ít nhất 4 h ở nhiệt độ (27 ± 2) oC, các bề mặt kính phải tiếp xúc hoàn toàn với không khí tại nhiệt độ đó.
3.2.4. Cách tiến hành
Tiến hành thử theo lần lượt theo các bước sau:
3.2.4.1. Đặt mẫu vào khung thử;
3.2.4.2. Treo túi đập bằng dây treo trên giá đỡ sao cho, khi ở vị trí treo tự nhiên khoảng cách từ điểm gần nhất trên bề mặt túi đến bề mặt mẫu không lớn hơn 12 mm và khoảng cách đến tâm mẫu không lớn hơn 50 mm (xem Hình 3c);
3.2.4.3. Dùng dây kéo túi đến độ cao 300 mm cho loại A hoặc 200 mm cho loại B;
3.2.4.4. Giữ cho túi ổn định trước khi thả;
3.2.4.5. Thả cho túi bi dao động tự do và đập một lần vào tâm mẫu;
3.2.4.6. Trong trường hợp mẫu thử văng khỏi khung, bỏ qua mẫu này;
3.2.4.7. Sau một lần đập, kiểm tra mẫu thử, xác định sự phù hợp theo các yêu cầu và ghi lại:
– Mẫu không bị vỡ; hoặc
– Mẫu bị vỡ và có nhiều vết rạn, nứt nhưng không có mảnh vỡ, có lỗ thủng trên tấm kính nhưng quả cầu có đường kính 76 mm không chui lọt; ngoài ra sau khi va đập 3 phút, nếu tổng khối lượng các mảnh vỡ tách ra khỏi mẫu thử không lớn hơn khối lượng tương đương của 10.000 mm2 mẫu thử và khối lượng của mảnh vỡ lớn nhất nhỏ hơn khối lượng tương đương của 4.400 mm2 mẫu thử; hoặc
– Mẫu bị vỡ và tách ra nhưng sau khi va đập 3 phút, tổng khối lượng của 10 mảnh vỡ lớn nhất không lớn hơn khối lượng tương đương của 6.500 mm2 mẫu thử, hoặc
– Mẫu bị vỡ thành vài mảnh riêng biệt có thể hoặc không còn bám vào mẫu thử. Các mảnh vỡ rời ra sẽ nằm trong một trong hai trường hợp sau:
a) Đường bao không sắc nhọn;
b) Trên đường bao có chỗ lồi ra, chiều dài của dây cung nối hai điểm tạo bờ cung tròn có tâm là đỉnh chỗ lồi ra và bán kính 25 mm, không nhỏ hơn 25 mm (xem Hình 5).
3.2.4.8. Nếu một trong 4 mẫu thử bị vỡ không phù hợp với các yêu cầu nêu ở 3.2.4.7 thì sản phẩm không đạt yêu cầu;
3.2.4.9. Nếu mẫu không bị vỡ, giữ nguyên trong khung thì tăng độ cao va đập như sau:
Loại A: 450 mm, 600 mm, 750 mm, 900 mm, 1200 mm, 1500 mm.
Loại B: 300 mm, 450 mm, 600 mm, 750 mm, 900 mm, 1200 mm, 1500 mm.
3.2.4.10. Tiếp tục kiểm tra mẫu thử theo quy trình lặp lại nêu ở điểm 3.2.4.7 cho từng độ cao va đập.
Trong trường hợp tấm kính không vỡ khi thử độ cao va đập 1500 mm, đối với loại A, dùng một lực đủ mạnh để đập vào tâm mẫu làm biếng dạng hoặc vỡ mẫu, sau đó kiểm tra các kiểu rạn, vỡ như sau:
– Nếu mẫu bị vỡ rời ra thành nhiều mảnh như đã nêu ở 3.2.4.7 thì mẫu đạt yêu cầu;
– Nếu mẫu rạn nứt hoặc biến dạng nhưng các mảnh vỡ vẫn dính liền thì mẫu đạt yêu cầu;
– Nếu mẫu bị vỡ thành các mảnh to, rời ra khỏi khung thì mẫu không đạt yêu cầu.
3.2.4.11. Lặp lại quy trình từ 3.2.4.1 đến 3.2.4.10 đối với 3 mẫu còn lại.
3.2.5. Biểu thị kết quả và báo cáo thử nghiệm
Kết quả thử được ghi vào báo cáo với đầy đủ các thông tin sau đây:
– Nhận dạng mẫu thử;
– Độ cao va đập khi mẫu chưa bị vỡ;
– Tình trạng vỡ và sự phù hợp với các yêu cầu nêu ở điều 3.2.4.7, hoặc vỡ nhưng không phù hợp với các yêu cầu của 3.2.4.7 và 3.2.4.10;
– Kết luận đạt loại gì hay không đạt;
– Nơi, ngày tháng năm và người thử nghiệm;
Trên mỗi trang báo cáo có ghi ngày tháng năm và chữ ký của người thử nghiệm.
Kích thước tính bằng milimét
CHÚ THÍCH: Không thể hiện khung phụ để giữ mẫu thử.
Hình 3a – Mặt cắt A-A của khung thử
Kích thước tính bằng milimét
Hình 3b – Khung thử
Kích thước tính bằng milimét
Hình 3c – Khung thử
Kích thước tính bằng milimét
Đổ đầy bi chì vào túi sao cho tổng khối lượng đạt 45 kg ± 0,1 kg.
Hình 4 – Túi đựng bi
Kích thước tính bằng milimét
Hình 5 – Phần nhô ra của mảnh vỡ
PHỤ LỤC a
QUY ĐỊNH BI THÉP DÙNG ĐỂ THỬ VA ĐẬP RƠI BI
(Trích dẫn quy định bi thép dùng cho thử va đập rơi bi theo JIS B 1501:2009)
TT | Đường kính, mm | Độ cứng, HRC |
1 | 63,5 | 61 – 67 |
2 | 82,55 | 61 – 67 |
3 | 85 | 61 – 67 |
4 | 85,725 | 61 – 67 |
5 | 88,9 | 61 – 67 |
6 | 90 | 61 – 67 |
7 | 92,075 | 61 – 67 |
8 | 95 | 61 – 67 |
9 | 95,25 | 61 – 67 |
10 | 98,425 | 61 – 67 |
11 | 100 | 61 – 67 |
12 | 101,6 | 61 – 67 |
13 | 104,775 | 61 – 67 |
PHỤ LỤC B
MÔ TẢ THỬ NGHIỆM VA ĐẬP RƠI BI
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 7455:2013
KÍNH XÂY DỰNG – KÍNH PHẲNG TÔI NHIỆT
Glass in building – Heat treated glass
Lời nói đầu
TCVN 7455:2013 thay thế TCVN 7455:2004 .
TCVN 7455:2013 do Viện Vật liệu xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
KÍNH XÂY DỰNG – KÍNH PHẲNG TÔI NHIỆT
Glass in building – Heat treated glass
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng cho kính tôi nhiệt phẳng dùng trong xây dựng.
Các phương pháp xác định độ dày, hoàn thiện cạnh và phá vỡ mẫu có thể áp dụng cho kính cong tôi nhiệt.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm các bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 7219:2002 Kính tấm xây dựng – Phương pháp thử.
TCVN 7368:2013 Kính xây dựng – Kính dán an toàn nhiều lớp – Phương pháp thử độ bền va đập.
TCVN 7526:2005 Kính xây dựng – Định nghĩa và phân loại.
TCVN 8261:2009 Kính xây dựng – Phương pháp thử – Xác định ứng suất bề mặt và ứng suất cạnh của kính bằng phương pháp quang đàn hồi không phá hủy sản phẩm.
3. Thuật ngữ, định nghĩa
Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa nêu trong TCVN 7526:2005 và các thuật ngữ, định nghĩa sau:
3.1. Kính tôi nhiệt (Heat treated glass)
Kính tấm được gia nhiệt đến nhiệt độ xác định, sau đó làm lạnh nhanh tạo ứng suất trên bề mặt, làm tăng độ bền cơ lên nhiều lần so với kính ban đầu.
Kính tôi nhiệt (hay còn gọi là kính cường lực) bao gồm: kính tôi nhiệt an toàn (hay còn gọi là kính cường lực an toàn – FT) và kính bán tôi (hay còn gọi là kính gia cường nhiệt – HS).
3.1.1. Kính tôi nhiệt an toàn – Kính cường lực an toàn (Fully tempered glass – FT)
Kính tôi nhiệt có ứng suất bề mặt không nhỏ hơn 69 MPa, độ bền cơ cao (thường lớn hơn 4 lần kính ban đầu) và khi vỡ thành tạo thành những mảnh vụn nhỏ, hạn chế khả năng gây sát thương.
3.1.2. Kính bán tôi – Kính gia cường nhiệt (Heat strengthened glass – HS)
Kính tôi nhiệt có ứng suất bề mặt từ 24 MPa đến nhỏ hơn 69 MPa, độ bền cơ cao (thường lớn hơn 2 lần kính ban đầu) và khi vỡ tạo thành các mảnh như kính thường hoặc tạo thành các mảnh vụn nhỏ với kính có ứng suất bề mặt đạt gần 69 MPa.
3.2. Kính phẳng tôi nhiệt (flat heat treated glass)
Kính tôi nhiệt (3.1) sử dụng vật liệu ban đầu là kính phẳng.
3.2.1. Kính nổi tôi nhiệt (float heat treated glass)
Kính tôi nhiệt (3.1) sử dụng vật liệu ban đầu là kính nổi.
3.2.2. Kính vân hoa tôi nhiệt (figunet heat treated glass)
Kính tôi nhiệt (3.1) sử dụng vật liệu ban đầu là kính cán vân hoa.
3.2.3. Kính phản quang tôi nhiệt (Solar reflective heat treated glass)
Kính tôi nhiệt (3.1) sử dụng vật liệu ban đầu là kính phản quang.
4. Phân loại, ký hiệu và quy ước
4.1. Phân loại
4.1.1. Theo hình dạng và chiều dày
Theo chiều dày danh nghĩa, kính tôi nhiệt được phân loại theo quy định trong Bảng 1.
Các loại chiều dày khác với Bảng 1 được thỏa thuận giữa các bên liên quan.
4.1.2. Theo mức độ tôi nhiệt và ứng suất bề mặt
Theo mức độ tôi nhiệt và ứng suất bề mặt, kính tôi nhiệt được phân loại theo quy định trong Bảng 2.
4.1.3. Theo độ bền va đập
Theo độ bền va đập, kính tôi nhiệt an toàn được phân thành 2 loại:
– Loại I: Ký hiệu là L I;
– Loại II: Ký hiệu là L II;
4.2. Ký hiệu và quy ước
Kính tôi nhiệt theo tiêu chuẩn này được ký hiệu với các thông tin thứ tự như sau:
– Tên kính;
– Loại kính;
– Chiều dày danh nghĩa;
– Chiều dài và chiều rộng;
– Chất lượng kính;
– Viện dẫn tiêu chuẩn này.
VÍ DỤ: Ký hiệu quy ước đối với kính tôi nhiệt dày 5 mm, rộng 1,5 m, dài 1m.
Kính tôi nhiệt – FT 5 mm, 1.500 mm x 1.000 mm, loại I TCVN 7455:2013.
Bảng 1 – Phân loại theo chiều dày danh nghĩa
Tên gọi theo loại sản phẩm | |
Loại kính | Chiều dày danh nghĩa, mm |
Kính vân hoa tôi nhiệt | 3 4 5 6 8 10 |
Kính nổi tôi nhiệt | 3 4 5 6 8 10 12 15 19 25 |
Kính phản quang tôi nhiệt | 3 4 5 6 8 10 12 15 19 |
Bảng 2 – Phân loại theo mức độ tối và ứng suất bề mặt
Loại kính | Ký hiệu | Ứng suất bề mặt, MPa |
Kính tôi nhiệt an toàn | FT | Không nhỏ hơn 69 |
Kính bán tôi | HS | Từ 24 đến nhỏ hơn 69 |
5. Yêu cầu kỹ thuật
5.1. Kính vật liệu
Kính vật liệu dùng để chế tạo kính tôi nhiệt phải đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn sản phẩm tương ứng. Ví dụ, kính nổi theo TCVN 7218:2002 Kính tấm xây dựng – Kính nổi – Yêu cầu kỹ thuật.
5.2. Kích thước và sai lệch kích thước
5.2.1. Chiều dày danh nghĩa và sai lệch cho phép
Chiều dày danh nghĩa và sai lệch cho phép của kính tôi nhiệt được quy định ở Bảng 3.
Bảng 3 – Chiều dày danh nghĩa và sai lệch cho phép
Đơn vị tính bằng milimet
Loại kính | Chiều dày danh nghĩa | Sai lệch cho phép |
Kính vân hoa tôi nhiệt * | 3 | ± 0,3 |
4 | ± 0,35 | |
5 | ± 0,4 | |
6 | ± 0,5 | |
8 | ± 0,8 | |
10 | ± 1,0 | |
Kính nổi tôi nhiệt | 3 4 5 6 | ± 0,3 |
8 10 | ± 0,4 | |
12 15 | ± 0,6 | |
19 | ± 1,0 | |
25 | ± 1,2 | |
Kính phản quang tôi nhiệt | 3 4 5 6 | ± 0,3 |
8 10 | ± 0,4 | |
12 15 | ± 0,6 | |
19 | ± 1,0 | |
* Chiều dày của kính vân hoa tôi nhiệt được tính từ đỉnh cao nhất của mặt có hoa văn tới mặt đối diện |
5.2.2. Sai lệch kích thước theo chiều dài và rộng
Sai lệch kích thước theo chiều dài và rộng của kính tôi nhiệt được quy định ở Bảng 4.
Bảng 4 – Sai lệch kích thước theo chiều dài và chiều rộng
Đơn vị tính bằng milimet
Loại kính | Sai lệch cho phép theo kích thước của 1 cạnh | |||
Chiều dày danh nghĩa | Nhỏ hơn và bằng 1000 | Từ 1000 đến lớn hơn 2000 | Lớn hơn 2000 đến 3000 | |
Kính vân hoa tôi nhiệt | 3 4 5 6 | + 1 – 2 | ± 3 | ± 3 |
8 10 | ± 3 | ± 4 | ± 4 | |
Kính nổi tôi nhiệt | 3 4 5 6 | + 1 – 2 | ± 3 | ± 4 |
8 10 12 | + 2 -3 | |||
15 | ± 4 | ± 4 | ||
19 | ± 5 | ± 5 | ± 5 | |
25 | ± 6 | ± 6 | ± 6 | |
Kính phản quang tôi nhiệt | 3 4 5 6 | + 1 – 2 | ± 3 | ± 4 |
8 10 12 | + 2 -3 | |||
15 | ± 4 | ± 4 | ||
19 | ± 5 | ± 5 | ± 5 |
5.3. Độ cong vênh
Độ cong vênh của kính tôi nhiệt không lớn hơn giá trị quy định trong Bảng 5.
Bảng 5 – Độ cong vênh
Tên chỉ tiêu | Mức 1 |
1. Độ cong vênh toàn phần 1), %, không lớn hơn | 0,5 |
2. Độ cong vênh cục bộ 2), %, không lớn hơn | 0,3 |
CHÚ DẪN: 1) Độ cong vênh toàn phần được tính theo đường chéo của tấm kính; 2) Độ cong vênh cục bộ được tính trên đoạn dài 300 mm, tại vị trí lồi nhất nhìn thấy được, xem Hình 7. |
5.4. Khuyết tật ngoại quan
Kính tôi nhiệt khi thử theo 7.3 không cho phép có các vết nứt, lỗ thủng hay vết xước nhìn thấy trên bề mặt của tấm kính.
5.5. Yêu cầu hoàn thiện cạnh, lỗ khoan, rãnh và cạnh cắt
5.5.1. Hoàn thiện cạnh
Việc gia công cạnh (Hình 1), cắt, cưa và khoan lỗ đối với kính tôi nhiệt đều phải tiến hành trước khi xử lý nhiệt và đảm bảo theo các yêu cầu sau đây (cách gia công khác tiến hành theo thỏa thuận).
– Mỗi tấm kính sẽ được hoàn thiện cạnh trước khi gia nhiệt.
– Các loại hoàn thiện cạnh thông thường được chỉ ra ở Hình 1. Đối với loại hoàn thiện cạnh đặc biệt, cần có sự thỏa thuận giữa các bên liên quan.
– Biến dạng cạnh sản phẩm qua quá trình tôi đứng;
Vị trí móc treo cách cạnh trên của sản phẩm 20 mm.
Biến dạng cạnh sản phẩm tại ví trí có móc treo, không lớn hơn 2mm.
Hình 1 – Ví dụ về cạnh sản phẩm đã gia công
– Cạnh nghiêng (Vát góc)
Các loại cạnh nghiêng khác nhau có thể được sản xuất với nhiều loại hoàn thiện cạnh khác nhau.
5.5.2. Lỗ khoan
5.5.2.1. Quy định chung
Tiêu chuẩn này chỉ áp dụng cho kính có lỗ khoan tròn, chiều dày danh nghĩa của kính lớn hơn 4 mm.
5.5.2.2. Đường kính lỗ khoan
Đường kính lỗ khoan, thông thường không nhỏ hơn chiều dày tấm kính. Đối với các lỗ khoan yêu cầu kích thước nhỏ hơn cần có sự thỏa thuận giữa các bên liên quan.
5.5.2.3. Giới hạn vị trí lỗ khoan
Giới hạn vị trí lỗ khoan liên quan tới cạnh, góc của tấm kính, giữa các lỗ khoan với nhau và phụ thuộc vào:
– Chiều dày danh nghĩa của tấm kính, d.
– Kích thước của tấm kính: chiều rộng (B) và chiều dài (H).
– Đường kính lỗ khoan. Φ
– Hình dạng tấm kính.
– Số lỗ khoan.
Giới hạn vị trí lỗ khoan: đối với tấm kính tối đa 4 lỗ khoan.
1) Khoảng cách từ mép lỗ khoan đến cạnh tấm kính (a) không nhỏ hơn 2 lần chiều dày (d) của tấm kính (Hình 2) (a ≥ 2d);
a ≥ 2d
Hình 2 – Vị trí từ lỗ khoan đến cạnh tấm kính
2) Khoảng cách giữa 2 lỗ khoan (b) không nhỏ hơn 2 lần chiều dày (d) của tấm kính (Hình 3) (b ≥ 2d);
b ≥ 2d
Hình 3 – Khoảng cách giữa hai lỗ khoan
3) Khoảng cách từ mép lỗ khoan đến góc của tấm kính (c) không nhỏ hơn 6 lần chiều dày (d) của tấm kính (Hình 4) (c ≥ 6d).
c ≥ 6d
Hình 4 – Khoảng cách từ cạnh lỗ khoan đến góc tấm kính
CHÚ THÍCH: Nếu khoảng cách từ mép của lỗ khoan đến mép của tấm kính nhỏ hơn 35 mm, có thể xác định lại vị trí lỗ khoan nhưng cần có sự thỏa thuận giữa các bên liên quan.
5.5.2.4. Sai lệch đường kính lỗ khoan
Sai lệch đường kính lỗ khoan được quy định ở Bảng 6
Bảng 6 – Sai lệch đường kính lỗ khoan
Đơn vị tính bằng milimét
Đường kính lỗ khoan | Sai lệch cho phép |
Từ 4 đến 20 | ± 1,0 |
Từ lớn hơn 20 đến 100 | + 2,0 |
Lớn hơn 100 | Theo thỏa thuận |
5.5.2.5. Sai lệch vị trí lỗ khoan
Sai lệch cho phép về đường kính lỗ khoan quy định trong Bảng 6.
Sai lệch cho phép của vị trí các lỗ khoan theo hai chiều X và Y (Hình 5), không vượt quá ± 1,6 mm, tính từ tâm của lỗ khoan.
Vị trí lỗ khoan được đo theo hai hướng ở góc phải (trục x và trục y) từ điểm gốc quy chiếu đến tâm lỗ khoan. Điểm gốc quy chiếu thường được chọn như là góc thực hay góc ảo của kính (Hình 5).
Vị trí của lỗ (X,Y) là (x±t, y±t), trong đó x và y là kích thước yêu cầu và t là sai lệch cho phép ở Bảng 6.
CHÚ THÍCH: Đối với dung sai vị trí lỗ khoan nhỏ hơn cần thỏa thuận giữa các bên liên quan.
Hình 5 – Vị trí về sai lệch vị trí lỗ khoan
5.5.3. Rãnh và cạnh cắt
Tấm kính có thể có rãnh và cạnh cắt, cụ thể được mô tả ở Hình 6
Hình 6 – Ví dụ về rãnh và cạnh cắt
Rãnh và cạnh cắt phải được lượn tròn. Bán kính của đường lượn không nhỏ hơn chiều dày của tấm kính. Mặt trong của rãnh và cạnh cắt phải được mài và đánh bóng.
Sai lệch của rãnh và cạnh cắt ngoài được quy định như sau:
– đối với kính có chiều dày nhỏ hơn 12 mm : ± 1,6 mm;
– đối với kính có chiều dày lớn hơn hoặc bằng 12 mm: ± 3,0 mm.
5.6. Ứng suất bề mặt của kính
Ứng suất bề mặt của kính tôi nhiệt an toàn không nhỏ hơn 69 MPa và của kính bán tôi từ 24 MPa đến nhỏ hơn 69 MPa.
5.7. Độ bền va đập và phá vỡ mẫu
Kính tôi nhiệt an toàn được đánh giá chất lượng bằng phương pháp bền va đập và số lượng các mảnh vỡ theo quy định ở Bảng 7.
Không quy định độ bền va đập và phá vỡ mẫu đối với kính bán tôi.
Bảng 7 – Độ bền va đập và số lượng các mảnh vỡ
Tên chỉ tiêu | Mức | |
Loại I (L I) | Loại II (L II) | |
1. Độ bền va đập bi rơi, số mẫu kính bị vỡ, không lớn hơn | 1 | 2 |
2. Độ bền va đập con lắc + Khi tăng chiều cao thử va đập đến 120 cm + Khối lượng của 10 mảnh vỡ lớn nhất, không lớn hơn | Mẫu không vỡ – | – Khối lượng 65 cm2 mẫu thử 1) |
3. Phá vỡ mẫu + Kính dày < 5 mm, khối lượng mảnh vỡ lớn nhất 2), g, không + Kính dày ≥ 5 mm, số mảnh vỡ, không nhỏ hơn | 15 40 | – – |
1) Khối lượng 65 cm2 mẫu thử được tính bằng: 65 cm2 nhân chiều dày mẫu kính thử (cm) nhân với tỷ trọng thủy tinh, được tính là 2,5g/cm3. 2) Đối với cả ba mẫu thử. |
6. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu
6.1. Mẫu thử được lấy ngẫu nhiên theo lô sao cho mẫu đại diện cho cả lô sản phẩm đó.
6.2. Mẫu thử là mẫu điển hình được sản xuất phù hợp với kích thước yêu cầu phép thử.
Nếu các cạnh của tấm kính sản phẩm được mài an toàn thì mẫu thử cũng phải được xử lý như vậy trước khi đem tôi.
6.3. Trước khi tiến hành thử, mẫu thử phải kiểm tra bằng mắt ở khoảng cách từ 30 cm đến 50 cm trước một nền sáng trắng đục để loại bỏ những mẫu có khuyết tật ngoại quan không đạt yêu cầu theo 5.4. Sau đó, mẫu được để ổn định ở nhiệt độ phòng với thời gian 2 h.
7. Phương pháp thử
7.1. Kiểm tra kích thước
Theo TCVN 7219:2002 .
7.2. Kiểm tra độ cong vênh
Theo TCVN 7219:2002 .
Độ cong vênh toàn phần và độ cong vênh cục bộ được đo theo sơ đồ Hình 7
CHÚ DẪN
h là khoảng cách lớn nhất giữa mặt lồi tấm kính và mặt phẳng chuẩn.
Hình 7 – Mô tả đo độ cong vênh toàn phần và độ cong vênh cục bộ
7.3. Kiểm tra khuyết tật ngoại quan
Theo TCVN 7219:2002
7.4. Kiểm tra kích thước lỗ khoan, rãnh và cạnh cắt
Kích thước lỗ khoan, rãnh và cạnh cắt được đo bằng thước cặp có độ chính xác 0,01 mm.
7.5. Kiểm tra ứng suất bề mặt
Theo TCVN 8261:2009 .
7.6. Kiểm tra độ bền va đập
7.6.1. Độ bền va đập bi rơi
Thử độ bền va đập bi rơi được tiến hành theo nguyên tắc mô tả trong TCVN 7368:2013 .
Số lượng mẫu thử là 6 tấm kính nguyên, sản xuất theo công nghệ tương đương với kính thành phẩm. Sử dụng bi thép có khối lượng 1040 g ± 10 g, chiều cao bi rơi là 100 cm.
7.6.2. Độ bền va đập con lắc
Thử độ bền va đập con lắc được tiến hành theo TCVN 7368:2013 .
Số lượng mẫu thử là 4 tấm kính nguyên, sản xuất theo công nghệ tương đương với kính thành phẩm. Chiều cao va đập được tăng dần theo thứ tự 30 cm, 75 cm, 120 cm. Trong vòng 5 min sau khi mẫu bị vỡ, cân 10 mảnh vỡ lớn nhất và so sánh với yêu cầu của Bảng 7.
7.7. Kiểm tra phá vỡ mẫu
7.7.1. Nguyên tắc
Mẫu thử được đặt nằm ngang trong một khung thép và chịu lực va đập của các viên bi thép rơi từ những độ cao tăng dần cho tới khi mẫu vỡ.
Xác định số lượng mảnh vỡ bằng cách tính số mảnh vỡ trong diện tích (50 x 50) mm.
Đối với kính có chiều dày từ 5 mm trở lên thì mẫu được phá vỡ bằng búa và đục.
7.7.2. Thiết bị, dụng cụ
a) Khung đặt mẫu có cấu tạo như TCVN 7368:2013 ;
b) Bi thép có khối lượng (1040 ± 10) g;
c) Búa, đục.
Đối với kính có chiều dày lớn hơn hoặc bằng 5 mm thì tiến hành phá vỡ mẫu bằng búa và đục với đường cong phá vỡ lớn nhất tính tại điểm phá vỡ là (0,2 ± 0,05) mm.
7.7.3. Chuẩn bị mẫu
Mẫu thử là tấm kính nguyên được sản xuất từ công nghệ tương đương với sản phẩm.
Số lượng mẫu thử: 03 mẫu, kích thước mẫu (610×610) mm ± 5 mm. Trong trường hợp kính sản phẩm có kích thước nhỏ hơn thì có thể sử dụng kính sản phẩm có kích thước lớn nhất.
Mẫu thử được dán phim hoặc băng dính ở mặt dưới để khi mẫu vỡ, các mảnh không bị phân tán, văng ra ngoài.
7.7.4. Cách tiến hành
Mẫu thử được gá trên khung thép theo TCVN 7368:2013 sao cho mẫu ở vị trí nằm ngang. Đối với kính tôi nhiệt có hoa văn thì mặt va đập là mặt không có hoa văn. Dùng bi thép có khối lượng (1040 ± 10) g cho rơi ở độ cao 100 cm. Nếu mẫu không bị vỡ thì nâng độ cao bi rơi mỗi lần lên 50 cm cho tới khi mẫu bị vỡ.
Đối với kính có chiều dày từ 5 mm trở lên thì dùng búa và đục (7.7.2) để phá vỡ mẫu.
Điểm phá vỡ mẫu cách cạnh 20 mm tại điểm cắt với đường thẳng đi qua đường trung tâm mẫu (đường trung thực) như đã thể hiện trong Hình 9.
Kích thước tính bằng milimét
Hình 9 – Vị trí phá vỡ mẫu
Sau khi mẫu bị phá vỡ, trong vòng 5 min đếm những mảnh vỡ nằm trong vùng có dán phim trong phạm vi khung (50 x 50) mm. Điểm xa nhất của khung cách điểm phá vỡ mẫu 80 mm. Những mảnh vỡ nằm giữa ranh giới khung thì được tính bằng một nửa số mảnh (Hình 10).
CHÚ THÍCH
Số mảnh vỡ nguyên là 53.
Số mảnh vỡ nằm một phần trong khung là 16 (32 x ½).
Tổng số mảnh vỡ đếm được là 69.
Hình 10 – Ví dụ về cách tính số mảnh vỡ
Mảnh vỡ được tính là mảnh vỡ không có vết nứt xuyên từ cạnh này sang cạnh kia (Hình 11).
Hình 11 – Ví dụ về dạng mảnh vỡ của kính tôi nhiệt an toàn
7.7.5. Báo cáo thử nghiệm
Nhận dạng mẫu thử;
Số mảnh vỡ đếm được trong diện tích 50 mm x 50 mm;
So sánh với chỉ tiêu có đạt yêu cầu hay không;
Nơi, ngày, người thử nghiệm.
8. Ghi nhãn, bao gói, bảo quản và vận chuyển
8.1. Bao gói
– Kính được đóng gói trong các kiện chuyên dùng theo cùng loại và kích thước, có sử dụng các vật liệu đệm lót mềm, giảm chấn đảm bảo không ảnh hưởng tới chất lượng kính.
– Trên các kiện kính phải có dấu hiệu cảnh báo đề phòng dễ vỡ.
8.2. Ghi nhãn
Trên mỗi kiện kính phải có ghi nhãn với những nội dung như sau:
– Tên cơ sở sản xuất;
– Ký hiệu quy ước của kính (theo Điều 4.2)
– Số lượng tấm kính hoặc số mét vuông trong một kiện kính hoặc trên một đơn vị bao gói;
– Ngày tháng sản xuất.
8.3. Bảo quản
Kính phải được bảo quản trong kho khô ráo. Các kiện kính phải được sắp xếp ngay ngắn theo đúng loại trên giá đỡ chuyên dụng, nghiêng một góc 10o – 15o theo chiều thẳng đứng.
8.4. Vận chuyển
Các kiện kính được vận chuyển bằng mọi phương tiện chuyên dụng, có gông chèn chặt, đảm bảo an toàn trong suốt quá trình vận chuyển.
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TCVN 7455:2004 , Kính xây dựng – Kính tôi nhiệt an toàn.
2. BS EN 13024-1:2002, Kính xây dựng – Kính tôi nhiệt an toàn (Thermally toughened borosilicate safety glass).
3. JIS R 3206:1997, Kính tôi nhiệt (Tempered glass).
4. KS L 2002:2003, Kính tôi nhiệt (Tempered glass)
5. JIS R 3222:1996, Kính gia cường nhiệt (Heat-strengthened glass).
6. BS EN 1863-1:2000, Kính xây dựng – Kính gia cường nhiệt (Heat-strengthened soda lime silicate glass).
7. ASTM C 1048-04, Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật cho kính phẳng gia nhiệt, loại HS, loại FT và loại không tráng phủ (Standard specification for heat-treated flat glass-Kind HS, Kind FT coated and uncoated glass).
8. AS/NZS 2208:1996, Vật liệu kính an toàn trong xây dựng (Safety glazing materials in buildings).
9. ANSI Z99.7-1984 (R 1994), Tiêu chuẩn Quốc tế Mỹ cho vật liệu kính an toàn dùng trong xây dựng – Những yêu cầu về an toàn và phương pháp thử.
10. BS 6206:1981, Yêu cầu kỹ thuật về độ bền va đập cho kính an toàn phẳng dùng trong xây dựng.
TCVN 7456:2004
KÍNH XÂY DỰNG – KÍNH CỐT LƯỚI THÉP
Glass in building – Wired glass
Lời nói đầu
TCVN 7456:2004 do Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC160 Thủy tinh trong xây dựng hoàn thiện trên cơ sở dự thảo của Viện Vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xét duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
KÍNH XÂY DỰNG – KÍNH CỐT LƯỚI THÉP
Glass in building – Wired glass
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với kính cốt lưới thép vân hoa và kính cốt lưới thép trơn, dùng trong xây dựng.
2. Tài liệu viện dẫn
TCVN 7219:2002 Kính tấm xây dựng – Phương pháp thử.
3. Thuật ngữ, định nghĩa
Các thuật ngữ sử dụng trong tiêu chuẩn này được hiểu như sau:
3.1. Kính cốt lưới thép vân hoa (figured wire glass)
Kính tấm có lưới thép đan đặt ở giữa tấm kính trong quá trình sản xuất, một mặt có vân hoa và một mặt trơn.
3.2. Kính cốt lưới thép trơn (polished wire glass)
Kính tấm có lưới thép đan đặt ở giữa tấm kính trong quá trình sản xuất, có hai mặt bóng song song.
3.3. Khuyết tật ngoại quan (visual faults)
Những khuyết tật có thể nhận thấy khi kiểm tra bằng mắt thường, bao gồm khuyết tật dạng điểm, khuyết tật dạng vạch, khuyết tật dạng cầu, khuyết tật vân hoa và khuyết tật của lưới thép.
3.5. Khuyết tật dạng điểm (spot faults)
Những điểm đục do kết tinh, bọt khí và vật lạ nằm bên trong kính.
3.6. Khuyết tật dạng cầu (quasi-spherical spot faults)
Những khuyết tật dạng điểm mà kích thước lớn nhất nhỏ hơn 2 lần kích thước nhỏ nhất (Hình 1).
| a ≤ 2b |
Hình 1 – Ví dụ về khuyết tật dạng cầu
3.7. Khuyết tật dạng điểm kéo dài (elongated spot faults)
Những khuyết tật dạng điểm mà kích thước lớn nhất lớn hơn 2 lần kích thước nhỏ nhất.
3.8. Khuyết tật dạng vạch (linear/extended faults)
Những khuyết tật nằm bên trong hay trên bề mặt kính dưới dạng vết đốm mờ hay vết vạch xước ở dạng một vùng kéo dài.
3.9. Khuyết tật vân hoa (faults of figures)
Sai lệch của vân hoa thủy tinh so với thiết kế ban đầu dưới dạng vạch thẳng hoặc kéo dài nằm trên bề mặt kính.
3.10. Sai lệch vân hoa (deviation of figures)
Sai lệch (X) của vân hoa so với mẫu thiết kế.
3.11. Sai lệch lưới thép (deviation of the wire)
Sai lệch (Y) của lưới thép theo chiều dài hay góc, so với mẫu thiết kế.
4. Yêu cầu kỹ thuật
4.1. Thép sợi làm cốt thép
Đường kính sợi thép phải lớn hơn 0,42 mm đối với thép thường và lớn hơn 0,3 mm đối với thép đặc biệt. Trong trường hợp đặc biệt, lưới thép được phủ một lớp bảo vệ.
Lưới thép được đan ô vuông với kích thước lỗ là 12,5 mm x 12,5 mm hoặc 25 mm x 25 mm, hoặc mắt cáo với kích thước lỗ là 20 mm x 20 mm hoặc 25 mm x 25 mm.
4.2. Sai lệch cho phép về kích thước cho phép
4.2.1. Sai lệch chiều dày
Chiều dày của tấm kính (hình vuông hay hình chữ nhật) được quy định trong Bảng 1.
Bảng 1 – Sai lệch chiều dày của tấm kính
Đơn vị tính bằng milimét
Loại kính cốt lưới thép | Chiều dày danh nghĩa | Sai lệch cho phép, không lớn hơn |
dạng vân hoa | 6 7 8 10 | ± 0,6 ± 0,7 ± 0,8
|
dạng trơn | 6 10 | + 1,4 ± 0,9 |
4.2.2. Sai lệch cho phép về chiều dài, chiều rộng
Sai lệch chiều dài a (chiều kéo hoặc cán của kính) và chiều rộng b so với kích thước danh nghĩa không lớn hơn ± 4 mm (Hình 2).
Hình 2 – Mô tả sai lệch chiều dài và chiều rộng tấm kính
4.3. Sai lệch vân hoa
Biến dạng vân hoa cho phép (X) không vượt quá 12 mm/m kính (Hình 3).
Hình hoa văn bị lệch | Hình hoa văn bị lượn sóng | Hình hoa văn bị cong |
Hình 3 – Ví dụ mô tả sai lệch vân hoa thủy tinh
4.4. Sai lệch lưới thép
Biến dạng cho phép của lưới thép (Y), không vượt quá 15 mm/m kính (Hình 4).
CHÚ THÍCH:
1) Biến dạng của từng mắt lưới thép không tính đến;
2) Lưới thép không xuyên qua bề mặt của kính được chấp nhận;
3) Sự đứt gãy của lưới thép được chấp nhận khi không nhận thấy qua kiểm tra bằng mắt thường.
Lưới thép bị lệch | Lưới thép bị lượn sóng | Lưới thép bị cong |
Hình 4 – Ví dụ mô tả khuyết tật của lưới thép
4.5. Độ cong vênh của kính cốt lưới thép quy định ở Bảng 2.
Bảng 2 – Độ cong vênh của kính cốt lưới thép
Loại kính cốt lưới thép | Mức, %, không lớn hơn |
dạng vân hoa dạng trơn | 1,0 0,5 |
4.6. Khuyết tật ngoại quan
Khuyết tật nhìn thấy được của kính lưới thép được quy định trong Bảng 3.
Bảng 3 – Khuyết tật ngoại quan cho phép
Loại kính | Dạng khuyết tật | Giới hạn cho phép | |
Kích thước lớn nhất của khuyết tật, mm | Mức | ||
Kính cốt lưới thép dạng vân hoa | Khuyết tật dạng cầu | ≤ 2 mm > 2 mm đến ≤ 5 mm > 5 mm | Không hạn chế Chấp nhận 2 khuyết tật/m2 Không chấp nhận |
Khuyết tật dạng điểm kéo dài có chiều rộng ≤ 2 mm | Chiều dài ≤ 4 mm Chiều dài > 4 mm đến ≤ 25 mm Chiều dài > 25mm | Không hạn chế Chấp nhận nếu tổng chiều dài của khuyết tật ≤ 100 mm/m2 Không chấp nhận | |
Khuyết tật dạng điểm kéo dài có chiều rộng > 2 mm | Chiều dài ≤ 8 mm Chiều dài > 8 mm | Chấp nhận 2 khuyết tật/m2 Không chấp nhận | |
Khuyết tật dạng vạch | Cho phép trung bình 1 khuyết tật / 400 m2 kính | ||
Kính cốt lưới thép dạng trơn | Khuyết tật dạng cầu tiếp xúc với lưới thép hoặc cách lưới thép < 2 mm | ≤ 2 mm > 2 mm đến ≤ 4mm > 4 mm | Không hạn chế Chấp nhận 0,5 khuyết tật/m2 Không chấp nhận |
Khuyết tật dạng điểm cách lưới thép > 2mm | ≤ 1 mm > 1 mm đến ≤ 4mm > 4 mm | Không hạn chế Chấp nhận 0,5 khuyết tật/m2 Không chấp nhận | |
Khuyết tật dạng điểm kéo dài có chiều rộng ≤ 1 mm | 1 mm – 5 mm > 5 mm đến ≤ 10 mm > 10 mm đến ≤ 15 mm > 15 mm | Chấp nhận ≤ 10 khuyết tật/m2 Chấp nhận ≤ 3 khuyết tật/m2 Chấp nhận ≤ 2 khuyết tật/m2 Không chấp nhận |
5. Phương pháp thử
5.1. Kiểm tra kích thước, độ cong vênh, khuyết tật ngoại quan, độ xuyên quang
Kiểm tra chiều dày, chiều dài, chiều rộng, độ cong vênh, khuyết tật ngoại quan của kính cốt lưới thép theo TCVN 7219:2002 .
5.2. Kiểm tra khuyết tật vân hoa và khuyết tật lưới thép
Khuyết tật của vân hoa và lưới thép được kiểm tra bằng hệ thống đèn giới thiệu trong TCVN 7219:2002 . Dùng thước lá thép có độ chính xác tới 0,1 mm, đo các sai lệch X hoặc Y theo Hình 3 và Hình 4. Ghi lại:
– mức độ biến dạng X hoặc Y, chính xác đến 0,1 mm;
– độ vuông góc của lưới;
– nhận xét mức độ lượn sóng, cong của lưới thép;
– nhận xét mức độ lưới thép xuyên qua bề mặt kính;
– nhận xét sợi thép bị đứt gãy hay không.
5.3. Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm bao gồm các thông tin sau:
– Tên và loại kính;
– Tên cơ sở sản xuất;
– Các kết quả kiểm tra và thử nghiệm theo tiêu chuẩn này;
– Các thông tin khác có liên quan đến quá trình kiểm tra, thử nghiệm;
– Người tiến hành kiểm tra thử nghiệm;
– Ngày tháng và nơi kiểm tra thử nghiệm.
6. Ký hiệu quy ước
Kính cốt lưới thép được kí hiệu với các thông số theo thứ tự như sau:
– Tên kính;
– Chiều dày danh nghĩa;
– Chiều dài và chiều rộng;
– Viện dẫn tiêu chuẩn này.
VÍ DỤ: Kính cốt lưới thép hoa dâu sử dụng cho công trình xây dựng dày 10 mm, dài 3,3m, rộng 1,98m, lưới mắt vuông được ký hiệu như sau:
Kính cốt lưới thép hoa dâu 10 mm, 3 300 mm x 1 980 mm, lưới mắt vuông, TCVN 7456:2004
7. Đóng gói, ghi nhãn, bảo quản, vận chuyển
7.1. Đóng gói
Kính được đóng gói trong các kiện chuyên dùng theo cùng loại và kích thước, có sử dụng các vật liệu đệm lót mềm, giảm chấn, đảm bảo không ảnh hưởng tới chất lượng kính.
Trên các kiện kính phải có dấu hiệu cảnh báo đề phòng dễ vỡ.
7.2. Ghi nhãn
Trên mỗi kiện kính phải có ghi nhãn với những nội dung như sau
– Tên cơ sở sản xuất;
– Ký hiệu quy ước (theo điều 6);
– Số lượng tấm kính hoặc số mét vuông trong một kiện kính hoặc trên một đơn vị bao gói;
– Ngày tháng sản xuất.
7.3. Bảo quản
Kính phải được bảo quản trong kho khô ráo. Các kiện kính phải được xếp ngay ngắn theo đúng loại trên giá đỡ, nghiêng một góc 10o – 15o theo chiều thẳng đứng.
7.4. Vận chuyển
Các kiện kính được vận chuyển bằng mọi phương tiện chuyên dụng, có gông chèn chặt, đảm bảo an toàn trong suốt quá trình vận chuyển.
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 7505 : 2005
QUY PHẠM SỬ DỤNG KÍNH TRONG XÂY DỰNG – LỰA CHỌN VÀ LẮP ĐẶT
Code of practice for application of glass in building – Selection and installation
Lời nói đầu
TCVN 7505 : 2005 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 160 Thủy tinh trong xây dựng hoàn thiện trên cơ sở dự thảo của Tổng công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xét duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
QUY PHẠM SỬ DỤNG KÍNH TRONG XÂY DỰNG – LỰA CHỌN VÀ LẮP ĐẶT
Code of practice for application of glass in building – Selection and installation
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu cơ bản trong lựa chọn và lắp đặt kính theo chủng loại và chiều dày cho phép đối với một diện tích lớn nhất cho trước hoặc diện tích lớn nhất cho phép đối với chiều dày cho trước, trong các công trình nhà ở và công cộng, nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng và công trình.
Tiêu chuẩn này không áp dụng đối với kính tấm đơn có diện tích lớn hơn 15 m2 và khẩu độ lớn hơn 4 m.
2. Tài liệu viện dẫn
TCVN 2737 : 1995 Tải trọng và tác động – Tiêu chuẩn thiết kế.
TCVN 4088 : 1995 Số liệu khí hậu dùng trong thiết kế.
TCVN 7526 : 2005 Kính xây dựng – Định nghĩa và phân loại.
3. Thuật ngữ, định nghĩa
Các thuật ngữ sử dụng trong tiêu chuẩn này được định nghĩa như sau:
3.1
Cửa đi (door)
Tấm chắn có lắp kính mở được theo cách quay hoặc trượt, để tạo lối ra vào một công trình, hành lang, hoặc phòng, có thể có khung hoặc không có khung.
3.2
Cửa sổ kép (double windows)
Cửa sổ gồm hai lớp cửa kính, được lắp vào hai khung riêng, đặt trên cùng một khuôn cửa sổ.
3.3
Vật liệu liên kết kết cấu (structural sealant)
Lớp vật liệu đàn hồi, có khung hoặc có bệ đặt trên mặt sàn để gắn vững chắc các vách ngăn lên đó.
3.4
Giá đỡ vách ngăn (stall board)
Kết cấu dựng đứng, có khung hoặc có bệ đặt trên mặt sàn để gắn vững chắc các vách ngăn lên đó.
3.5
Kính tôi (tempered glass)
Kính tấm được xử lý nhiệt hoặc hóa học đặc biệt tạo ứng suất nén dư bề mặt và cạnh lớn hơn ứng suất nén dư của kính bán tôi.
CHÚ THÍCH:
1) Kính tôi không nhất thiết là kính tôi an toàn;
2) Quá trình xử lý nhiệt hoặc hóa học làm giảm đáng kể khả năng gãy nứt của kính dưới tác động của ngoại lực hoặc sự thay đổi nhiệt độ;
3) Sau khi được tôi, loại kính này không thể cắt, khoan, mài hay gia công lại. Việc phun cát, khắc kính hoặc các gia công bề mặt khác cần được tiến hành trước khi tôi.
3.6
Kính tôi an toàn (tempered safety glass)
Kính tôi mà khi vỡ sẽ tạo thành các mảnh nhỏ không có khả năng gây thương tích cho con người.
3.7
Kính bán tôi (heat-strengthened glass)
Kính được xử lý nhiệt đặc biệt nhờ đó ứng suất nén dư bề mặt và cạnh kính nằm giữa ứng suất nén dư của kính ủ thường và kính tôi.
3.8
Kính hai lớp (double glazing)
Hộp kính gồm hai lớp kính, ở giữa là không khí hoặc chân không, nhằm cách âm hoặc cách nhiệt hoặc cho cả cách âm và cách nhiệt (còn gọi là kính bảo ôn hoặc kính hộp cách nhiệt).
3.9
Kính dán nhiều lớp (laminated glass)
Sản phẩm là một tấm kính được dán với một hoặc nhiều tấm kính khác hoặc tấm nhựa bóng bằng một hoặc nhiều lớp xen giữa.
CHÚ THÍCH: Kính dán sẽ bị nứt hoặc vỡ dưới tác động đủ lớn, nhưng các mảnh kính có xu hướng dính lại trên lớp keo nhựa dẻo và không rơi ra ngoài.
3.10
Kính dán an toàn nhiều lớp (laminated safety glass)
Kính dán nhiều lớp có khả năng chịu lực và trong trường hợp bị vỡ, lớp xen giữa sẽ giữ các mảnh vỡ lại và hạn chế độ vỡ, đảm bảo độ bền còn lại và giảm gây thương tích.
3.11
Kính ủ thường (ordinary annealed glass)
Kính được làm nguội từ từ trong quá trình sản xuất ở giai đoạn ủ để giảm các ứng suất dư và sức căng xuất hiện trong quá trình làm nguội.
3.12
Kính cốt lưới thép an toàn (safety wired glass)
Kính có lưới thép đan được đặt ở giữa tấm kính trong quá trình sản xuất, nhằm hạn chế và giữ các mảnh vỡ, đảm bảo độ bền còn lại và giảm gây thương tích.
3.13
Kích thước (size)
Xem mô tả trên Hình 1.
3.13.1
Kích thước của tấm kính (glazing panel size)
Kích thước thực của tấm kính.
3.13.2
Kích thước nhìn thấy hoặc kích thước ánh sáng (sight size or daylight size)
Kích thước ô kính không kể khung, để lấy ánh sáng.
3.13.3
Kích thước rãnh xoi (tight size or rebate size)
Kích thước thực của lỗ mộng.
3.14
Khung (frame)
Kết cấu bằng gỗ, thép, hoặc các vật liệu khác có độ bền cao để tăng cường khả năng chịu lực theo chiều dài của toàn bộ các cạnh của tấm kính.
3.15
Khẩu độ (span)
Kích thước nhìn thấy giữa khung đỡ. Đối với các ô kính có khung đỡ ở cả bốn cạnh, kích thước đó tương ứng với kích thước nhìn thấy nhỏ hơn.
3.16
Nẹp (fin)
Một tấm chặn bên cạnh vị trí tấm kính.
3.17
Tỷ số cạnh (aspect ratio)
Tỷ số giữa cạnh dài và cạnh ngắn của kính.
3.18
Thanh chắn (chair rail)
Thanh gắn cố định hoặc một thanh đẩy cứng có tác dụng bảo vệ kính khỏi sự va đập của con người.
3.19 Vách ngăn nội thất (internal partition)
Vách ngăn bên trong công trình hoặc một phần của tường ngăn bên trong công trình nhưng không phải là cửa, vách hông, vách kính mặt tiền hay cửa trời.
3.20 Vách kính mặt tiền (shopfront)
Vách được lắp kính hoàn toàn hoặc lắp kính một phần, đặt tại vị trí lối đi trong các công trình công cộng, có thể có hoặc không có giá đỡ.
CHÚ THÍCH: Các vách kính mặt tiền bao gồm vách kính của cửa hàng, vách kính các khu vực công cộng nhưng không bao gồm vách kính mặt tiền của các tầng trên của công trình.
Hình 1 – Mô tả các kích thước và rãnh xoi
4. Yêu cầu chung
4.1 Yêu cầu về vật liệu
4.1.1 Vật liệu kính
Kính được sử dụng trong các công trình xây dựng dân dụng bao gồm các loại kính được phân loại theo TCVN 7526 : 2005.
Chất lượng từng loại kính theo các tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng cho loại kính đó.
4.1.2 Phân loại kính an toàn
– Kính an toàn nhóm A: kính dán an toàn nhiều lớp và kính tôi an toàn;
– Kính an toàn nhóm B: kính cốt lưới thép.
4.1.3 Các vật liệu khác
Các loại vật liệu được sử dụng cùng với vật liệu kính trong quá trình lắp dựng bao gồm các vật liệu liên kết, bịt kín, keo dán, chất đệm, các khối định vị, sơn tráng v.v…
4.2 Yêu cầu về kích thước
4.2.1 Chiều dày tấm kính
Đối với chủng loại và diện tích của tấm kính cho trước, chiều dày của tấm kính không được nhỏ hơn chiều dày lớn nhất xác định trong các điều 5; 6 và 7 của tiêu chuẩn này.
CHÚ THÍCH: Phương pháp xác định chiều dày tấm kính được xác định theo Phụ lục A.
4.2.2 Chiều dày danh nghĩa tiêu chuẩn
Vật liệu kính được nêu trong tiêu chuẩn này là các loại kính có chiều dày danh nghĩa tiêu chuẩn. Chiều dày danh nghĩa tiêu chuẩn và dung sai chiều dày được quy định theo tiêu chuẩn sản phẩm tương ứng.
4.2.3 Chiều dày danh nghĩa phi tiêu chuẩn
Các loại kính có chiều dày danh nghĩa không được qui định trong tiêu chuẩn và các yêu cầu của tiêu chuẩn này cần phải được áp dụng bằng phương pháp nội suy thích hợp.
4.2.4 Diện tích tấm kính
Đối với chủng loại và chiều dày tấm kính cho trước, diện tích của tấm kính không được lớn hơn diện tích nhỏ nhất xác định trong các điều 5; 6 và 7 của tiêu chuẩn này.
4.3 Yêu cầu về khung lắp kính
4.3.1 Khung lắp kính
Khung phải chịu được tải trọng thiết kế thích hợp, đồng thời phải đảm bảo độ biến dạng theo chiều ứng suất của tải trọng thiết kế, không vượt quá giới hạn sau:
– (1/150) của khẩu độ đối với cửa sổ và cửa đi kiểu trượt cho nhà ở (không phân biệt chiều cao) và cho các công trình khác có chiều cao nhỏ hơn 10m;
– (1/240) của khẩu độ cho các cửa nhà ở có chiều cao lớn hơn 10 m.
4.3.2 Kính lắp trực tiếp trong kết cấu xây dựng
Kính được lắp trực tiếp lên cấu kiện xây dựng bằng các liên kết thích hợp cũng phải đảm bảo đạt yêu cầu về độ lệch cho phép qui định ở 4.3.1.
4.3.3 Khung hỗn hợp
Kính có khung đỡ suốt chiều dài cạnh nằm ngang của cạnh trên và dưới bằng một kiểu và dọc theo chiều thẳng đứng bằng kiểu khác, nhưng đảm bảo độ lệch cho phép qui định ở 5.3.1.
4.4 Yêu cầu thiết kế cho những trường hợp đặc biệt
4.4.1 Yêu cầu chung
Khi sử dụng kính trong những trường hợp đặc biệt không được nêu trong tiêu chuẩn này, nhà sản xuất cần được tư vấn về các số liệu thiết kế và ứng suất lớn nhất không được vượt quá giá trị đưa ra trong 4.4.2.
4.4.2 Ứng suất thiết kế
Đối với các loại kính ủ thường, ứng suất thiết kế được quy định trong Bảng 1.
Đối với các loại kính khác với kính ủ thường, ứng suất thiết kế được xác định bằng ứng suất được nêu trong Bảng 1 nhân với hệ số đưa ra trong Bảng 2.
Bảng 1 – Ứng suất thiết kế cho kính ủ thường
Tải trọng liên tục | Ứng suất thiết kế, MPa | |
Chiều dày danh nghĩa, mm | ||
≤ 6 | > 6 | |
Tải trọng gió | 16,7 | 15,2 |
Tải trọng tĩnh | 8,35 | 7,6 |
Bảng 2 – Hệ số chịu tải trọng gió đối với kính có chiều dày bằng nhau
Loại kính | Hệ số áp lực, F |
Kính ủ thường | 1,0 |
Kính phun cát | 0,4 |
Kính cốt lưới thép | 0,5 |
Kính dán 1) | 0,8 |
Kính vân hoa 2) | 1,0 |
Kính hai lớp 3) | 1,5 |
Kính bán tôi | 1,6 |
Kính tôi | 2,5 |
1) Nếu nhiệt độ làm việc tối đa của kính lớn hơn 70oC, hệ số áp lực gió sẽ giảm xuống 0,6. 2) Đối với kính vân hoa, chiều dày được đo tại điểm mỏng nhất; 3) Hai lớp kính phải có chiều dày danh nghĩa như nhau. Nếu chiều dày khác nhau nhà sản xuất phải đưa ra hướng dẫn. |
5. Yêu cầu chịu tải trọng gió
5.1 Tổng quát
Điều này đưa ra quy trình xác định chiều dày nhỏ nhất với diện tích cho trước hoặc diện tích lớn nhất với chiều dày cho trước, cho các loại kính khác nhau phù hợp với các yêu cầu chịu tải trọng gió.
5.2 Áp lực gió thiết kế
Đối với các công trình cao tầng, tùy thuộc vào chủng loại, khẩu độ, diện tích, chiều dày của kính cần tính đến ảnh hưởng của áp lực gió, tải trọng tĩnh theo như quy định trong TCVN 4088 : 1995 và TCVN 2737 : 1995.
5.3 Kính ủ thường với chiều dày danh nghĩa tiêu chuẩn
5.3.1 Yêu cầu chung
Chiều dày danh nghĩa tiêu chuẩn của kính ủ thường khi khẩu độ hoặc diện tích cho trước, hoặc diện tích hoặc khẩu độ lớn nhất khi chiều dày danh nghĩa tiêu chuẩn cho trước, được xác định theo điều 5.3.2 và 5.3.3. Sau khi được lắp kính, khung kính phải đảm bảo không vượt quá giá trị độ lệch theo chiều của ứng suất cho phép của tải trọng gió thiết kế:
– (1/150) của khẩu độ đối với cửa sổ và cửa đi kiểu trượt cho nhà ở (không phân biệt chiều cao) và cho các công trình khác có chiều cao nhỏ hơn 10 m;
– (1/240) của khẩu độ cho các cửa nhà ở chiều cao lớn hơn 10 m.
5.3.2 Tấm kính hình chữ nhật có khung đỡ tất cả các cạnh
Với tấm kính hình chữ nhật có khung đỡ tất cả các cạnh, các kích thước nhận được từ biểu đồ Hình 2 với tỷ số cạnh bằng hoặc nhỏ hơn giá trị đã cho trên biểu đồ. Với tỷ số cạnh lớn hơn, áp dụng biểu đồ Hình 3, cạnh nhỏ hơn của hình chữ nhật được coi là khẩu độ.
5.3.3 Tấm kính hình chữ nhật có khung đỡ hai cạnh đối diện
Với tấm kính hình chữ nhật có khung đỡ hai cạnh đối diện, kích thước nhận được từ biểu đồ Hình 3. Đối với áp lực gió thiết kế lớn hơn 5 kPa, áp dụng phương trình đưa ra trong Phụ lục B và quy định trong điều 5.4.2.
Hình 2 – Biểu đồ kích thước của tấm kính ủ thường hình chữ nhật, chiều dày tiêu chuẩn với tỷ số cạnh nhỏ hơn hoặc bằng giá trị đã cho và có khung đỡ tất cả các cạnh
Hình 3 – Biểu đồ khẩu độ của tấm kính nổi ủ thường, hình chữ nhật, chiều dày tiêu chuẩn, chỉ có khung đỡ ở hai cạnh đối diện và của hình chữ nhật có tỷ số cạnh cao và có khung đỡ ở tất cả các cạnh
5.4 Kính ủ thường không thuộc nhóm có chiều dày danh nghĩa tiêu chuẩn
5.4.1 Tấm kính hình chữ nhật có khung đỡ bốn cạnh
Với tấm kính hình chữ nhật có chiều dày tối thiểu cho trước có khung đỡ bốn cạnh, tích số pA là một hằng số (K). Diện tích tối đa của tấm kính có chiều dày tối thiểu khác với biểu đồ Hình 2 được tính toán bằng cách xác định hệ số K, thông qua K1 từ phương trình (B.1) hay K2 từ phương trình (B.2) của Phụ lục B.
Giá trị diện tích tối đa (A) cho bất cứ giá trị áp lực gió thiết kế (p), được xác định theo phương trình sau:
A = K/p
trong đó:
A là diện tích của tấm kính, tính bằng m2;
K là hằng số chiều dày tấm kính;
p là áp lực gió thiết kế, tính bằng kPa.
CHÚ THÍCH:
– Đường thẳng tính toán cho chiều dày tối thiểu của một tấm kính có thể được dựng trên biểu đồ Hình 2 bằng cách kẻ một đường song song với đường thẳng đi qua điểm p = 1, A = K đối với kính có chiều dày danh nghĩa tiêu chuẩn (độ nghiêng = -1).
– Tỷ số cạnh lớn nhất với đường thẳng tính toán ở biểu đồ Hình 2 có thể được tính toán từ phương trình (B.6) của Phụ lục B đối với các tấm kính có chiều dày tối thiểu nhỏ hơn và bằng 6 mm, hoặc từ phương trình (B.9) đối với kính có chiều dày tối thiểu lớn hơn 6 mm.
5.4.2 Tấm kính hình chữ nhật chỉ có khung ở hai cạnh đối diện nhau
Với tấm kính hình chữ nhật có chiều dày tối thiểu cho trước chỉ có khung ở hai cạnh đối diện, tích số pb2 là một hằng số C. Khẩu độ tối đa đối với tấm kính có chiều dày tối thiểu khác với biểu đồ Hình 3 được tính toán bằng cách xác định C từ phương trình (B.3) của Phụ lục B.
Kích thước tối đa của khẩu độ đối với mọi giá trị áp lực gió thiết kế, được xác định theo phương trình sau:
b = (C/p)1/2
trong đó:
b là kích thước lớn nhất của khẩu độ, tính bằng m;
p là áp lực gió thiết kế, tính bằng kPa.
CHÚ THÍCH: Đường thẳng tính toán đối với một chiều dày tối thiểu của tấm kính có thể được dựng trên biểu đồ Hình 3 bằng cách kẻ một đường song song với đường tương ứng với chiều dày danh nghĩa tiêu chuẩn (độ nghiêng = -0,5), đi qua điểm p = 1, b = C1/2.
5.5 Các loại kính khác với kính ủ thường
5.5.1 Yêu cầu chung
Chiều dày yêu cầu đối với các chủng loại kính ngoài kính ủ thông thường được tính bằng cách sử dụng hệ số áp lực (F) trong Bảng 2 quy định trong 5.5.2 hay 5.5.3.
Ở những nơi mà mức độ an toàn không cho phép giảm, có thể sử dụng hệ số áp lực thích hợp hơn hệ số áp lực trong Bảng 2.
5.5.2 Các chiều dày danh nghĩa tiêu chuẩn
Diện tích hoặc khẩu độ lớn nhất đối với một chiều dày tối thiểu cho trước, hoặc chiều dày tối thiểu đối với một khẩu độ hay diện tích cho trước, của bất cứ chủng loại kính nào trong Bảng 2 được tính toán bằng cách chia áp lực gió thiết kế (p) cho hệ số áp lực (F) cho trước trong Bảng 2 và sử dụng áp lực điều chỉnh này trong phương pháp được quy định trong 5.3.
Khi áp lực gió thiết kế vượt quá 5kPa, áp dụng phương trình thích hợp trong Phụ lục B như đã qui định tại điều 5.4.1 hoặc 5.4.2.
Phụ lục C đưa ra các bảng và các biểu đồ ứng với các loại kính đã nêu trong Bảng 2. Các biểu đồ và bảng này đã được tính toán sẵn theo phương pháp đã nêu trên, do đó áp dụng biểu đồ và bảng này không cần phải viện dẫn theo biểu đồ Hình 2 hoặc biểu đồ Hình 3.
5.5.3 Các chiều dày phi tiêu chuẩn
Khẩu độ hay diện tích tối đa đối với chiều dày tối thiểu đã cho, hoặc chiều dày tối thiểu đối với một khẩu độ hay một diện tích đã cho bất cứ chủng loại kính nào theo Bảng 2 sẽ nhận được bằng cách chia áp lực gió thiết kế (p) cho hệ số áp lực (F) cho trước trong Bảng 2 và sử dụng áp lực điều chỉnh này trong phương pháp đã định 5.4.
6. Yêu cầu về an toàn đối với tác động của con người
6.1 Tổng quát
Điều này đưa ra các yêu cầu đảm bảo an toàn cho con người tại những vị trí thường xuyên có tác động của con người với kính.
CHÚ THÍCH:
1) Việc đáp ứng các yêu cầu của điều 6 sẽ làm giảm nguy cơ gây thương tích cho con người khi va chạm với kính. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là kính sẽ không bị vỡ trong mọi điều kiện tác động, mà chỉ là không bị vỡ trong các dạng tác động phổ biến nhất, hoặc khi vỡ, những việc xảy ra thương tích do các mảnh sắc, nhỏ của kính sẽ được hạn chế nhờ tính chất bảo vệ đặc biệt của kính, hay do kích thước hạn chế của kính, hoặc do các đặc tính khi vỡ của kính.
2) Việc đáp ứng các yêu cầu này đòi hỏi cửa và các tấm kính phải được xem xét là có khung hay không có khung theo 6.2.
3) Khi dùng kính trong suốt làm cửa đi hoặc các vách hông (ở hai bên cửa đi) hoặc khi lắp kính ở những vị trí mà có thể tưởng nhầm là cửa mở hay lối đi không bị cản trở, thì kính đó phải được ghi dấu hiệu hoặc dùng các biện pháp trang trí khác sao cho thể hiện được rõ ràng sự tồn tại của tấm kính đó. Tuy nhiên việc ghi dấu hiệu hay trang trí trên không thể thay thế cho việc kính được sử dụng phải là kính an toàn ở những vị trí cần thiết nêu trong điều này.
6.2 Khung cửa và khung kính
Cửa đi hoặc vách kính được coi là có khung nếu như các kết cấu khung của chúng phải đồng thời thỏa mãn:
a) tạo ra khung đỡ trên toàn bộ chiều dài các cạnh của cửa hay vách kính đó; và
b) giới hạn độ lệch phù hợp theo 4.3.
Cửa và các vách kính (bao gồm cả phần khung cửa hoặc vách kính) không tuân theo các yêu cầu của điều này sẽ được coi là không có khung.
6.3 Các cạnh hở
Cạnh của tấm kính không có khung đỡ sẽ được coi là cạnh hở, trừ khi cạnh đó nối ghép liên tục với một tấm kính khác. Các góc sắc của cạnh hở cần phải được mài an toàn.
CHÚ THÍCH: Một tấm kính không có khung có thể không có cạnh hở nào hoặc có một hay nhiều cạnh hở.
6.4 Việc thay thế kính an toàn
Không được dùng kính ủ thường thay cho vật liệu kính an toàn nhóm A hoặc nhóm B trong các trường hợp yêu cầu sử dụng vật liệu kính an toàn.
Kính an toàn nhóm A phù hợp với Bảng 3 có thể được sử dụng thay cho kính ủ thường trong cùng trường hợp ở những nơi kính ủ thường được chấp nhận.
Kính an toàn nhóm B có thể được sử dụng thay cho kính ủ thường trong cùng trường hợp mà kính ủ thường được chấp nhận, theo giới hạn của diện tích, khẩu độ và chiều dày mà được áp dụng đối với kính ủ thường.
6.5 Sử dụng kính an toàn có chiều dày phi tiêu chuẩn
Kính an toàn có chiều dày phi tiêu chuẩn có thể được sử dụng nếu như diện tích tối đa hoặc khẩu độ của kính theo Bảng 3 đến Bảng 7 được điều chỉnh phù hợp với 4.2.3.
6.6 Kính hộp cách nhiệt
Khi sử dụng kính hộp cách nhiệt trong các trường hợp nêu trong phần này, diện tích tối đa quy định ở phần này có thể được nhân lên 1,5 lần với điều kiện mỗi lớp kính của kính đó phải đáp ứng các yêu cầu liên quan.
6.7 Nhận dạng vật liệu kính an toàn
Mỗi tấm kính an toàn phải được ghi ký hiệu rõ ràng theo quy định.
Khi lắp đặt kính dán an toàn, kính phủ hữu cơ an toàn, hoặc kính cốt lưới thép an toàn phải ghi ký hiệu cho từng lô hoặc tấm kính được lắp đặt, đồng thời phải có xác nhận của nhà sản xuất hoặc nhà phân phối để khẳng định lô hoặc tấm kính đó được cắt ra từ một loại kính an toàn với các ký hiệu rõ ràng, phù hợp quy định hiện hành
Nếu sử dụng kính có chiều dày phi tiêu chuẩn, kính phải được ghi dấu theo qui định này, ngoài ra chiều dày tối thiểu của kính, tính bằng milimét, cần được ghi rõ trên kính.
6.8 Kính cửa
Kính làm cửa phải là kính an toàn nhóm A phù hợp Bảng 3. Trừ những trường hợp sau:
a) đối với loại cửa kính có khung bốn cạnh, có thể sử dụng loại kính ủ thường có diện tích tối đa là 0,5 m2 theo các chỉ tiêu trong Bảng 4 và có thanh bảo vệ bản rộng trên 40 mm;
b) đối với loại cửa không có khung có thể lắp kính tôi an toàn có chiều dày danh nghĩa tiêu chuẩn tối thiểu 10 mm.
c) cửa nhà tắm hoặc tường ngăn nhà tắm được lắp kính theo 6.13.
CHÚ THÍCH: Các yêu cầu về lắp kính cửa đối với nhà ở và nhà sử dụng cho mục đích khác tương tự nhau.
6.9 Các vách hông
6.9.1 Các vách hông có khung
Các tấm kính của vách hông có khung mà có đường nhìn thấy thẳng đứng gần nhất của ô cửa, nhỏ hơn 300 mm tính từ cạnh gần nhất của ô cửa phải được lắp loại kính an toàn nhóm A theo Bảng 3. Trừ những trường hợp đặc biệt sau:
a) đối với công trình không phải là nhà ở, có thể sử dụng kính ủ thường theo Bảng 4 trong những trường hợp sau đây:
– chiều rộng lỗ mở thông thủy của vách ngăn không lớn hơn 500 mm đối với mỗi tấm;
– mép dưới của vách ngăn cao từ 500 mm trở lên so với mặt sàn hoàn thiện;
– khi độ cao thông thủy của các vách ngăn không lớn hơn 1 000 mm đối với mỗi vách;
b) đối với công trình không phải là nhà ở có thể dùng kính ủ thường phù hợp Bảng 6 nếu chiều rộng thông thủy lỗ mở lớn hơn 2m đồng thời:
– cột khung của vách ngăn được chôn sâu tối thiểu 300 mm tính từ mặt sàn hoàn thiện; hoặc
– sử dụng kính ủ thường có chiều dày danh nghĩa tiêu chuẩn tối thiểu 10 mm;
c) đối với công trình nhà ở, có thể sử dụng kính ủ thường phù hợp Bảng 6 trong điều kiện đường nhìn thấy thấp nhất là từ 1 200 mm trở lên trên mặt sàn hoàn thiện.
Nếu đường nhìn thấy thấp nhất dưới 1 200 mm trên mặt sàn hoàn thiện thì có thể dùng kính ủ thường theo Bảng 4 cho các diện tích vách nhỏ hơn 0,5 m2.
6.9.2 Vách hông không có khung
– vách hông không có khung, không có cạnh hở phải là kính an toàn nhóm A đáp ứng các yêu cầu của Bảng 3 hoặc Bảng 7;
– vách hông không có khung có bất kỳ một cạnh hở phải lắp kính an toàn nhóm A đáp ứng các yêu cầu của Bảng 3 hoặc Bảng 7 trừ khi kính đó có chiều dày danh nghĩa tiêu chuẩn từ 10 mm trở lên.
6.10 Các vách ngăn không xác định là cửa hay vách hông mà có thể gây nhầm tưởng là lối đi không có vật cản
Vách ngăn được coi là có khả năng gây nhầm tưởng là cửa mở hay lối đi không có vật cản phải đáp ứng các yêu cầu của 6.10.1 và 6.10.2.
Vách ngăn được coi không thể gây nên sự nhầm tưởng là cửa mở hay lối đi không có vật cản trong các trường hợp sau:
a) chiều rộng thông thủy của mỗi tấm kính lớn nhất đến 500 mm;
b) đường nhìn thấy thấp nhất của lỗ mở (xem Hình 1) là từ 500 mm trở lên so với mặt sàn hoàn thiện;
c) vách ngăn được đánh dấu bằng các ký hiệu hay trang trí, khắc a xít trên kính, có kích thước đủ lớn để mọi người dễ nhận biết, hoặc sơn màu, tạo hoa văn thể hiện sự tồn tại của vách ngăn;
d) vách ngăn có thanh chắn bảo vệ hoặc các chi tiết tương tự;
e) có các hình thức thể hiện chi tiết trên vách ngăn;
g) cốt sàn ở hai phía của vách ngăn chênh lệch trên 500 mm.
6.10.1 Vách có khung
Vách có khung phải lắp kính an toàn nhóm A theo Bảng 3, ngoài ra với diện tích giới hạn đến 0,5 m2, có thể dùng kính ủ thường đáp ứng Bảng 4.
6.10.2 Vách không có khung
Các vách không có khung phải lắp kính an toàn nhóm A theo Bảng 3 và Bảng 7, với các lưu ý về yêu cầu kích thước đối với loại kính an toàn nhóm A.
6.11 Vách ngăn không phải là cửa hay vách hông, làm tường bao cho các phòng trong công trình nhà ở
6.11.1 Vách ngăn có khung
Tất cả các vách ngăn có khung trong công trình nhà ở mà có đường nhìn thấy thấp nhất (xem Hình 1) của vách ngăn nhỏ hơn 500 mm tính từ mặt sàn hoàn thiện phải là kính an toàn nhóm A phù hợp Bảng 3.
Các trường hợp dưới đây có thể sử dụng kính ủ thường:
a) diện tích đến 0,1 m2 chiều dày danh nghĩa tối thiểu 3 mm;
b) diện tích đến 0,3 m2 chiều dày danh nghĩa tối thiểu 4 mm;
c) diện tích đến 2,0 m2 chiều dày danh nghĩa tối thiểu 5 mm.
6.11.2 Vách ngăn không có khung
Tất cả các vách ngăn không có khung trong công trình nhà ở có đường nhìn thấy thấp nhất (xem Hình 1) dưới 500 mm so với mặt sàn hoàn thiện phải đáp ứng với các yêu cầu của Bảng 3 và Bảng 7.
6.12 Cửa, vách ngăn và tường bao của bồn tắm
Tất cả các tấm kính làm cửa, vách ngăn, tường bao bồn tắm đứng và các cửa sổ kèm theo mà có đường nhìn thấy thấp nhất dưới 1 500 mm so với mặt sàn hoàn thiện, phải là kính an toàn nhóm A phù hợp với Bảng 3 hoặc kính an toàn nhóm B phù hợp Bảng 5.
Khi các vách ngăn hoặc cửa đó có một cạnh hở thì phải dùng kính tôi an toàn nhóm A theo Bảng 3 với chiều dày tối thiểu là 5 mm.
6.13 Vách kính mặt tiền và cách ngăn nội thất
6.13.1 Yêu cầu chung
Điều này áp dụng với tất cả các vách ngăn không phải là cửa hay vách hông trên các tường kính ở mặt trước sảnh và các vách ngăn bằng kính trong nhà ở và các công trình khác. Điều này không áp dụng với các nẹp kính có thể chịu sự tác động của con người nếu bề rộng của các nẹp đó lớn hơn 500 mm.
Bảng 3 – Diện tích lớn nhất của kính an toàn nhóm A từ kính trong hoặc kính vân hoa, sử dụng cho cửa ra vào có khung, vách ngăn có khung và các vách kính có khung khác
Loại kính | Chiều dày danh nghĩa, mm | Diện tích lớn nhất, m2 |
Kính tôi an toàn | 3 4 5 6 8 10 12 | 1,0 2,0 3,0 4,0 6,0 8,0 10,0 |
Kính dán an toàn | 5,38 6,38 8,38 10,38 12,38 | 2,0 3,0 5,0 7,0 9,0 |
Kính an toàn có lớp phủ hữu cơ | 3 4 5 ≥ 6 | 1,0 1,5 2,0 3,0 |
Bảng 4 – Diện tích lớn nhất của kính trong hoặc kính vân hoa ủ thường cho cửa ra vào có khung, vách kính có khung cạnh và các vách kính có khung khác
Chiều dày danh nghĩa, mm | Diện tích lớn nhất, m2 |
3 4 5 6 8 10 12 15 19 25 | 0,1 0,3 0,5 0,9 1,8 2,7 4,5 6,3 8,5 12,0 |
Bảng 5 – Diện tích lớn nhất của kính an toàn nhóm B, cho cửa, vách ngăn và tường bao bồn tắm
Chủng loại kính | Chiều dày danh nghĩa, mm | Diện tích lớn nhất, m2 |
Kính lưới thép an toàn | ≥ 6 | 2,5 |
Kính an toàn có lớp phủ hữu cơ | 3 4 5 ≥ 6 | 1,0 1,5 2,0 3,0 |
Bảng 6 – Diện tích lớn nhất cho kính ủ thường của vách kính mặt tiền, vách ngăn nội thất và các vách kính khác
Chiều dày danh nghĩa tiêu chuẩn, mm | Diện tích lớn nhất, m2 | ||
Có khung | Cạnh trên không có khung 3) | ||
Vách hông và vách ngăn1) | Vách hông trước và vách kính mặt tiền 2) | ||
3 4 5 6 | 0,8 1,4 2,2 3,3 | 0,8 1,4 2,2 3,3 | 0,1 0,3 0,5 0,9 |
8 10 12 15 | 4,5 6,0 8,0 10,0 | 6,0 9,0 12,0 15,0 | 1,8 2,7 4,5 6,3 |
19 25 | 12,0 15,0 | 15,0 15,0 | 8,5 12,0 |
1) Tấm kính có khung như sau: Các vách ngăn nội thất sử dụng cho nhà ở hoặc công trình công cộng, mô tả trong 6.13.2. Các vách hông sử dụng cho nhà ở, mô tả trong 6.9.1.c). 2) Các vách hông của vách kính mặt tiền như mô tả trong 6.9.1 (b) và vách kính mặt tiền như mô tả trong 6.13.2. 3) Các vách ngăn nội thất và vách kính mặt tiền với cạnh phía trên không có khung như mô tả trong 6.13.3.1. |
Bảng 7 – Vách kính mặt tiền, vách ngăn nội thất và các vách kính khác không có khung
Chiều cao kính *), mm | Loại kính | Chiều dày danh nghĩa nhỏ nhất, mm | Số lượng lớn nhất các cạnh hở đứng | Độ rộng tấm kính lớn nhất, m |
nhỏ hơn hoặc bằng 2 | Kính ủ thường Kính bán tôi Kính tôi Kính tôi Kính dán Kính dán | 6,0 6,0 6,0 8,0 6,38 8,38 | 1 1 2 Không giới hạn 2 Không giới hạn | 0,8 1,0 1,2 Không giới hạn 1,2 Không giới hạn |
từ lớn hơn 2 đến 2,5 | Kính ủ thường Kính bán tôi Kính tôi Kính tôi Kính dán Kính dán | 10,0 10,0 8,0 10,0 8,38 10,38 | 1 1 2 Không giới hạn 2 Không giới hạn | 1,0 1,2 1,2 Không giới hạn 1,2 Không giới hạn |
từ lớn hơn 2,5 đến 2,8 | Kính tôi Kính tôi Kính dán Kính dán | 10,0 12,0 10,38 12,38 | 2 Không giới hạn 2 Không giới hạn | 1,2 Không giới hạn 1,2 Không giới hạn |
từ lớn hơn 2,8 đến 3,2 | Kính tôi Kính dán | 12,0 12,38 | 2 2 | 1,2 1,2 |
*) Chiều cao này tương đương với khẩu độ (xem 3,15). |
6.13.2 Các vách có khung
Các vách có khung mà không phải là cửa hay vách hông trên các vách ngăn nội thất hoặc tường kính ở mặt trước sảnh phải được lắp kính an toàn nhóm A theo Bảng 3.
Nếu những vách đó không thể gây ra sự nhầm tưởng là cửa mở hay lối đi không có vật cản có thể được lắp kính ủ thường theo Bảng 6.
6.13.3 Các vách không có khung
6.13.3.1 Vách không có khung ở cạnh trên
Các vách có khung ở ba cạnh trừ cạnh trên phải được lắp kính an toàn nhóm A theo Bảng 3 hoặc kính ủ thường theo Bảng 6, miễn là cạnh trên của vách cao từ 1 500 mm trở lên so với mặt sàn hoàn thiện và không gây nhầm tưởng là cửa mở hay lối đi không có vật cản.
6.13.3.2 Vách không có khung ở hai cạnh bên
Các vách có khung ở cạnh trên và cạnh dưới và có một hoặc hai cạnh hở hai bên phải được lắp kính theo Bảng 7 nếu đường nhìn thấy thấp nhất của kính lớn hơn 1 500 mm trên mặt sàn hoàn thiện và chiều cao của vách không lớn hơn 1 000 mm, trong trường hợp đó có thể sử dụng kính ủ thường với chiều dày danh nghĩa từ 6 mm trở lên.
6.14 Mái nghiêng bằng kính
Mái nghiêng lắp kính cố định hoặc di động được thiết kế có độ nghiêng không nhỏ hơn 30o so với mặt phẳng ngang phải có khả năng chịu được các tải trọng thích hợp và được phép lắp lưới thép bên dưới ô kính để tránh các mảnh kính rơi xuống trong trường hợp kính bị vỡ.
Ngoài ra, kính còn phải được thiết kế chịu các tải trọng đỡ có thể xuất hiện trên mái nghiêng trong một số trường hợp đặc biệt, ví dụ tải trọng do mưa, tuyết…
7. Yêu cầu đối với mái hắt và mái nghiêng lắp kính
7.1 Mái hắt
Đối với các cửa sổ có mái hắt bằng kính có thể cố định hoặc di động, chiều dài của mái hắt (chớp kính) làm bằng kính ủ thường không được lớn hơn các giá trị nêu trong Bảng 8 với điều kiện là áp lực gió theo thiết kế không vượt quá 0,9 kPa.
Đối với áp lực gió lớn hơn và các loại kính khác, chiều dài của mái hắt phải được xác định theo các yêu cầu về tải trọng gió đối với hình chữ nhật của ô kính chỉ có giá đỡ ở hai cạnh đối diện, sử dụng hệ số áp lực đối với trở lực liên quan đến tải trọng gió nêu trong điều 5. Ở những vị trí cần thiết yêu cầu về an toàn cho con người khi va chạm nêu trong điều 6 phải được xem xét.
Bảng 8 – Chiều dài lớn nhất của mái hắt bằng kính ủ thường
Đơn vị tính bằng milimét
Chiều dày danh nghĩa tiêu chuẩn | Chiều dài lớn nhất của mái hắt | ||
Chiều rộng mái hắt | |||
nhỏ hơn và bằng 100 | từ lớn hơn 100 đến 150 | từ lớn hơn 150 đến 225 | |
3 | 400 | 500 | – |
4 | 500 | 600 | – |
5 | 600 | 750 | 750 |
6 | 750 | 900 | 900 |
7.2 Mái nghiêng (kể cả mái kính ở cửa trời)
7.2.1 Yêu cầu chung
Mái kính nghiêng được thiết kế có độ nghiêng nhỏ hơn 70o so với mặt phẳng ngang.
Ngoài ra, kính được thiết kế chịu được các tải trọng xuất hiện trên mái nghiêng trong một số trường hợp đặc biệt, ví dụ tải trọng do tuyết, với ứng suất thiết kế suy giảm.
Kính sử dụng cho mái nghiêng có độ dốc nhỏ hơn 30o so với mặt phẳng ngang phải là kính an toàn nhóm A. Trường hợp mái nghiêng có độ dốc từ 30o trở lên, có thể sử dụng kính an toàn nhóm A hoặc B.
Nếu điểm cao nhất của tấm kính cao hơn 5,0 m so với cốt sàn hoàn thiện thì không được sử dụng kính tôi nhiệt an toàn, trừ trường hợp độ dốc của mái kính từ 70o trở lên so với mặt phẳng ngang hoặc trong trường hợp sử dụng lưới an toàn bên dưới ô kính để tránh các mảnh kính rơi xuống trong trường hợp kính bị vỡ.
CHÚ THÍCH: Các loại kính dán an toàn khác nhau có các đặc tính vỡ khác nhau. Khi lựa chọn sử dụng kính an toàn cần lưu ý đến các đặc tính vỡ của chúng.
7.2.2 Yêu cầu thiết kế
7.2.2.1 Các tải trọng thiết kế cho loại mái che lưu thông
Đối với việc lắp kính cho các mái bằng hoặc gần như là mái bằng sử dụng làm mái che lối đi bộ hoặc cho các khu giải trí, tải trọng thích hợp là 1,8 kN trên một diện tích có đường kính 150 mm tại tâm của tấm kính hoặc tải trọng động phân phối sau:
a) đối với công trình nhà ở: 1,5 kPa
b) đối với công trình công cộng: 3 kPa
nếu tải trọng nào có thể gây ra hậu quả lớn hơn.
7.2.2.2 Các tải trọng thiết kế cho các mái che không lưu thông
Đối với mái kính phẳng hoặc dốc chỉ làm mái che cho các cấu kiện và không có tải trọng động do giao thông hoặc nơi có đông người, tải trọng thiết kế thích hợp như sau:
a) đối với mái nghiêng có độ dốc dưới 30o so với mặt phẳng ngang tải trọng tương đương là 1,1 kN trên 1 diện tích đường kính 150 mm tại tâm điểm của ô kính;
b) đối với mái nghiêng có độ dốc lớn hơn 30o và nhỏ hơn 70o so với mặt phẳng ngang tải trọng thẳng đứng là 0,5 kN trên một diện tích có đường kính 150 mm tại tâm của ô kính.
Với các ô kính không có giá đỡ có độ rộng 450 mm hoặc nhỏ hơn thì không cần giá đỡ chịu tải trọng tập trung, kể cả đối với mái dốc.
CHÚ THÍCH: Các ứng suất phát triển bên trong kính và cường độ của kính phụ thuộc vào độ bền, độ lớn và diện tích tiếp xúc với tải trọng áp dụng cũng như kích thước và các điều kiện đỡ nó.
7.2.3 Khẩu độ của kính đối với các mái che không lưu thông
Bảng 9 đưa ra các kích thước cho phép tối đa đối với các chủng loại và chiều dày của kính ứng đối với các tải trọng quy định tại 7.2.2.2 đối với các mái che không lưu thông, phụ thuộc vào các giới hạn dưới đây:
a) áp lực gió thiết kế tối đa: 1,2 kPa;
b) đối với các tấm kính có giá đỡ ở hai cạnh đối diện chiều rộng của tấm kính không nhỏ hơn khẩu độ;
c) đối với các tấm kính có giá đỡ ở bốn cạnh: chiều dài tối đa 3,66 m đối với kính dán và 4,0 m đối với kính tôi;
d) không áp dụng tải trọng do tuyết;
e) các ứng suất thiết kế sau được sử dụng để xác định khẩu độ cho phép qui định ở Bảng 9:
1) kính dán: 15,2 MPa
2) kính tôi: 43,0 MPa
3) kính dán bán tôi: 24,0 MPa
Bảng 9 – Khẩu độ lớn nhất cho phép của mái dốc đối với mái che không lưu thông
a) Kính dán | |||||
Độ dốc | Vị trí lắp dựng | Chiều dài lớn nhất, mm | |||
Chiều dày danh nghĩa, mm | |||||
6,38 | 8,38 | 10,38 | 12,38 | ||
< 30 | 4 góc | 450 | 450 | 600 | 1200 |
2 góc | 450 | 450 | 600 | 1200 | |
≥ 30 | 4 góc | 450 | 1200 | 1500 | 1500 |
2 góc | 450 | 800 | 1000 | 1500 | |
b) Kính tôi | |||||
Độ dốc | Vị trí lắp dựng | Chiều dài lớn nhất, mm | |||
Chiều dày danh nghĩa, mm | |||||
5 | 6 | 8 | 10 | ||
< 30 | 4 góc | 450 | 600 | 1200 | 1500 |
2 góc | 450 | 600 | 1200 | 1500 | |
≥ 30 | 4 góc | 800 | 1200 | 1500 | 1500 |
2 góc | 800 | 1000 | 1200 | 1500 | |
c) Kính dán bán tôi | |||||
Độ dốc | Vị trí lắp dựng | Chiều dài lớn nhất, mm | |||
Chiều dày danh nghĩa, mm | |||||
6,76 | 8,76 | 10,76 | 12,76 | ||
< 30 | 4 góc | 450 | 600 | 1500 | 1500 |
2 góc | 450 | 600 | 1200 | 1500 | |
≥ 30 | 4 góc | 1000 | 1500 | 1500 | 1500 |
2 góc | 800 | 1000 | 1500 | 1500 |
8. Yêu cầu về lắp đặt
8.1 Khái quát
Điều này đưa ra các yêu cầu cơ bản cho việc lắp kính. Đối với việc lắp các tấm kính nhiều lớp cách nhiệt không được đề cập trong phần này. Để lắp loại kính đó cần xem hướng dẫn của nhà sản xuất. Các hướng dẫn của các nhà sản xuất khác nhau có thể khác nhau.
8.2 Yêu cầu về kích thước
8.2.1 Yêu cầu chung
Các kích thước về khe hở bên dưới, phần chôn sâu, khe hở mặt trước và mặt sau của tấm kính trong Hình 1 phải không được thấp hơn các giá trị nêu ở Bảng 10 đối với các chiều dày khác nhau của kính.
Bảng 10 – Kích thước tối thiểu của kính đối với các vật liệu lắp kính khác nhau (kính trong, kính màu, kính phản quang)
Đơn vị tính bằng milimét
Chiều dày danh nghĩa | Mép hở | Mép ngập sâu | Khe hở phía trước và phía sau tấm kính | ||
(a) | (b) | (c) | |||
3 | 3 | 6 | 2 | 2 | 1 |
4 | 3 | 6 | 2 | 2 | 1 |
5 | 4 | 6 | 2 | 2 | 2 |
6 | 4 | 6 | 2 | 2 | 2 |
8 | 5 | 8 | – | 3 | 2 |
10 | 5 | 8 | – | 3 | 2 |
12 | 5 | 9 | – | 3 | 2 |
15 | 8 | 10 | – | 5 | 4 |
19 | 10 | 12 | – | 5 | 4 |
25 | 10 | 15 | – | 5 | 4 |
CHÚ THÍCH: – Cột (a) áp dụng cho việc trám khe hở lên khung kim loại bằng ma tít và dầu lanh; – Cột (b) áp dụng cho việc trám khe hở lên khung kim loại bằng chất không đông cứng, chất dẻo, hợp chất đàn hồi hai thành phần; chất gắn kín và vật liệu loại dải; – Cột (c) áp dụng cho việc trám khe hở lên khung kim loại bằng gioăng được đùn ép từ chất dẻo PVC gắn bằng áp lực lên kính. |
8.2.2 Độ dày của lớp vữa ở mặt trước
Độ dày của lớp vữa ở mặt trước không được nhỏ hơn 10 mm đối với các tấm kính có diện tích đến 1 m2 và không nhỏ hơn 12 mm đối với các tấm kính có diện tích từ 1 m2 đến 2 m2.
8.2.3 Kích thước của đường rãnh lắp kính và đường xoi
Kích thước của các rãnh lắp kính và đường xoi phải tuân thủ các yêu cầu của 8.2.1 và 8.2.2 và phải đáp ứng các quy định về kích thước đối với các tấm kính về khuôn kính.
8.3 Sử dụng vật liệu kính
8.3.1 Sự phù hợp của vật liệu: Chỉ sử dụng vật liệu kính đảm bảo các yêu cầu sau:
– Loại kính phù hợp mục đích sử dụng theo khuyến nghị của nhà sản xuất;
– Chỉ sử dụng vật liệu kính ở những chỗ thích hợp với vật liệu tiếp giáp, bao gồm khung và chủng loại kính, để đảm bảo sự tương thích vật liệu;
– Chỉ được sử dụng vật liệu kính khi xác định được tuổi thọ dự kiến.
8.3.2 Tấm đỡ và tấm định vị: Số lượng về vị trí của các tấm đỡ và tấm định vị theo hướng dẫn trong Hình 4; Hình 5, cần thiết để duy trì khe hở theo yêu cầu. Mỗi một tấm phải bao trùm bộ chiều dày của kính.
Đối với các cửa sổ cố định, các tấm đỡ đặt tại các điểm ở khoảng 1/4 của cạnh là thích hợp. Đối với các khung cửa di động, có thể đặt các tấm đỡ và tấm định vị như sau:
a) không dưới 30 mm kể từ góc; hoặc
b) ở các vị trí không trùng với các điểm neo cứng của cửa, nếu các điểm đó trong khoảng 30 mm tính từ góc và các điểm 1/4.
Chiều dài của mỗi tấm đỡ không được dưới 12 mm và không lớn hơn 30 mm tính trên 1 m2 diện tích ô kính.
Chiều dài của mỗi tấm định vị không được nhỏ hơn 25 mm.
8.3.3 Các miếng đệm khoảng cách: Các miếng đệm khoảng cách, như trong Hình 6, được sử dụng khi thấy cần thiết để tạo ra khoảng hở trước và sau của khung kính, giữ cho kính nằm trong khe lắp kính.
Các miếng đệm khoảng cách được sử dụng ở cả hai phía đối diện của mặt kính, ngoại trừ lớp vữa chèn ở các mặt giữ kính và rãnh xoi.
Các miếng đệm có thể được bố trí đều đặn, cách nhau không dưới 300 mm. Các miếng đệm phải trùng khít với tấm neo được cố định bằng bulông hoặc chốt đinh. Trường hợp các tấm neo được đặt vừa vặn trong đường rãnh, liên tục một tấm đệm phủ được đặt cách mỗi góc khoảng 50 mm. Không được đặt tấm đệm trùng với vị trí của đế cứng hoặc đế định vị.
Các miếng đệm phải có chiều dài khoảng 25 mm và có chiều cao phù hợp với độ sâu của rãnh xoi và phương pháp lắp kính, sao cho chúng có thể bị che phủ bởi các hỗn hợp kính không nhỏ hơn 3 mm. Các tấm đệm phủ có chiều dày bằng với khe hở mặt trước và mặt sau để có thể định vị kính trong khung.
8.3.4 Các tấm neo: Các tấm neo phải có khả năng ngàm chặt kính trong bất kỳ điều kiện tải trọng nào.
Các tấm neo bằng gỗ có thể được cột chặt bằng bulông hoặc chốt – phải sử dụng bulông nếu lắp các tấm kính lớn hoặc kính nặng.
Các tấm neo bằng kim loại hoặc chất dẻo cũng phải khóa chặt bằng bulông hoặc đinh vít, hoặc được đặt khít vào lòng máng.
8.4 Chuẩn bị rãnh lắp kính, lòng máng và neo: Rãnh lắp kính, máng và các tấm neo phải được làm sạch và loại bỏ hết dầu mỡ, độ ẩm và các hợp chất khác. Các gờ bao được sơn lót hoặc quét si theo khuyến nghị của nhà sản xuất vật liệu kính.
Hình 4 – Vị trí của tấm đỡ
Hình 5 – Vị trí của tấm định vị
Hình 6 – Vị trí của miếng đệm khoảng cách
9. Lắp đặt kính tôi không có khung
9.1 Khái quát
Phần này áp dụng cho việc lắp đặt kính tôi không có khung.
CHÚ THÍCH:
1) Việc lắp kính tôi không có khung (ở dạng tấm tường làm bằng kính, phần lớn là cố định trừ một số có thể làm cửa) tạo ra một phương pháp lắp kính cho các khoảng không gian lớn mà không sử dụng chấn song hoặc khung. Các kết cấu đó có thể được đỡ toàn bộ hoặc một phần từ kết cấu xây dựng của công trình tùy theo kích thước của lỗ mở được lắp kính. Chúng đòi hỏi các kỹ thuật lắp đặt hoàn toàn khác với các kết cấu kính có khung.
2) Đối với các kết cấu kính được treo toàn bộ, mỗi tấm kính được treo cùng với các tấm kính bên cạnh sẽ được liên kết với nhau tại các góc của tấm kính bằng các thiết bị liên kết nhờ những lỗ được thiết kế đặc biệt hoặc các rãnh trên kính. Mỗi một hàng kính (trừ hàng trên cùng) được treo với hàng kính trên, và toàn bộ kết cấu, trừ các cửa, được treo và liên kết cứng với một cấu kiện xây dựng của công trình mà có thể đỡ toàn bộ tải trọng tĩnh của kết cấu kính cộng thêm cả các lực do tải trọng gió.
3) Hệ số giới hạn chủ yếu về chiều cao của kết cấu treo là cường độ chịu kéo của các lỗ trên tấm kính ở hàng trên cùng. Bình thường thì hai lỗ trên kính chia sẻ tải trọng đều nhau, cho dù một số lỗ quá cỡ khác có thể được tạo ra để hỗ trợ chống trượt.
4) Trong một số trường hợp đặc biệt, kính có thể được xếp hoặc được đỡ theo các cách khác.
9.2 Các vấn đề cần xem xét khi thiết kế
9.2.1 Yêu cầu về an toàn khi rơi
Việc thiết kế các kếu cấu kính tôi phải đảm bảo rằng khi bất kỳ một bộ phận nào của kết cấu bị vỡ cũng không kéo theo sự sụp đổ của các bộ phận còn lại.
9.2.2 Kết cấu
Mặt ngoài phải được làm bằng kính tôi và ở những chỗ cần thiết phải được hỗ trợ chống lại tải trọng gió bằng các gờ hoặc các nẹp tăng cứng có chiều dày trên 12 mm ngàm ở cạnh tấm kính kề với vách ngăn và thường được bố trí theo chiều từ trên xuống. Các gờ phải được liên kết với vách ngăn bằng thiết bị ghép và phải gắn với kết cấu xây dựng sao cho nó có khả năng đỡ cho vách ngăn chịu được các tải trọng gió.
9.2.3 Ứng suất thiết kế kính
Các tấm kính mặt tiền và nẹp tăng cứng và các liên kết cố định với kết cấu xây dựng phải được thiết kế chịu tải trọng gió phù hợp tiêu chuẩn TCVN 2737 : 1995. Ứng suất thiết kế tối đa cho nẹp kính tôi chịu tải trọng gió phải đạt 43 MPa và cho mặt tiền là 50 MPa. Để chống lại lực uốn, chiều rộng của nẹp phải không được vượt quá 18 lần chiều dày của kính.
9.2.4 Phòng ngừa sự giản nở và dịch chuyển của kết cấu
9.2.4.1 Kết cấu treo: Cần phòng ngừa hiện tượng giãn nở nhiệt hướng xuống dưới của một vách ngăn treo hoàn toàn bằng cách tạo ra khe hở ở giữa sàn hoặc ở ngưỡng cửa cho cạnh dưới của vách ngăn. Không sử dụng đế cứng ở cạnh này nhưng vẫn sử dụng đệm khoảng cách để giữ cho kính ở giữa khe lắp. Gioăng mềm, nhựa hoặc cao su neoprene phải được sử dụng. Khe hở phải đủ sâu để tạo một khoảng bằng 1-1,5 lần chiều dày của kính cộng với khoảng hở không nhỏ hơn 2 mm giữa cạnh thấp nhất của vách ngăn với đáy của đường xoi (xem Hình 7). Rãnh xoi phải được làm sạch các vật cản và phải đủ cứng để chịu các tải trọng của gió lên vách ngăn (xem điều 5 về tải trọng gió).
Các rãnh xoi ở mỗi đầu của vách ngăn hoặc các sự chuẩn bị thích hợp như liên kết dẻo phải được thiết kế cho phép sự giãn nở nhiệt theo chiều ngang của vách ngăn. Khoảng ngàm cạnh hoặc khe hở của cạnh cần thiết phải được xác định cho từng kết cấu kính cụ thể.
Các thiết bị đấu nối liên kết các nẹp với các vách ngăn phải có rãnh trượt để khi cần có thể cho phép sự chuyển dịch do giãn nở nhiệt hoặc các chuyển dịch kết cấu khác của nẹp và vách ngăn đồng thời vẫn đảm bảo chống được các tải trọng gió.
CHÚ THÍCH: Rãnh trượt có thể không yêu cầu đối với các kết cấu của kính khi nẹp dọc được cố định với đầu của lỗ mở và các vách ngăn được cố định tương tự hoặc được treo trên đầu lỗ mở, do sự giãn nở và chuyển dịch của nẹp và vách ngăn khi đó sẽ cùng hướng.
Hình 7 – Kết cấu khung kính cho lắp đặt kính tôi kiểu treo
9.2.4.2 Cửa được đỡ trực tiếp từ sàn và các kết cấu được treo một phần
Phải xem xét đến sự giãn nở nhiệt lên phía trên của các cửa có giá đỡ trực tiếp trên sàn. Được phép thiết kế khe hở lớn hơn 3 mm giữa đỉnh của cửa và đáy của đố cửa cho các kết cấu vách ngăn cao đến 5 m và cộng thêm khe hở nhỏ hơn 1 mm đối với mỗi 3 m chiều cao hoặc các phần của kết cấu kính trên 5 m. Phải xem xét sự giãn nở nhiệt tương tự được tiến hành với các kết cấu treo một phần khi hàng dưới cùng vách ngăn được đỡ trực tiếp từ sàn tương tự như với cửa.
9.2.5 Điều chỉnh: Các dầm treo của vách ngăn sẽ tạo ra sự điều chỉnh theo chiều dọc để khắc phục những khuyết tật nhỏ của cửa mở, và … võng của dầm để bên trên do sức nặng (trọng lượng) của kính.
9.3 Kỹ thuật lắp kính
9.3.1 Yêu cầu chung: Kính tôi không được cắt ra hoặc các gia công khác sau khi tôi. Mọi việc cắt, khoan, tạo rãnh, tạo gờ phải được tiến hành chính xác trước khi tôi.
Việc lắp ráp kính tôi phải do những người thợ lành nghề tiến hành. Các cạnh và bề mặt của kính tôi không được để sứt mẻ trong quá trình lắp.
Các hướng dẫn lắp đặt của nhà sản xuất phải triệt để tuân thủ.
9.3.2 Đặt kích thước: Kích thước của kính cần được xác định theo kích thước lỗ mở trước khi đặt hàng.
CHÚ THÍCH: Kích thước và góc vuông của lỗ mở để lắp kính tôi cần phải đo chính xác tại công trường trước khi bắt đầu sản xuất kính.
9.3.3 Lắp kính
9.3.3.1 Các kết cấu treo
Việc lắp kính sẽ bắt đầu từ các nẹp trên cùng, thả rọi theo chiều thẳng đứng và cố định các cạnh dưới trên mặt phẳng ngang.
Tấm kính giữa ở hàng trên cùng sẽ được ghép sau đó, tiếp theo là các tấm bên cạnh của hàng trên cùng.
Sau khi hoàn thành lắp hàng trên cùng, các hàng tiếp theo sẽ được lắp tương tự, bắt đầu từ tấm giữa.
Các công-xon bằng thép được sử dụng để liên kết các nẹp kính với công trình sẽ được chốt vào nẹp kính và tất cả các chốt phải được siết chặt theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Tại các điểm chốt cố định cần rất cẩn thận trong quá trình lắp, phải sử dụng sợi gai hoặc đệm cao su để đảm bảo không có sự tiếp xúc giữa kính với kính hoặc kính với kim loại. Tất cả các tấm kính và nẹp phải được cố định với nhau và có khoảng hở, chừa một khoảng hở khoảng trên 3 mm. Khe hở đó có thể đáp ứng được các điều kiện thời tiết thay đổi như mong muốn do được dập hình chữ H bằng cao su hoặc chất dẻo hoặc có thể bơm chất trám silicon vào khe hở để tạo sự liên kết.
9.3.3.2 Lắp đặt lên bậu cửa: Đặt khối định vị bằng cao su tổng hợp hoặc vật liệu phù hợp vào vị trí mà tấm kính được bậu cửa đỡ (Hình 8).
Hình 8 – Kết cấu khung kính cho lắp đặt kính tôi kiểu đỡ
Phụ lục A
(qui định)
Xác định chiều dày lớn nhất và nhỏ nhất
A.1 Phạm vi áp dụng
Phụ lục này mô tả phương pháp xác định chiều dày lớn nhất và nhỏ nhất của tấm kính.
A.2 Thiết bị, dụng cụ
A.2.1 Thước đĩa có độ chia đến 0,01 mm, đường kính đĩa 55 mm.
A.2.2 Panme, loại 60 độ chia, gồm chốt góc đường kính 0,3 mm, hoặc thiết bị đo tương đương.
A.3 Cách tiến hành
1) Sử dụng thước đĩa đo tại 4 điểm giữa của các cạnh của tấm kính. Chiều dày lớn nhất đo được là kích thước lớn nhất của tấm kính.
2) Sử dụng Panme đo tại 4 điểm giữa của các cạnh của tấm kính. Chiều dày nhỏ nhất đo được là kích thước nhỏ nhất của tấm kính.
CHÚ THÍCH: Các điểm đo xác định chiều dày cho tấm kính có vân hoa tại các điểm cao nhất có vân hoa là chiều dày lớn nhất. Tại các điểm đáy là chiều dày nhỏ nhất.
Phụ lục B
(qui định)
Cơ sở cho việc xác định chiều dày hoặc diện tích của tấm kính phù hợp với các yêu cầu của tải trọng gió
B.1 Tấm kính hình chữ nhật có khung đỡ tất cả các cạnh
Biểu đồ Hình 2 được xây dựng dựa trên các thử nghiệm với hệ số an toàn là 2,5 lần tải trọng phá hủy.
Kết quả của thử nghiệm để vẽ đồ thị, được tính theo các phương trình sau:
– với kính có chiều dày đến 6 mm: pA = K1 = 0,2t1,8 …(B.1)
– với kính có chiều dày lớn hơn 6 mm: pA = K2 = 0,2t1,6 + 1,9 …(B.2)
trong đó:
p là áp lực gió thiết kế, tính bằng kPa;
A là diện tích của tấm kính, tính bằng m2;
K1:K2 là hằng số chiều dày tấm kính;
t là chiều dày nhỏ nhất của tấm kính, tính bằng mm.
B.2 Tấm kính hình chữ nhật có khung đỡ ở hai cạnh đối diện
Biểu đồ Hình 3 dựa trên cơ sở của phương trình tính toán cho một dầm đỡ có mặt cắt ngang đồng đều và phân bố tải trọng đều. Như vậy, kích thước lớn nhất của khẩu độ tấm kính cho bất kỳ chiều dày hoặc áp lực gió thiết kế nào đều được tính toán theo phương trình:
b2p = C = t2.¦/750 …(B.3)
trong đó:
b là khẩu độ, tính bằng m;
p là áp lực gió thiết kế, tính bằng kPa;
C là hằng số chiều dày tấm kính;
t là chiều dày nhỏ nhất của tấm kính, tính bằng mm;
¦ ứng suất thiết kế của kính, tính bằng MPa.
Trong Biểu đồ Hình 3, ứng suất thiết kế của kính có chiều dày đến 6 mm là 16,7 MPa và ứng suất thiết kế của kính có chiều dày lớn hơn 6 mm là 15,2 MPa.
B.3 Tỷ số cạnh lớn nhất áp dụng với biểu đồ Hình 2 đối với tấm kính hình chữ nhật có khung đỡ hai cạnh đối diện
Đối với mỗi chiều dày nhỏ nhất của tấm kính có tỷ số cạnh (a/b) theo hình chữ nhật đưa ra trong biểu đồ Hình 2 sẽ hợp lý hơn với giá trị được đưa ra trong biểu đồ Hình 3 cho tấm kính có khung đỡ hai cạnh đối diện. Giá trị của tỷ số a/b tại cùng diện tích (A), được xác định như sau:
a) Đối với kính có chiều dày nhỏ hơn 6 mm:
(i) Trường hợp khung đỡ 4 cạnh, phương trình (B.1) có thể được trình bày như sau:
abp = 0,2t1,8 … (B.4)
(ii) Trường hợp khung đỡ 2 cạnh, phương trình (B.3) có thể được trình bày như sau:
b2p = 16,7 t2/750 … (B.5)
Chia phương trình (B.4) cho phương trình (B.5), ta có:
a/b = 8,98/t0,2 … (B.6)
Công thức trên đưa ra tỷ số cạnh lớn nhất áp dụng biểu đồ Hình 2 cho kính có chiều dày nhỏ hơn 6 mm.
b) Đối với kính có chiều dày lớn hơn 6 mm:
(i) Trường hợp có khung đỡ 4 cạnh, phương trình (B.2) có thể được trình bày như sau:
abp = 0,2t1,6 + 1,9 … (B.7)
(ii) Trường hợp có khung đỡ 2 cạnh, phương trình (B.3) có thể viết như sau:
b2p = 15,2t2 / 750 … (B.8)
Chia phương trình (B.7) cho phương trình (B.8), ta có:
a/b = 49,34 (0,2t1,6 + 1,9)/t2 … (B.9)
Công thức trên đưa ra tỷ số cạnh lớn nhất áp dụng biểu đồ Hình 2 cho kính có chiều dày lớn hơn 6 mm.
Cũng cần lưu ý giá trị của tỉ số a/b được đưa ra trong phương trình (B.6) và (B.9) là độc lập với giá trị p.
Phụ lục C
(qui định)
Các biểu đồ tra diện tích, khẩu độ lớn nhất cho phép của các loại kính
ÁP LỰC GIÓ THIẾT KẾ (p), kPa
Hình C.1 – Kích thước của tấm kính ủ thường hình chữ nhật, chiều dày tiêu chuẩn với tỷ số cạnh nhỏ hơn hoặc bằng giá trị đã cho và có khung đỡ tất cả các cạnh
ÁP LỰC GIÓ THIẾT KẾ (p), kPa
Hình C.2 – Khẩu độ của tấm kính ủ thường (kính nổi) hình chữ nhật, chiều dày tiêu chuẩn, chỉ có khung đỡ ở hai cạnh đối diện và hình chữ nhật có tỷ số cạnh cao có khung đỡ tất cả các cạnh
ÁP LỰC GIÓ THIẾT KẾ (p), kPa
Hình C.3 – Kích thước của tấm kính tôi (từ kính nổi), hình chữ nhật, chiều dày tiêu chuẩn, có khung đỡ ở các cạnh, và tỷ số cạnh nhỏ hơn hoặc bằng giá trị đã cho
ÁP LỰC GIÓ THIẾT KẾ (p), kPa
Hình C.4 – Khẩu độ cho tấm kính tôi (làm từ kính nổi) có hình chữ nhật, chiều dày danh nghĩa tiêu chuẩn, chỉ có khung ở hai cạnh đối diện và hình chữ nhật có tỷ số cạnh cao có khung đỡ tất cả các cạnh
ÁP LỰC GIÓ THIẾT KẾ (p), kPa
Hình C.5 – Kích thước của tấm kính bán tôi (từ kính nổi) hình chữ nhật, chiều dày tiêu chuẩn, có khung đỡ tất cả các cạnh và tỷ số cạnh nhỏ hơn hoặc bằng giá trị đã cho
ÁP LỰC GIÓ THIẾT KẾ (p), kPa
Hình C.6 – Khẩu độ cho tấm kính bán tôi (từ kính nổi) hình chữ nhật, chiều dày danh nghĩa tiêu chuẩn, chỉ có khung ở hai cạnh đối diện và hình chữ nhật có tỷ số cạnh cao có khung đỡ tất cả các cạnh
ÁP LỰC GIÓ THIẾT KẾ (p), kPa
Hình C.7 – Kích thước của tấm kính ủ thường (từ kính nổi) có hình chữ nhật, chiều dày danh nghĩa tiêu chuẩn, được sử dụng trong bộ của cách nhiệt (hai lớp) có khung đỡ các cạnh
ÁP LỰC GIÓ THIẾT KẾ (p), kPa
Hình C.8 – Kích thước của tấm kính dán (từ kính nổi ủ thường) có hình chữ nhật, chiều dày danh nghĩa tiêu chuẩn, có khung đỡ tất cả các cạnh và tỷ số cạnh nhỏ hơn hoặc bằng giá trị đã cho
ÁP LỰC GIÓ THIẾT KẾ (p), kPa
Hình C.9 – Khẩu độ cho tấm kính dán hình chữ nhật (từ kính nổi ủ thường) có chiều dày danh nghĩa tiêu chuẩn, có khung đỡ hai cạnh đối diện và cho tấm kính hình chữ nhật có tỷ số cạnh cao, có khung đỡ tất cả các cạnh
ÁP LỰC GIÓ THIẾT KẾ (p), kPa
Hình C.10 – Kích thước của tấm kính ủ thường hình chữ nhật, chiều dày danh nghĩa tiêu chuẩn có khung đỡ tất cả các cạnh và tỷ số cạnh nhỏ hơn hoặc bằng giá trị đã cho
ÁP LỰC GIÓ THIẾT KẾ (p), kPa
Hình C.11 – Kích thước của tấm kính cán ủ thường hình chữ nhật, chiều dày danh nghĩa tiêu chuẩn, có khung đỡ hai cạnh đối diện và cho hình chữ nhật có tỷ số cạnh cao, có khung đỡ tất cả các cạnh
ÁP LỰC GIÓ THIẾT KẾ (p), kPa
Hình C.12 – Kích thước của tấm kính cán tôi nhiệt hình chữ nhật, chiều dày danh nghĩa tiêu chuẩn, có khung đỡ tất cả các cạnh và tỷ số các cạnh nhỏ hơn hoặc bằng giá trị đã cho
ÁP LỰC GIÓ THIẾT KẾ (p), kPa
Hình C.13 – Khẩu độ của tấm kính cán tôi nhiệt hình chữ nhật, chiều dày danh nghĩa tiêu chuẩn có khung đỡ hai cạnh đối diện và cho hình chữ nhật có tỷ số các cạnh cao, có khung đỡ tất cả các cạnh
ÁP LỰC GIÓ THIẾT KẾ (p), kPa
Hình C.14 – Kích thước của tấm kính lưới thép hình chữ nhật, chiều dày danh nghĩa tiêu chuẩn có khung ở tất cả các cạnh và tỷ số các cạnh nhỏ hơn hoặc bằng giá trị đã cho
ÁP LỰC GIÓ THIẾT KẾ (p), kPa
Hình C.15 – Khẩu độ của tấm kính lưới thép hình chữ nhật, chiều dày danh nghĩa tiêu chuẩn có khung đỡ hai cạnh đối diện và cho tấm kính hình chữ nhật có tỷ số cạnh cao, có khung đỡ tất cả các cạnh
Phụ lục D
(Qui định)
Bảng tra diện tích, khẩu độ lớn nhất cho phép của các loại kính
Bảng D.1 – Diện tích lớn nhất cho kính nổi ủ thường, khung đỡ tất cả các cạnh
Áp lực gió tính toán, kPa | Diện tích cho phép lớn nhất, m2 | |||||||||
Chiều dày danh nghĩa tiêu chuẩn, mm | ||||||||||
3 | 4 | 5 | 6 | 8 | 10 | 12 | 15 | 19 | 25 | |
0,50 | 2,55 | 4,42 | 6,73 | 9,46 | 14,28 | 15,00 | 15,00 | 15,00 | 15,00 | 15,00 |
0,55 | 2,32 | 4,02 | 6,12 | 8,60 | 12,98 | 15,00 | 15,00 | 15,00 | 15,00 | 15,00 |
0,60 | 2,12 | 3,68 | 5,61 | 7,88 | 11,90 | 15,00 | 15,00 | 15,00 | 15,00 | 15,00 |
0,65 | 1,96 | 3,40 | 5,18 | 7,28 | 10,98 | 14,58 | 15,00 | 15,00 | 15,00 | 15,00 |
0,70 | 1,82 | 3,15 | 4,81 | 6,76 | 10,20 | 13,54 | 15,00 | 15,00 | 15,00 | 15,00 |
0,75 | 1,70 | 2,94 | 4,48 | 6,31 | 9,52 | 12,64 | 15,00 | 15,00 | 15,00 | 15,00 |
0,80 | 1,59 | 2,76 | 4,20 | 5,91 | 8,92 | 11,85 | 15,00 | 15,00 | 15,00 | 15,00 |
0,85 | 1,50 | 2,60 | 3,96 | 5,56 | 8,40 | 11,15 | 14,27 | 15,00 | 15,00 | 15,00 |
0,90 | 1,41 | 2,45 | 3,74 | 5,25 | 7,93 | 10,53 | 13,48 | 15,00 | 15,00 | 15,00 |
0,95 | 1,34 | 2,32 | 3,54 | 4,98 | 7,51 | 9,98 | 12,77 | 15,00 | 15,00 | 15,00 |
1,00 | 1,27 | 2,21 | 3,36 | 4,73 | 7,14 | 9,48 | 12,13 | 15,00 | 15,00 | 15,00 |
1,20 | 1,06 | 1,84 | 2,80 | 3,94 | 5,95 | 7,90 | 10,11 | 13,60 | 15,00 | 15,00 |
1,40 | 0,91 | 1,57 | 2,40 | 3,38 | 5,10 | 6,77 | 8,66 | 11,66 | 15,00 | 15,00 |
1,60 | 0,79 | 1,38 | 2,10 | 2,95 | 4,46 | 5,92 | 7,58 | 10,20 | 13,93 | 15,00 |
1,80 | 0,70 | 1,22 | 1,87 | 2,62 | 3,96 | 5,26 | 6,74 | 9,07 | 12,38 | 15,00 |
2,00 | 0,63 | 1,10 | 1,68 | 2,36 | 3,57 | 4,74 | 6,06 | 8,16 | 11,14 | 15,00 |
2,20 | 0,58 | 1,00 | 1,53 | 2,15 | 3,24 | 4,31 | 5,51 | 7,42 | 10,13 | 15,00 |
2,40 | 0,53 | 0,92 | 1,40 | 1,97 | 2,97 | 3,93 | 5,05 | 6,80 | 9,28 | 13,80 |
2,60 | 0,49 | 0,85 | 1,29 | 1,82 | 2,74 | 3,64 | 4,66 | 6,28 | 8,57 | 12,74 |
2,80 | 0,45 | 0,78 | 1,20 | 1,69 | 2,55 | 3,38 | 4,33 | 5,83 | 7,96 | 11,83 |
3,00 | 0,42 | 0,73 | 1,12 | 1,57 | 2,38 | 3,16 | 4,04 | 5,44 | 7,43 | 11,04 |
3,20 | 0,39 | 0,69 | 1,05 | 1,47 | 2,23 | 2,96 | 3,79 | 5,10 | 6,96 | 10,35 |
3,40 | 0,37 | 0,65 | 0,99 | 1,39 | 2,10 | 2,78 | 3,56 | 4,80 | 6,55 | 9,74 |
3,60 | 0,35 | 0,61 | 0,93 | 1,31 | 1,98 | 2,63 | 3,37 | 4,53 | 6,19 | 9,20 |
3,80 | 0,33 | 0,58 | 0,88 | 1,24 | 1,87 | 2,49 | 3,19 | 4,29 | 5,86 | 8,72 |
4,00 | 0,31 | 0,55 | 0,84 | 1,18 | 1,78 | 2,37 | 3,03 | 4,08 | 5,57 | 8,28 |
4,20 | 0,30 | 0,52 | 0,80 | 1,12 | 1,70 | 2,25 | 2,88 | 3,88 | 5,30 | 7,89 |
4,40 | 0,29 | 0,50 | 0,76 | 1,07 | 1,62 | 2,15 | 2,75 | 3,71 | 5,06 | 7,53 |
4,60 | 0,27 | 0,48 | 0,73 | 1,02 | 1,55 | 2,06 | 2,63 | 3,54 | 4,84 | 7,20 |
4,80 | 0,26 | 0,46 | 0,70 | 0,98 | 1,48 | 1,97 | 2,52 | 3,40 | 4,64 | 6,90 |
5,00 | 0,25 | 0,44 | 0,67 | 0,94 | 1,42 | 1,89 | 2,42 | 3,26 | 4,45 | 6,62 |
Tỷ số cạnh lớn nhất | 7,3 | 6,8 | 6,5 | 6,3 | 5,9 | 4,9 | 4,3 | 3,8 | 3,3 | 2,9 |
Bảng D.2 – Khẩu độ lớn nhất của kính nổi ủ thường có khung đỡ hai cạnh đối diện
Áp lực gió tính toán, kPa | Khẩu độ lớn nhất cho phép, m | |||||||||
Chiều dày danh nghĩa tiêu chuẩn, mm | ||||||||||
3 | 4 | 5 | 6 | 8 | 10 | 12 | 15 | 19 | 25 | |
0,50 | 0,590 | 0,801 | 1,012 | 1,223 | 1,550 | 1,952 | 2,355 | 2,919 | 3,623 | 4,000 |
0,55 | 0,563 | 0,764 | 0,965 | 1,167 | 1,478 | 1,862 | 2,245 | 2,783 | 3,455 | 4,000 |
0,60 | 0,539 | 0,732 | 0,924 | 1,117 | 1,415 | 1,782 | 2,150 | 2,664 | 3,308 | 4,000 |
0,65 | 0,518 | 0,703 | 0,888 | 1,073 | 1,359 | 1,712 | 2,065 | 2,560 | 3,178 | 4,000 |
0,70 | 0,499 | 0,677 | 0,856 | 1,034 | 1,310 | 1,650 | 1,990 | 2,467 | 3,062 | 3,998 |
0,75 | 0,482 | 0,654 | 0,827 | 0,999 | 1,265 | 1,594 | 1,923 | 2,383 | 2,958 | 3,863 |
0,80 | 0,467 | 0,633 | 0,800 | 0,967 | 1,225 | 1,543 | 1,862 | 2,307 | 2,864 | 3,740 |
0,85 | 0,453 | 0,615 | 0,776 | 0,938 | 1,188 | 1,497 | 1,806 | 2,238 | 2,779 | 3,628 |
0,90 | 0,440 | 0,597 | 0,755 | 0,912 | 1,155 | 1,455 | 1,755 | 2,175 | 2,701 | 3,526 |
0,95 | 0,428 | 0,581 | 0,734 | 0,887 | 1,124 | 1,416 | 1,708 | 2,117 | 2,629 | 3,432 |
1,00 | 0,417 | 0,567 | 0,716 | 0,865 | 1,096 | 1,380 | 1,665 | 2,064 | 2,562 | 3,345 |
1,20 | 0,381 | 0,517 | 0,653 | 0,790 | 1,000 | 1,260 | 1,520 | 1,884 | 2,339 | 3,053 |
1,40 | 0,353 | 0,479 | 0,605 | 0,731 | 0,926 | 1,167 | 1,407 | 1,744 | 2,165 | 2,827 |
1,60 | 0,330 | 0,448 | 0,566 | 0,684 | 0,866 | 1,091 | 1,316 | 1,631 | 2,025 | 2,644 |
1,80 | 0,311 | 0,422 | 0,533 | 0,645 | 0,817 | 1,029 | 1,241 | 1,538 | 1,909 | 2,493 |
2,00 | 0,295 | 0,400 | 0,506 | 0,611 | 0,775 | 0,976 | 1,177 | 1,459 | 1,811 | 2,365 |
2,20 | 0,281 | 0,382 | 0,482 | 0,583 | 0,739 | 0,931 | 1,122 | 1,391 | 1,727 | 2,255 |
2,40 | 0,269 | 0,366 | 0,462 | 0,558 | 0,707 | 0,891 | 1,075 | 1,332 | 1,654 | 2,159 |
2,60 | 0,259 | 0,351 | 0,444 | 0,536 | 0,679 | 0,856 | 1,032 | 1,280 | 1,589 | 2,074 |
2,80 | 0,249 | 0,338 | 0,428 | 0,517 | 0,655 | 0,825 | 0,995 | 1,233 | 1,531 | 1,999 |
3,00 | 0,241 | 0,327 | 0,413 | 0,499 | 0,632 | 0,797 | 0,961 | 1,191 | 1,479 | 1,931 |
3,20 | 0,233 | 0,316 | 0,400 | 0,483 | 0,612 | 0,771 | 0,931 | 1,153 | 1,432 | 1,870 |
3,40 | 0,226 | 0,307 | 0,388 | 0,469 | 0,594 | 0,748 | 0,903 | 1,119 | 1,389 | 1,814 |
3,60 | 0,220 | 0,298 | 0,377 | 0,456 | 0,577 | 0,727 | 0,877 | 1,087 | 1,350 | 1,763 |
3,80 | 0,214 | 0,290 | 0,367 | 0,443 | 0,562 | 0,708 | 0,854 | 1,058 | 1,314 | 1,716 |
4,00 | 0,208 | 0,283 | 0,358 | 0,432 | 0,548 | 0,690 | 0,832 | 1,032 | 1,281 | 1,672 |
4,20 | 0,203 | 0,276 | 0,349 | 0,422 | 0,534 | 0,673 | 0,812 | 1,007 | 1,250 | 1,632 |
4,40 | 0,199 | 0,270 | 0,341 | 0,412 | 0,522 | 0,658 | 0,794 | 0,984 | 1,221 | 1,594 |
4,60 | 0,194 | 0,264 | 0,333 | 0,403 | 0,511 | 0,643 | 0,776 | 0,962 | 1,194 | 1,559 |
4,80 | 0,190 | 0,258 | 0,326 | 0,395 | 0,500 | 0,630 | 0,760 | 0,942 | 1,169 | 1,526 |
5,00 | 0,186 | 0,253 | 0,320 | 0,387 | 0,490 | 0,617 | 0,744 | 0,923 | 1,145 | 1,496 |
Bảng D.3 – Diện tích lớn nhất cho kính tôi có khung đỡ tất cả các cạnh
Áp lực gió tính toán, kPa | Diện tích cho phép lớn nhất, m2 | |||||
Chiều dày danh nghĩa tiêu chuẩn, mm | ||||||
4 | 5 | 6 | 8 | 10 | 12 | |
0,50 | 11,05 | 15,00 | 15,00 | 15,00 | 15,00 | 15,00 |
0,55 | 10,05 | 15,00 | 15,00 | 15,00 | 15,00 | 15,00 |
0,60 | 9,21 | 14,02 | 15,00 | 15,00 | 15,00 | 15,00 |
0,65 | 8,50 | 12,95 | 15,00 | 15,00 | 15,00 | 15,00 |
0,70 | 7,89 | 12,02 | 15,00 | 15,00 | 15,00 | 15,00 |
0,75 | 7,37 | 11,22 | 15,00 | 15,00 | 15,00 | 15,00 |
0,80 | 6,91 | 10,52 | 14,79 | 15,00 | 15,00 | 15,00 |
0,85 | 6,50 | 9,90 | 13,92 | 15,00 | 15,00 | 15,00 |
0,90 | 6,14 | 9,35 | 13,14 | 15,00 | 15,00 | 15,00 |
0,95 | 5,81 | 8,86 | 12,45 | 15,00 | 15,00 | 15,00 |
1,00 | 5,52 | 8,41 | 11,83 | 15,00 | 15,00 | 15,00 |
1,20 | 4,60 | 7,01 | 9,86 | 14,87 | 15,00 | 15,00 |
1,40 | 3,94 | 6,01 | 8,45 | 12,75 | 15,00 | 15,00 |
1,60 | 3,45 | 5,26 | 7,39 | 11,15 | 14,81 | 15,00 |
1,80 | 3,07 | 4,67 | 6,57 | 9,91 | 13,17 | 15,00 |
2,00 | 2,76 | 4,20 | 5,91 | 8,92 | 11,85 | 15,00 |
2,20 | 2,51 | 3,82 | 5,37 | 8,11 | 10,77 | 13,79 |
2,40 | 2,30 | 3,50 | 4,93 | 7,43 | 9,87 | 12,64 |
2,60 | 2,12 | 3,23 | 4,55 | 6,86 | 9,11 | 11,66 |
2,80 | 1,97 | 3,00 | 4,22 | 6,37 | 8,46 | 10,83 |
3,00 | 1,84 | 2,80 | 3,94 | 5,95 | 7,90 | 10,11 |
3,20 | 1,72 | 2,63 | 3,69 | 5,57 | 7,40 | 9,48 |
3,40 | 1,62 | 2,47 | 3,48 | 5,25 | 6,97 | 8,92 |
3,60 | 1,53 | 2,33 | 3,28 | 4,95 | 6,58 | 8,42 |
3,80 | 1,45 | 2,21 | 3,11 | 4,69 | 6,23 | 7,98 |
4,00 | 1,38 | 2,10 | 2,95 | 4,46 | 5,92 | 7,58 |
4,20 | 1,31 | 2,00 | 2,81 | 4,25 | 5,64 | 7,22 |
4,40 | 1,25 | 1,91 | 2,68 | 4,05 | 5,38 | 6,89 |
4,60 | 1,20 | 1,82 | 2,57 | 3,88 | 5,15 | 6,59 |
4,80 | 1,15 | 1,75 | 2,46 | 3,71 | 4,93 | 6,32 |
5,00 | 1,10 | 1,68 | 2,36 | 3,57 | 4,74 | 6,06 |
Tỷ số cạnh lớn nhất | 6,8 | 6,5 | 6,3 | 5,9 | 4,9 | 4,3 |
Bảng D.4 – Khẩu độ lớn nhất cho kính tôi có khung đỡ hai cạnh đối diện
Áp lực gió tính toán, kPa | Khẩu độ lớn nhất cho phép, m | ||||||||
Chiều dày danh nghĩa tiêu chuẩn, mm | |||||||||
4 | 5 | 6 | 8 | 10 | 12 | 15 | 19 | 25 | |
0,50 | 0,931 | 1,176 | 1,421 | 1,887 | 2,377 | 2,867 | 3,553 | 4,000 | 4,000 |
0,55 | 0,902 | 1,139 | 1,376 | 1,828 | 2,302 | 2,777 | 3,442 | 4,000 | 4,000 |
0,60 | 0,876 | 1,107 | 1,337 | 1,775 | 2,237 | 2,698 | 3,344 | 4,000 | 4,000 |
0,65 | 0,853 | 1,077 | 1,302 | 1,729 | 2,178 | 2,627 | 3,256 | 4,000 | 4,000 |
0,70 | 0,832 | 1,051 | 1,270 | 1,686 | 2,125 | 2,563 | 3,176 | 3,943 | 4,000 |
0,75 | 0,813 | 1,027 | 1,241 | 1,648 | 2,076 | 2,504 | 3,104 | 3,853 | 4,000 |
0,80 | 0,796 | 1,005 | 1,215 | 1,613 | 2,032 | 2,451 | 3,038 | 3,771 | 4,000 |
0,85 | 0,780 | 0,985 | 1,191 | 1,581 | 1,991 | 2,402 | 2,977 | 3,696 | 4,000 |
0,90 | 0,765 | 0,967 | 1,168 | 1,551 | 1,954 | 2,357 | 2,921 | 3,626 | 4,000 |
0,95 | 0,751 | 0,949 | 1,147 | 1,523 | 1,919 | 2,315 | 2,869 | 3,561 | 4,000 |
1,00 | 0,739 | 0,933 | 1,128 | 1,497 | 1,886 | 2,275 | 2,820 | 3,501 | 4,000 |
1,20 | 0,695 | 0,878 | 1,061 | 1,409 | 1,775 | 2,141 | 2,654 | 3,294 | 4,000 |
1,40 | 0,660 | 0,834 | 1,008 | 1,338 | 1,686 | 2,034 | 2,521 | 3,129 | 4,000 |
1,60 | 0,631 | 0,798 | 0,964 | 1,280 | 1,613 | 1,945 | 2,411 | 2,993 | 3,908 |
1,80 | 0,607 | 0,767 | 0,927 | 1,231 | 1,551 | 1,870 | 2,318 | 2,878 | 3,757 |
2,00 | 0,586 | 0,741 | 0,895 | 1,188 | 1,497 | 1,806 | 2,238 | 2,779 | 3,628 |
2,20 | 0,568 | 0,717 | 0,867 | 1,151 | 1,450 | 1,749 | 2,168 | 2,692 | 3,514 |
2,40 | 0,552 | 0,697 | 0,842 | 1,118 | 1,409 | 1,699 | 2,106 | 2,615 | 3,414 |
2,60 | 0,537 | 0,679 | 0,820 | 1,074 | 1,354 | 1,633 | 2,024 | 2,512 | 3,280 |
2,80 | 0,524 | 0,662 | 0,800 | 1,035 | 1,304 | 1,573 | 1,950 | 2,421 | 3,161 |
3,00 | 0,512 | 0,647 | 0,782 | 1,000 | 1,260 | 1,520 | 1,884 | 2,339 | 3,053 |
3,20 | 0,501 | 0,633 | 0,764 | 0,968 | 1,220 | 1,472 | 1,824 | 2,264 | 2,957 |
3,40 | 0,486 | 0,614 | 0,742 | 0,939 | 1,184 | 1,428 | 1,770 | 2,197 | 2,868 |
3,60 | 0,472 | 0,596 | 0,721 | 0,913 | 1,150 | 1,388 | 1,720 | 2,135 | 2,787 |
3,80 | 0,459 | 0,580 | 0,701 | 0,889 | 1,120 | 1,350 | 1,674 | 2,078 | 2,713 |
4,00 | 0,448 | 0,566 | 0,684 | 0,866 | 1,091 | 1,316 | 1,631 | 2,025 | 2,644 |
4,20 | 0,437 | 0,552 | 0,667 | 0,845 | 1,065 | 1,285 | 1,592 | 1,977 | 2,581 |
4,40 | 0,427 | 0,539 | 0,652 | 0,826 | 1,040 | 1,255 | 1,555 | 1,931 | 2,521 |
4,60 | 0,418 | 0,528 | 0,638 | 0,808 | 1,018 | 1,227 | 1,521 | 1,889 | 2,466 |
4,80 | 0,409 | 0,516 | 0,624 | 0,791 | 0,996 | 1,202 | 1,489 | 1,849 | 2,414 |
5,00 | 0,400 | 0,506 | 0,611 | 0,775 | 0,976 | 1,177 | 1,459 | 1,811 | 2,365 |
Bảng D.5 – Diện tích cho kính nổi bán tôi có khung đỡ tất cả các cạnh
Áp lực gió tính toán, kPa | Diện tích cho phép lớn nhất, m2 | |||||
Chiều dày danh nghĩa tiêu chuẩn, mm | ||||||
3 | 4 | 5 | 6 | 8 | 10 | |
0,50 | 4,08 | 7,07 | 10,77 | 15,00 | 15,00 | 15,00 |
0,55 | 3,71 | 6,43 | 9,79 | 13,77 | 15,00 | 15,00 |
0,60 | 3,40 | 5,89 | 8,97 | 12,62 | 15,00 | 15,00 |
0,65 | 3,14 | 5,44 | 8,28 | 11,65 | 15,00 | 15,00 |
0,70 | 2,91 | 5,05 | 7,69 | 10,81 | 15,00 | 15,00 |
0,75 | 2,72 | 4,71 | 7,18 | 10,09 | 15,00 | 15,00 |
0,80 | 2,55 | 4,42 | 6,73 | 9,46 | 14,28 | 15,00 |
0,85 | 2,40 | 4,16 | 6,33 | 8,91 | 13,44 | 15,00 |
0,90 | 2,26 | 3,93 | 5,98 | 8,41 | 12,69 | 15,00 |
0,95 | 2,14 | 3,72 | 5,67 | 7,97 | 12,02 | 15,00 |
1,00 | 2,04 | 3,53 | 5,38 | 7,57 | 11,42 | 15,00 |
1,20 | 1,70 | 2,94 | 4,48 | 6,31 | 9,52 | 12,64 |
1,40 | 1,45 | 2,52 | 3,84 | 5,40 | 8,16 | 10,83 |
1,60 | 1,27 | 2,21 | 3,36 | 4,73 | 7,14 | 9,48 |
1,80 | 1,13 | 1,96 | 2,99 | 4,20 | 6,34 | 8,42 |
2,00 | 1,02 | 1,76 | 2,69 | 3,78 | 5,71 | 7,58 |
2,20 | 0,92 | 1,60 | 2,44 | 3,44 | 5,19 | 6,89 |
2,40 | 0,85 | 1,47 | 2,24 | 3,15 | 4,76 | 6,32 |
2,60 | 0,78 | 1,36 | 2,07 | 2,91 | 4,39 | 5,83 |
2,80 | 0,72 | 1,26 | 1,92 | 2,70 | 4,08 | 5,41 |
3,00 | 0,68 | 1,17 | 1,79 | 2,52 | 3,80 | 5,05 |
3,20 | 0,63 | 1,10 | 1,68 | 2,36 | 3,57 | 4,74 |
3,40 | 0,60 | 1,04 | 1,58 | 2,22 | 3,36 | 4,46 |
3,60 | 0,56 | 0,98 | 1,49 | 2,10 | 3,17 | 4,21 |
3,80 | 0,53 | 0,93 | 1,41 | 1,99 | 3,00 | 3,99 |
4,00 | 0,51 | 0,88 | 1,34 | 1,89 | 2,85 | 3,79 |
4,20 | 0,48 | 0,84 | 1,28 | 1,80 | 2,72 | 3,61 |
4,40 | 0,46 | 0,80 | 1,22 | 1,72 | 2,59 | 3,44 |
4,60 | 0,44 | 0,76 | 1,17 | 1,64 | 2,48 | 3,29 |
4,80 | 0,42 | 0,73 | 1,12 | 1,57 | 2,38 | 3,16 |
5,00 | 0,40 | 0,70 | 1,07 | 1,51 | 2,28 | 3,03 |
Tỷ số cạnh lớn nhất | 7,3 | 6,8 | 6,5 | 6,3 | 5,9 | 4,9 |
Bảng D.6 – Khẩu độ lớn nhất cho kính nổi bán tôi có khung đỡ hai cạnh đối diện
Áp lực gió tính toán, kPa | Khẩu độ lớn nhất cho phép, m | |||||
Chiều dày danh nghĩa tiêu chuẩn, mm | ||||||
3 | 4 | 5 | 6 | 8 | 10 | |
0,50 | 0,686 | 0,931 | 1,176 | 1,421 | 1,887 | 2,377 |
0,55 | 0,664 | 0,902 | 1,139 | 1,376 | 1,828 | 2,302 |
0,60 | 0,645 | 0,876 | 1,107 | 1,337 | 1,775 | 2,237 |
0,65 | 0,628 | 0,853 | 1,077 | 1,302 | 1,719 | 2,166 |
0,70 | 0,613 | 0,832 | 1,051 | 1,270 | 1,657 | 2,087 |
0,75 | 0,599 | 0,813 | 1,027 | 1,241 | 1,601 | 2,016 |
0,80 | 0,586 | 0,796 | 1,005 | 1,215 | 1,550 | 1,952 |
0,85 | 0,573 | 0,777 | 0,982 | 1,187 | 1,503 | 1,894 |
0,90 | 0,557 | 0,756 | 0,955 | 1,153 | 1,461 | 1,841 |
0,95 | 0,542 | 0,735 | 0,929 | 1,123 | 1,422 | 1,792 |
1,00 | 0,528 | 0,717 | 0,906 | 1,094 | 1,386 | 1,746 |
1,20 | 0,482 | 0,654 | 0,827 | 0,999 | 1,265 | 1,594 |
1,40 | 0,446 | 0,606 | 0,765 | 0,925 | 1,171 | 1,476 |
1,60 | 0,417 | 0,567 | 0,716 | 0,865 | 1,096 | 1,380 |
1,80 | 0,393 | 0,534 | 0,675 | 0,815 | 1,033 | 1,301 |
2,00 | 0,373 | 0,507 | 0,640 | 0,774 | 0,980 | 1,235 |
2,20 | 0,356 | 0,483 | 0,610 | 0,738 | 0,934 | 1,177 |
2,40 | 0,341 | 0,462 | 0,584 | 0,706 | 0,895 | 1,127 |
2,60 | 0,327 | 0,444 | 0,561 | 0,678 | 0,859 | 1,083 |
2,80 | 0,315 | 0,428 | 0,541 | 0,654 | 0,828 | 1,043 |
3,00 | 0,305 | 0,414 | 0,523 | 0,632 | 0,800 | 1,008 |
3,20 | 0,295 | 0,400 | 0,506 | 0,611 | 0,775 | 0,976 |
3,40 | 0,286 | 0,388 | 0,491 | 0,593 | 0,751 | 0,947 |
3,60 | 0,278 | 0,378 | 0,477 | 0,576 | 0,730 | 0,920 |
3,80 | 0,271 | 0,367 | 0,464 | 0,561 | 0,711 | 1,896 |
4,00 | 0,264 | 0,358 | 0,453 | 0,547 | 0,693 | 0,873 |
4,20 | 0,257 | 0,349 | 0,442 | 0,534 | 0,676 | 0,852 |
4,40 | 0,251 | 0,341 | 0,431 | 0,521 | 0,661 | 0,832 |
4,60 | 0,246 | 0,334 | 0,422 | 0,510 | 0,646 | 0,814 |
4,80 | 0,241 | 0,327 | 0,413 | 0,499 | 0,632 | 0,797 |
5,00 | 0,236 | 0,320 | 0,405 | 0,489 | 0,620 | 0,781 |
Bảng D.7 – Diện tích lớn nhất cho kính hai lớp từ kính nổi có khung đỡ tất cả các cạnh
Áp lực gió tính toán, kPa | Diện tích cho phép lớn nhất, m2 | ||||||
Chiều dày danh nghĩa tiêu chuẩn, mm | |||||||
3+3 | 4+4 | 5+5 | 6+6 | 8+8 | 10+10 | 12+12 | |
0,50 | 3,82 | 6,63 | 10,10 | 14,20 | 15,00 | 15,00 | 15,00 |
0,55 | 3,48 | 6,03 | 9,18 | 12,91 | 15,00 | 15,00 | 15,00 |
0,60 | 3,19 | 5,52 | 8,41 | 11,83 | 15,00 | 15,00 | 15,00 |
0,65 | 2,94 | 5,10 | 7,77 | 10,92 | 15,00 | 15,00 | 15,00 |
0,70 | 2,73 | 4,73 | 7,21 | 10,14 | 15,00 | 15,00 | 15,00 |
0,75 | 2,55 | 4,42 | 6,73 | 9,46 | 14,28 | 15,00 | 15,00 |
0,80 | 2,39 | 4,14 | 6,31 | 8,87 | 13,38 | 15,00 | 15,00 |
0,85 | 2,25 | 3,90 | 5,94 | 8,35 | 12,60 | 15,00 | 15,00 |
0,90 | 2,12 | 3,68 | 5,61 | 7,88 | 11,90 | 15,00 | 15,00 |
0,95 | 2,01 | 3,49 | 5,31 | 7,47 | 11,27 | 14,97 | 15,00 |
1,00 | 1,91 | 3,31 | 5,05 | 7,10 | 10,71 | 14,22 | 15,00 |
1,20 | 1,59 | 2,76 | 4,20 | 5,91 | 8,92 | 11,85 | 15,00 |
1,40 | 1,36 | 2,36 | 3,60 | 5,07 | 7,65 | 10,16 | 13,00 |
1,60 | 1,19 | 2,07 | 3,15 | 4,43 | 6,69 | 8,89 | 11,37 |
1,80 | 1,06 | 1,84 | 2,80 | 3,94 | 5,95 | 7,90 | 10,11 |
2,00 | 0,95 | 1,65 | 2,52 | 3,55 | 5,35 | 7,11 | 9,10 |
2,20 | 0,87 | 1,50 | 2,29 | 3,22 | 4,86 | 6,46 | 8,27 |
2,40 | 0,79 | 1,38 | 2,10 | 2,95 | 4,46 | 5,92 | 7,58 |
2,60 | 0,73 | 1,27 | 1,94 | 2,73 | 4,11 | 5,47 | 7,00 |
2,80 | 0,68 | 1,18 | 1,80 | 2,53 | 3,82 | 5,08 | 6,50 |
3,00 | 0,63 | 1,10 | 1,68 | 2,36 | 3,57 | 4,74 | 6,06 |
3,20 | 0,59 | 1,03 | 1,57 | 2,21 | 3,34 | 4,44 | 5,68 |
3,40 | 0,56 | 0,97 | 1,48 | 2,08 | 3,15 | 4,18 | 5,35 |
3,60 | 0,53 | 0,92 | 1,40 | 1,97 | 2,97 | 3,95 | 5,05 |
3,80 | 0,50 | 0,87 | 1,32 | 1,86 | 2,81 | 3,74 | 4,79 |
4,00 | 0,47 | 0,82 | 1,26 | 1,77 | 2,67 | 3,55 | 4,55 |
4,20 | 0,45 | 0,78 | 1,20 | 1,69 | 2,55 | 3,38 | 4,33 |
4,40 | 0,43 | 0,75 | 1,14 | 1,61 | 2,43 | 3,23 | 4,13 |
4,60 | 0,41 | 0,72 | 1,09 | 1,54 | 2,32 | 3,09 | 3,95 |
4,80 | 0,39 | 0,39 | 1,05 | 1,47 | 2,23 | 2,96 | 3,79 |
5,00 | 0,38 | 0,66 | 1,01 | 1,42 | 2,14 | 2,84 | 3,64 |
Tỷ số cạnh lớn nhất | Không áp dụng, vì không sử dụng với khung đỡ hai cạnh |
Bảng D.8 – Diện tích lớn nhất cho kính dán (kính nổi ủ thường) có khung đỡ tất cả các cạnh
Áp lực gió tính toán, kPa | Diện tích lớn nhất cho phép, m2 | |||||
Chiều dày danh nghĩa tiêu chuẩn, mm | ||||||
5,38 | 6,38 | 8,38 | 10,38 | 12,38 | 16,38 | |
0,50 | 5,69 | 7,93 | 11,86 | 15,00 | 15,00 | 15,00 |
0,55 | 5,17 | 7,20 | 10,78 | 14,25 | 15,00 | 15,00 |
0,60 | 4,74 | 6,60 | 9,88 | 13,06 | 15,00 | 15,00 |
0,65 | 4,38 | 6,10 | 9,12 | 12,05 | 15,00 | 15,00 |
0,70 | 4,06 | 5,66 | 8,47 | 11,19 | 14,27 | 15,00 |
0,75 | 3,79 | 5,28 | 7,91 | 10,45 | 13,32 | 15,00 |
0,80 | 3,55 | 4,95 | 7,41 | 9,79 | 12,48 | 15,00 |
0,85 | 3,34 | 4,66 | 6,97 | 9,22 | 11,75 | 15,00 |
0,90 | 3,16 | 4,40 | 6,59 | 8,70 | 11,10 | 15,00 |
0,95 | 2,99 | 4,17 | 6,24 | 8,25 | 10,51 | 15,00 |
1,00 | 2,84 | 3,96 | 5,93 | 7,83 | 9,99 | 14,69 |
1,20 | 2,37 | 3,30 | 4,94 | 6,53 | 8,32 | 12,24 |
1,40 | 2,03 | 2,83 | 4,23 | 5,59 | 7,13 | 10,49 |
1,60 | 1,77 | 2,47 | 3,70 | 4,89 | 6,24 | 9,18 |
1,80 | 1,58 | 2,20 | 3,29 | 4,35 | 5,55 | 8,16 |
2,00 | 1,42 | 1,98 | 2,96 | 3,91 | 4,99 | 7,34 |
2,20 | 1,29 | 1,80 | 2,69 | 3,56 | 4,54 | 6,67 |
2,40 | 1,18 | 1,65 | 2,47 | 3,26 | 4,16 | 6,12 |
2,60 | 1,09 | 1,52 | 2,28 | 3,01 | 3,84 | 5,65 |
2,80 | 1,01 | 1,41 | 2,11 | 2,79 | 3,56 | 5,24 |
3,00 | 0,94 | 1,32 | 1,97 | 2,61 | 3,33 | 4,89 |
3,20 | 0,88 | 1,23 | 1,85 | 2,44 | 3,12 | 4,59 |
3,40 | 0,83 | 1,16 | 1,74 | 2,30 | 2,93 | 4,32 |
3,60 | 0,79 | 1,10 | 1,64 | 2,17 | 2,77 | 4,08 |
3,80 | 0,74 | 1,04 | 1,56 | 2,06 | 2,62 | 3,86 |
4,00 | 0,71 | 0,99 | 1,48 | 1,95 | 2,49 | 3,67 |
4,20 | 0,67 | 0,94 | 1,41 | 1,86 | 2,37 | 3,49 |
4,40 | 0,64 | 0,90 | 1,34 | 1,78 | 2,27 | 3,33 |
4,60 | 0,61 | 0,86 | 1,28 | 1,70 | 2,17 | 3,19 |
4,80 | 0,59 | 0,82 | 1,23 | 1,63 | 2,08 | 3,06 |
5,00 | 0,56 | 0,79 | 1,18 | 1,56 | 1,99 | 2,93 |
Tỷ số cạnh lớn nhất | 6,5 | 6,2 | 5,7 | 4,8 | 4,3 | 3,6 |
Bảng D.9 – Khẩu độ lớn nhất cho kính dán (kính nổi ủ thường) có khung đỡ hai cạnh đối diện
Áp lực gió tính toán, kPa | Khẩu độ lớn nhất cho phép, m | |||||
Chiều dày danh nghĩa tiêu chuẩn, mm | ||||||
5,38 | 6,38 | 8,38 | 10,38 | 12,38 | 16,38 | |
0,50 | 0,934 | 1,123 | 1,431 | 1,791 | 2,151 | 2,836 |
0,55 | 0,890 | 1,070 | 1,364 | 1,708 | 2,051 | 2,704 |
0,60 | 0,852 | 1,025 | 1,306 | 1,635 | 1,964 | 2,589 |
0,65 | 0,819 | 0,984 | 1,255 | 1,571 | 1,887 | 2,487 |
0,70 | 0,789 | 0,949 | 1,209 | 1,514 | 1,818 | 2,396 |
0,75 | 0,762 | 0,916 | 1,168 | 1,462 | 1,757 | 2,315 |
0,80 | 0,738 | 0,887 | 1,031 | 1,416 | 1,701 | 2,242 |
0,85 | 0,716 | 0,861 | 1,097 | 1,374 | 1,650 | 2,175 |
0,90 | 0,696 | 0,837 | 1,067 | 1,335 | 1,603 | 2,113 |
0,95 | 0,677 | 0,814 | 1,038 | 1,299 | 1,561 | 2,057 |
1,00 | 0,660 | 0,794 | 1,012 | 1,266 | 1,521 | 2,005 |
1,20 | 0,603 | 0,724 | 0,924 | 1,156 | 1,389 | 1,830 |
1,40 | 0,558 | 0,671 | 0,855 | 1,070 | 1,285 | 1,694 |
1,60 | 0,522 | 0,627 | 0,800 | 1,001 | 1,202 | 1,585 |
1,80 | 0,492 | 0,591 | 0,754 | 0,944 | 1,134 | 1,494 |
2,00 | 0,467 | 0,561 | 0,715 | 0,895 | 1,075 | 1,418 |
2,20 | 0,445 | 0,535 | 0,682 | 0,854 | 1,025 | 1,352 |
2,40 | 0,426 | 0,512 | 0,653 | 0,817 | 0,982 | 1,294 |
2,60 | 0,409 | 0,492 | 0,627 | 0,785 | 0,943 | 1,243 |
2,80 | 0,394 | 0,474 | 0,604 | 0,757 | 0,909 | 1,198 |
3,00 | 0,381 | 0,458 | 0,584 | 0,731 | 0,878 | 1,157 |
3,20 | 0,369 | 0,443 | 0,565 | 0,708 | 0,850 | 1,121 |
3,40 | 0,358 | 0,430 | 0,548 | 0,687 | 0,825 | 1,087 |
3,60 | 0,348 | 0,418 | 0,533 | 0,667 | 0,801 | 1,056 |
3,80 | 0,338 | 0,407 | 0,519 | 0,649 | 0,780 | 1,028 |
4,00 | 0,330 | 0,397 | 0,506 | 0,633 | 0,760 | 1,002 |
4,20 | 0,322 | 0,387 | 0,493 | 0,618 | 0,742 | 0,978 |
4,40 | 0,314 | 0,378 | 0,482 | 0,603 | 0,725 | 0,956 |
4,60 | 0,308 | 0,370 | 0,471 | 0,590 | 0,709 | 0,935 |
4,80 | 0,301 | 0,362 | 0,462 | 0,578 | 0,694 | 0,915 |
5,00 | 0,295 | 0,355 | 0,452 | 0,566 | 0,680 | 0,896 |
Bảng D.10 – Diện tích lớn nhất cho kính vân hoa có khung đỡ tất cả các cạnh
Áp lực gió tính toán, kPa | Diện tích cho phép lớn nhất, m2 | |||||
Chiều dày danh nghĩa tiêu chuẩn, m | ||||||
3 | 4 | 5 | 6 | 10 | 12 | |
0,50 | 2,08 | 3,81 | 5,99 | 8,60 | 15,00 | 15,00 |
0,55 | 1,98 | 3,46 | 5,45 | 7,82 | 15,00 | 15,00 |
0,60 | 1,73 | 3,17 | 4,99 | 7,17 | 14,37 | 15,00 |
0,65 | 1,60 | 2,93 | 4,61 | 6,61 | 13,27 | 15,00 |
0,70 | 1,48 | 2,72 | 4,28 | 6,14 | 12,32 | 15,00 |
0,75 | 1,38 | 2,54 | 3,99 | 5,73 | 11,50 | 14,89 |
0,80 | 1,30 | 2,38 | 3,74 | 5,37 | 10,78 | 13,96 |
0,85 | 1,22 | 2,24 | 3,52 | 5,06 | 10,14 | 13,14 |
0,90 | 1,15 | 2,11 | 3,33 | 4,78 | 9,58 | 12,41 |
0,95 | 1,09 | 2,00 | 3,15 | 4,52 | 9,08 | 11,76 |
1,00 | 1,04 | 1,90 | 2,99 | 4,30 | 8,62 | 11,17 |
1,20 | 0,86 | 1,58 | 2,49 | 3,58 | 7,18 | 9,31 |
1,40 | 0,74 | 1,36 | 2,14 | 3,07 | 6,16 | 7,98 |
1,60 | 0,65 | 1,19 | 1,87 | 2,68 | 5,39 | 6,98 |
1,80 | 0,57 | 1,05 | 1,66 | 2,39 | 4,79 | 6,20 |
2,00 | 0,52 | 0,95 | 1,49 | 2,15 | 4,31 | 5,58 |
2,20 | 0,47 | 0,86 | 1,36 | 1,95 | 3,92 | 5,07 |
2,40 | 0,43 | 0,79 | 1,24 | 1,79 | 3,59 | 4,65 |
2,60 | 0,40 | 0,73 | 1,15 | 1,65 | 3,31 | 4,29 |
2,80 | 0,37 | 0,68 | 1,07 | 1,53 | 3,08 | 3,99 |
3,00 | 0,34 | 0,63 | 0,99 | 1,43 | 2,87 | 3,72 |
3,20 | 0,32 | 0,59 | 0,93 | 1,34 | 2,69 | 3,49 |
3,40 | 0,30 | 0,56 | 0,88 | 1,26 | 2,53 | 3,28 |
3,60 | 0,28 | 0,52 | 0,83 | 1,19 | 2,39 | 3,10 |
3,80 | 0,27 | 0,50 | 0,78 | 1,13 | 2,27 | 2,94 |
4,00 | 0,26 | 0,47 | 0,74 | 1,07 | 2,15 | 2,79 |
4,20 | 0,24 | 0,45 | 0,71 | 1,02 | 2,05 | 2,66 |
4,40 | 0,23 | 0,43 | 0,68 | 0,97 | 1,96 | 2,53 |
4,60 | 0,22 | 0,41 | 0,55 | 0,93 | 1,87 | 2,42 |
4,80 | 0,21 | 0,39 | 0,62 | 0,89 | 1,79 | 2,32 |
5,00 | 0,20 | 0,38 | 0,59 | 0,86 | 1,72 | 2,23 |
Tỷ số cạnh lớn nhất | 7,4 | 6,9 | 6,6 | 6,3 | 5,2 | 4,5 |
Bảng D.11 – Khẩu độ lớn nhất cho kính vân hoa có khung đỡ hai cạnh đối diện
Áp lực gió tính toán, kPa | Khẩu độ lớn nhất cho phép, m | |||||
Chiều dày danh nghĩa tiêu chuẩn, mm | ||||||
3 | 4 | 5 | 6 | 10 | 12 | |
0,50 | 0,527 | 0,738 | 0,949 | 1,160 | 1,811 | 2,214 |
0,55 | 0,503 | 0,704 | 0,905 | 1,106 | 1,727 | 2,111 |
0,60 | 0,481 | 0,674 | 0,866 | 1,059 | 1,654 | 2,021 |
0,65 | 0,462 | 0,647 | 0,832 | 1,017 | 1,589 | 1,942 |
0,70 | 0,445 | 0,624 | 0,802 | 0,980 | 1,531 | 1,871 |
0,75 | 0,430 | 0,603 | 0,775 | 0,947 | 1,479 | 1,808 |
0,80 | 0,417 | 0,583 | 0,750 | 0,917 | 1,432 | 1,750 |
0,85 | 0,404 | 0,566 | 0,728 | 0,890 | 1,389 | 1,698 |
0,90 | 0,393 | 0,550 | 0,707 | 0,865 | 1,350 | 1,650 |
0,95 | 0,382 | 0,535 | 0,688 | 0,842 | 1,314 | 1,606 |
1,00 | 0,373 | 0,522 | 0,671 | 0,820 | 1,281 | 1,565 |
1,20 | 0,340 | 0,476 | 0,612 | 0,749 | 1,169 | 1,429 |
1,40 | 0,315 | 0,441 | 0,567 | 0,693 | 1,082 | 1,323 |
1,60 | 0,294 | 0,412 | 0,530 | 0,648 | 1,012 | 1,238 |
1,80 | 0,278 | 0,389 | 0,500 | 0,611 | 0,954 | 1,167 |
2,00 | 0,263 | 0,369 | 0,474 | 0,580 | 0,905 | 1,107 |
2,20 | 0,251 | 0,352 | 0,452 | 0,553 | 0,863 | 1,055 |
2,40 | 0,240 | 0,337 | 0,433 | 0,529 | 0,827 | 1,010 |
2,60 | 0,231 | 0,323 | 0,416 | 0,508 | 0,794 | 0,971 |
2,80 | 0,222 | 0,312 | 0,401 | 0,490 | 0,765 | 0,935 |
3,00 | 0,215 | 0,301 | 0,387 | 0,473 | 0,739 | 0,904 |
3,20 | 0,208 | 0,291 | 0,375 | 0,458 | 0,716 | 0,875 |
3,40 | 0,202 | 0,283 | 0,364 | 0,445 | 0,694 | 0,849 |
3,60 | 0,196 | 0,275 | 0,353 | 0,432 | 0,675 | 0,825 |
3,80 | 0,191 | 0,267 | 0,344 | 0,421 | 0,657 | 0,803 |
4,00 | 0,186 | 0,261 | 0,335 | 0,410 | 0,640 | 0,782 |
4,20 | 0,182 | 0,254 | 0,327 | 0,400 | 0,625 | 0,764 |
4,40 | 0,177 | 0,248 | 0,320 | 0,391 | 0,610 | 0,746 |
4,60 | 0,173 | 0,243 | 0,313 | 0,382 | 0,597 | 0,730 |
4,80 | 0,170 | 0,238 | 0,306 | 0,374 | 0,584 | 0,714 |
5,00 | 0,166 | 0,233 | 0,300 | 0,367 | 0,572 | 0,700 |
Bảng D.12 – Diện tích lớn nhất cho kính vân hoa tôi nhiệt có khung đỡ tất cả các cạnh
Áp lực gió tính toán, kPa | Diện tích cho phép lớn nhất, m2 | ||||
Chiều dày danh nghĩa tiêu chuẩn, m | |||||
4 | 5 | 6 | 10 | 12 | |
0,50 | 9,53 | 14,98 | 15,00 | 15,00 | 15,00 |
0,55 | 8,66 | 13,62 | 15,00 | 15,00 | 15,00 |
0,60 | 7,94 | 12,49 | 15,00 | 15,00 | 15,00 |
0,65 | 7,33 | 11,53 | 15,00 | 15,00 | 15,00 |
0,70 | 6,81 | 10,70 | 15,00 | 15,00 | 15,00 |
0,75 | 6,35 | 9,99 | 14,34 | 15,00 | 15,00 |
0,80 | 5,95 | 9,36 | 13,44 | 15,00 | 15,00 |
0,85 | 5,60 | 8,81 | 12,65 | 15,00 | 15,00 |
0,90 | 5,29 | 8,32 | 11,95 | 15,00 | 15,00 |
0,95 | 5,01 | 7,88 | 11,32 | 15,00 | 15,00 |
1,00 | 4,76 | 7,49 | 10,75 | 15,00 | 15,00 |
1,20 | 3,97 | 6,24 | 8,96 | 15,00 | 15,00 |
1,40 | 3,40 | 5,35 | 7,68 | 15,00 | 15,00 |
1,60 | 2,97 | 4,68 | 6,72 | 13,47 | 15,00 |
1,80 | 2,64 | 4,16 | 5,97 | 11,98 | 15,00 |
2,00 | 2,38 | 3,74 | 5,37 | 10,78 | 13,96 |
2,20 | 2,16 | 3,40 | 4,88 | 9,80 | 12,69 |
2,40 | 1,98 | 3,12 | 4,48 | 8,98 | 11,63 |
2,60 | 1,83 | 2,88 | 4,13 | 8,29 | 10,74 |
2,80 | 1,70 | 2,67 | 3,84 | 7,70 | 9,97 |
3,00 | 1,58 | 2,49 | 3,58 | 7,18 | 9,31 |
3,20 | 1,48 | 2,34 | 3,36 | 6,73 | 8,72 |
3,40 | 1,40 | 2,20 | 3,16 | 6,34 | 8,21 |
3,60 | 1,32 | 2,08 | 2,98 | 5,99 | 7,75 |
3,80 | 1,25 | 1,97 | 2,83 | 5,67 | 7,35 |
4,00 | 1,19 | 1,87 | 2,68 | 5,39 | 6,98 |
4,20 | 1,13 | 1,78 | 2,56 | 5,13 | 6,65 |
4,40 | 1,08 | 1,70 | 2,44 | 4,90 | 6,34 |
4,60 | 1,03 | 1,62 | 2,33 | 4,68 | 6,07 |
4,80 | 0,99 | 1,56 | 2,24 | 4,49 | 5,81 |
5,00 | 0,95 | 1,49 | 2,15 | 4,31 | 5,58 |
Tỷ số cạnh lớn nhất | 6,9 | 6,6 | 6,3 | 5,2 | 4,5 |
Bảng D.13 – Khẩu độ lớn nhất cho kính vân hoa tôi nhiệt có khung đỡ hai cạnh đối diện
Áp lực gió tính toán, kPa | Khẩu độ lớn nhất cho phép, m | ||||
Chiều dày danh nghĩa tiêu chuẩn, mm | |||||
4 | 5 | 6 | 10 | 12 | |
0,50 | 0,857 | 1,102 | 1,347 | 2,205 | 2,695 |
0,55 | 0,830 | 1,068 | 1,305 | 2,136 | 2,611 |
0,60 | 0,807 | 1,037 | 1,268 | 2,075 | 2,536 |
0,65 | 0,785 | 0,010 | 1,235 | 2,020 | 2,470 |
0,70 | 0,766 | 0,985 | 1,204 | 1,971 | 2,409 |
0,75 | 0,749 | 0,963 | 1,177 | 1,926 | 2,355 |
0,80 | 0,733 | 0,942 | 1,152 | 1,885 | 2,304 |
0,85 | 0,718 | 0,924 | 1,129 | 1,848 | 2,258 |
0,90 | 0,705 | 0,906 | 1,108 | 1,813 | 2,216 |
0,95 | 0,692 | 0,890 | 1,088 | 1,780 | 2,176 |
1,00 | 0,680 | 0,875 | 1,069 | 1,750 | 2,139 |
1,20 | 0,640 | 0,823 | 1,006 | 1,647 | 2,013 |
1,40 | 0,608 | 0,782 | 0,956 | 1,564 | 1,912 |
1,60 | 0,582 | 0,748 | 0,914 | 1,496 | 1,829 |
1,80 | 0,559 | 0,719 | 0,879 | 1,439 | 1,758 |
2,00 | 0,540 | 0,694 | 0,849 | 1,389 | 1,698 |
2,20 | 0,523 | 0,673 | 0,822 | 1,346 | 1,645 |
2,40 | 0,508 | 0,653 | 0,799 | 1,307 | 1,598 |
2,60 | 0,495 | 0,636 | 0,778 | 1,256 | 1,535 |
2,80 | 0,483 | 0,621 | 0,759 | 1,210 | 1,479 |
3,00 | 0,472 | 0,606 | 0,741 | 1,169 | 1,429 |
3,20 | 0,461 | 0,593 | 0,725 | 1,132 | 1,384 |
3,40 | 0,447 | 0,575 | 0,703 | 1,098 | 1,342 |
3,60 | 0,435 | 0,559 | 0,683 | 1,067 | 1,304 |
3,80 | 0,423 | 0,544 | 0,665 | 1,039 | 1,270 |
4,00 | 0,412 | 0,530 | 0,648 | 1,012 | 1,238 |
4,20 | 0,402 | 0,518 | 0,633 | 0,988 | 1,208 |
4,40 | 0,393 | 0,506 | 0,618 | 0,965 | 1,180 |
4,60 | 0,385 | 0,495 | 0,605 | 0,944 | 1,154 |
4,80 | 0,376 | 0,484 | 0,592 | 0,924 | 1,130 |
5,00 | 0,369 | 0,474 | 0,580 | 0,905 | 1,107 |
Bảng D.14 – Diện tích lớn nhất cho kính lưới thép 6 mm có khung đỡ tất cả các cạnh
Áp lực gió tính toán, kPa | Diện tích lớn nhất cho phép, m2 |
0,50 | 3,62 |
0,55 | 3,29 |
0,60 | 3,01 |
0,65 | 2,78 |
0,70 | 2,58 |
0,75 | 2,41 |
0,80 | 2,26 |
0,85 | 2,13 |
0,90 | 2,01 |
0,95 | 1,90 |
1,00 | 1,81 |
1,20 | 1,50 |
1,40 | 1,29 |
1,60 | 1,13 |
1,80 | 1,00 |
2,00 | 0,90 |
2,20 | 0,82 |
2,40 | 0,75 |
2,60 | 0,69 |
2,80 | 0,64 |
3,00 | 0,60 |
3,20 | 0,56 |
3,40 | 0,53 |
3,60 | 0,50 |
3,80 | 0,47 |
4,00 | 0,45 |
4,20 | 0,43 |
4,40 | 0,41 |
4,60 | 0,39 |
4,80 | 0,37 |
5,00 | 0,36 |
Tỷ số cạnh lớn nhất | 6,50 |
Bảng D.15 – Khẩu độ lớn nhất cho kính lưới thép 6 mm có khung đỡ trên hai cạnh đối diện
Áp lực gió tính toán, kPa | Khẩu độ lớn nhất cho phép, m |
0,50 | 0,746 |
0,55 | 0,711 |
0,60 | 0,681 |
0,65 | 0,654 |
0,70 | 0,630 |
0,75 | 0,609 |
0,80 | 0,589 |
0,85 | 0,572 |
0,90 | 0,556 |
0,95 | 0,541 |
1,00 | 0,527 |
1,20 | 0,481 |
1,40 | 0,445 |
1,60 | 0,417 |
1,80 | 0,393 |
2,00 | 0,373 |
2,20 | 0,355 |
2,40 | 0,340 |
2,60 | 0,327 |
2,80 | 0,315 |
3,00 | 0,304 |
3,20 | 0,294 |
3,40 | 0,286 |
3,60 | 0,278 |
3,80 | 0,270 |
4,00 | 0,263 |
4,20 | 0,257 |
4,40 | 0,251 |
4,60 | 0,245 |
4,80 | 0,240 |
5,00 | 0,235 |
MỤC LỤC
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ, định nghĩa
4 Yêu cầu chung
4.1 Yêu cầu về vật liệu
4.2 Yêu cầu về kích thước
4.3 Yêu cầu về khung lắp kính
4.4 Yêu cầu thiết kế cho những trường hợp đặc biệt
5 Yêu cầu chịu tải trọng gió
5.1 Tổng quát
5.2 Áp lực gió thiết kế
5.3 Kính ủ thường với chiều dày danh nghĩa tiêu chuẩn
5.4 Kính ủ thường không thuộc nhóm có chiều dày danh nghĩa tiêu chuẩn
5.5 Các loại kính khác với kính ủ thường
6 Yêu cầu về an toàn đối với tác động của con người
6.1 Tổng quát
6.2 Khung cửa và khung kính
6.3 Các cạnh hở
6.4 Việc thay thế kính an toàn
6.5 Sử dụng kính an toàn có chiều dày phi tiêu chuẩn
6.6 Kính hộp cách nhiệt
6.7 Nhận dạng vật liệu kính an toàn
6.8 Kính cửa
6.9 Các vách hông
6.10 Các vách ngăn không xác định là cửa hay vách hông mà có thể gây nhầm tưởng là lối đi không có vật cản
6.11 Vách ngăn không phải là cửa hay vách hông, làm tường bao cho các phòng trong công trình nhà ở
6.12 Cửa bồn tắm, vách ngăn và tường bao của bồn tắm
6.13 Vách kính mặt tiền và vách ngăn nội thất
6.14 Mái nghiêng bằng kính
7 Yêu cầu đối với mái hắt và mái nghiêng lắp kính
7.1 Mái hắt
7.2 Mái nghiêng
8 Yêu cầu về lắp đặt
8.1 Khái quát
8.2 Yêu cầu về kích thước
8.3 Sử dụng vật liệu kính
8.4 Chuẩn bị rãnh lắp kính, lòng máng và neo
9 Lắp đặt kính tôi không có khung
9.1 Khái quát
9.2 Các vấn đề cần xem xét khi thiết kế
9.3 Kỹ thuật lắp kính
Phụ lục A (qui định): Xác định chiều dày lớn nhất và nhỏ nhất
Phụ lục B (qui định): Cơ sở cho việc xác định chiều dày hoặc diện tích của tấm kính phù hợp với các yêu cầu của tải trọng gió
Phụ lục C (qui định): Các biểu đồ tra diện tích, khẩu độ lớn nhất cho phép của các loại kính
Phụ lục D (qui định): Bảng tra diện tích, khẩu độ lớn nhất cho phép của các loại kính
QCXDVN 05 : 2008/BXD
QUY CHUẨN XÂY DỰNG VIỆT NAM
NHÀ Ở VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG – AN TOÀN SINH MẠNG VÀ SỨC KHOẺ
Vietnam Building Code
Dwellings and Public Buildings – Occupational Health and Safety
HÀ NỘI – 2008
LỜI NÓI ĐẦU
QCVN 05 : 2008/BXD do Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ trình duyệt và được ban hành theo Quyết định số: 09/2008/QĐ-BXD ngày 06 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
Chương 1:
QUY ĐỊNH CHUNG
Quy chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật (tối thiểu hoặc tối đa) phải đạt được đối với nhà ở và công trình công cộng nhằm đảm bảo an toàn sinh mạng và sức khoẻ cho người sử dụng.
An toàn sinh mạng và sức khỏe quy định trong Quy chuẩn này gồm: phòng chống nước, hơi ẩm và các chất độc hại; bảo vệ khỏi ngã, xô và va đập; an toàn sử dụng kính; chiếu sáng; thông gió; chống ồn.
An toàn sinh mạng và sức khỏe liên quan tới khả năng chịu lực của nhà ở và công trình công cộng; hệ thống thiết bị điện, thang máy; phòng chống cháy nổ; hệ thống cấp thoát nước; tiếp cận sử dụng cho người tàn tật trong nhà ở và công trình công cộng tham chiếu tại các Quy chuẩn tương ứng khác.
Quy chuẩn này không quy định các yêu cầu kỹ thuật đảm bảo an toàn sinh mạng và sức khỏe con người trong quá trình chuẩn bị và thi công công trình và do các yếu tố không xuất phát từ bản thân công trình (ô nhiễm do quá trình sản xuất, tác động của lũ lụt hoặc từ các công trình bên ngoài).
1.2.1. Các loại nhà ở và công trình công cộng thuộc đối tượng áp dụng của Quy chuẩn này ghi trong Bảng 1.1
Bảng 1.1 Các loại nhà ở và công trình công cộng phải áp dụng Quy chuẩn
STT | Loại công trình |
| Nhà ở |
1 | Nhà chung cư |
2 | Nhà ở riêng lẻ (khuyến khích áp dụng) |
| Công trình công cộng |
3 | Công trình văn hóa: Thư viện, bảo tàng, nhà triển lãm, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nhà biểu diễn, nhà hát, rạp chiếu bóng, rạp xiếc, đài phát thanh, đài truyền hình |
4 | Nhà trẻ và trường học: Nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non, trường phổ thông các cấp, trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp, trường trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở dạy nghề, trường đại học và các loại trường khác. |
5 | Công trình y tế: Trạm y tế, bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa từ trung ương đến địa phương, các phòng khám đa khoa, khám chuyên khoa khu vực, nhà hộ sinh, nhà điều dưỡng, nhà nghỉ, nhà dưỡng lão, các cơ quan y tế, phòng chống dịch bệnh. |
6 | Công trình thương nghiệp: Chợ, cửa hàng, trung tâm thương mại, siêu thị, hàng ăn, giải khát, trạm dịch vụ công cộng. |
7 | Nhà làm việc: Văn phòng, trụ sở. |
8 | Khách sạn, nhà khách. |
9 | Nhà phục vụ giao thông: Nhà ga, bến xe các loại. |
10 | Nhà phục vụ thông tin liên lạc: Nhà bưu điện, bưu cục, nhà lắp đặt thiết bị thông tin, đài lưu không. |
11 | Sân vận động. |
12 | Nhà thể thao. |
1.2.2. Ngoài các đối tượng áp dụng nêu ở điều 1.2.1, một số chương của Quy chuẩn còn có giới hạn riêng về đối tượng áp dụng cho riêng chương đó.
Chương 2:
PHÒNG CHỐNG NƯỚC, HƠI ẨM VÀ CHẤT ĐỘC HẠI
2.1. Yêu cầu chung
2.1.1. Phòng chống nước và hơi ẩm
a) Nền nhà và phần tường tiếp xúc với đất nền phải đảm bảo ngăn được nước và hơi ẩm từ dưới đất thấm lên phía trên của nền và tường;
b) Tường, mái, ban công, lô gia, hành lang ngoài của nhà phải đảm bảo không đọng nước và ngăn được nước mưa thấm qua;
c) Sàn các khu vực dùng nước phải đảm bảo không đọng nước và ngăn được nước thấm qua.
2.1.2. Phòng chống chất độc hại
a) Phải có biện pháp phòng ngừa, tránh được nguy cơ các chất độc hại ở bề mặt hoặc trong nền đất của công trình gây hại đến sức khoẻ con người.
b) Tại khu vực có người sử dụng, vật liệu xây dựng không được phát thải các chất độc hại ở nồng độ ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người.
2.2. Giải thích từ ngữ
2.2.1. Chất độc hại: Chất gây sự suy giảm sức khỏe trước mắt hoặc lâu dài cho người sử dụng.
2.2.2. Hoạt độ phóng xạ riêng (Cj) của hạt nhân phóng xạ j :Là hoạt độ phóng xạ tự nhiên của hạt nhân phóng xạ j trong mẫu chia cho khối lượng của mẫu đó, đơn vị đo là Bq/kg. Hoạt độ phóng xạ riêng Cj đối với vật liệu xây dựng bao gồm hoạt độ phóng xạ của các hạt nhân phóng xạ Radi, Thori và Kali (CRa , CTh và CK).
2.2.3. Chỉ số hoạt độ phóng xạ an toàn (I): Là chỉ số phản ánh hoạt độ phóng xạ tổng hợp của các hoạt độ phóng xạ tự nhiên riêng CRa, CTh và CK của vật liệu. Chỉ số hoạt độ phóng xạ an toàn là đại lượng không thứ nguyên.
2.2.4. Nồng độ trung bình cho phép tiếp xúc trong 8 giờ (Nồng độ TWA[1]): Nồng độ trung bình mà người tiếp xúc trong thời gian 8 giờ không bị ảnh hưởng đến sức khỏe. Đơn vị đo: ppm hoặc mg/m3 không khí (1 ppm = 10-6 mg/m3 không khí).
2.2.5. Nồng độ giới hạn cho phép tiếp xúc ngắn (Nồng độ STEL[2]): Nồng độ mà người tiếp xúc liên tục trong thời gian 15 phút không bị ảnh hưởng đến sức khỏe. Đơn vị đo: ppm hoặc mg/m3 không khí (1 ppm = 10-6 mg/m3 không khí).
2.3. Các yêu cầu cụ thể
2.3.1. Chỉ số hoạt độ phóng xạ an toàn (I) của vật liệu xây dựng phải đáp ứng yêu cầu nêu ở Bảng 2.1.
Bảng 2.1 . Mức hoạt độ phóng xạ an toàn của vật liệu xây dựng
TT | Đối tượng áp dụng | Giá trị chỉ số hoạt độ phóng xạ an toàn (I1 , I2 và I3) |
1 | Dùng xây nhà | |
1.1 | Sản phẩm vật liệu xây dựng khối lượng lớn dùng xây nhà | I1 £ 1 |
1.2 | Vật liệu san lấp nền nhà và nền gần nhà | I1 £ 1 |
1.3 | Vật liệu sử dụng xây nhà với bề mặt hay khối lượng hạn chế (ví dụ tường mỏng hay lát sàn, ốp tường) | I1 £ 6 |
2 | Xây dựng các công trình ngoài nhà | |
2.1 | Sử dụng như vật liệu ốp, lát công trình | I2 £ 1,5 |
3 | Dùng cho san lấp | |
3.1 | Vật liệu dùng cho san lấp (không thuộc mục 1) | I3 £ 1 |
3.2 | Vật liệu không dùng cho san lấp, cần được tồn chứa | I3 >1 |
Chú thích: – CRa , CTh, CK là các hoạt độ phóng xạ tự nhiên riêng của vật liệu xây dựng tương ứng với các hạt nhân phóng xạ Radi-226, Thori-232 và Kali-40. I1=CRa/300 +CTh/200 + CK/3000 ; I2=CRa/700 +CTh/500 + CK/8000; I3=CRa/2000 +CTh/1500 + CK/20000 |
2.3.2. Vật liệu xây dựng chứa amiăng:
2.3.2.1. Không được sử dụng các loại vật liệu xây dựng chế tạo từ amiăng amphibole.
2.3.2.2. Chỉ sử dụng vật liệu xây dựng chứa amiăng cryzotyl dưới dạng đã chế tạo thành sản phẩm, không gây phát tán sợi amiăng rời.
2.3.3. Vật liệu xây dựng chứa hắc ín cần có nồng độ TWA không lớn hơn 0,2 mg/m3.
2.3.4. Vật liệu sơn, bột màu xây dựng phải đáp ứng các yêu cầu sau:
· Hàm lượng benzen có nồng độ TWA không lớn hơn 1 ppm; nồng độ STEL không lớn hơn 5 ppm;
· Hàm lượng asen vô cơ có nồng độ TWA không lớn hơn 0,01 mg/m3;
· Hàm lượng cadimi có nồng độ TWA không lớn hơn 0,005 mg/m3;
· Hàm lượng metyl clorua có nồng độ TWA không lớn hơn 25 ppm; nồng độ STEL không lớn hơn 125 ppm;
· Hàm lượng crom VI trong vật liệu sơn chống ăn mòn kim loại phải có nồng độ TWA không lớn hơn 0,005 mg/m3.
2.3.5. Vật liệu xảm mạch phải đáp ứng các yêu cầu sau:
· Hàm lượng fomaldehyt có nồng độ TWA không lớn hơn 0,75 ppm; nồng độ STEL không lớn hơn 2 ppm.
· Hàm lượng metyl clorua có nồng độ TWA không lớn hơn 25 ppm; nồng độ STEL không lớn hơn 125 ppm.
Chương 3:
BẢO VỆ KHỎI NGÃ, XÔ VÀ VA ĐẬP
3.1. Yêu cầu chung
3.1.1. Cầu thang bộ và đường dốc
Phải có cầu thang bộ, bậc thang hoặc đường dốc đảm bảo an toàn cho người đi lại giữa các sàn, nền cao độ chênh nhau từ 380mm trở lên.
3.1.2. Lan can
Phải có lan can hoặc vật chắn đủ khả năng ngăn người đi lại không bị ngã tại các sàn nền có cao độ chênh nhau từ 2 bậc thang (hoặc 380mm nếu không có bậc thang) trở lên và ở các vị trí:
a) Cầu thang bộ, bậc thang, đường dốc, sàn, ban công, lô-gia, hành lang và mái có người đi lại;
b) Giếng trời, khu vực tầng hầm hoặc các khu vực ngầm tương tự nối với công trình có người đi lại.
3.1.3. Rào chắn xe cơ giới và khu vực bốc xếp hàng
3.1.3.1. Các đường dốc và sàn nhà có xe cơ giới đi lại phải có rào chắn bảo vệ người tại các nơi cần thiết.
3.1.3.2. Khu vực bốc xếp hàng cho xe cơ giới phải có các lối ra hoặc lối tránh xe cơ giới cho người bên trong khu vực.
3.1.4. Tránh xô, va đập hoặc bị kẹt
3.1.4.1. Người đi lại bên trong hoặc xung quanh công trình phải được đảm bảo không bị xô vào cửa thông khí hoặc cửa lấy ánh sáng.
3.1.4.2. Cánh cửa và cánh cổng cần đảm bảo:
a) Không va vào người khi trượt hoặc mở về phía trước;
b) Không nhốt người bên trong khi cửa và cổng đóng mở bằng động cơ.
3.1.4.3. Cửa hoặc cổng đóng mở bằng động cơ phải mở được bằng tay trong trường hợp động cơ bị hỏng.
3.1.4.4. Cửa quay hoặc cổng quay phải đảm bảo không che khuất tầm nhìn ở cả hai phía.
3.2.1. Yêu cầu 0 chỉ áp dụng cho các đường dốc là bộ phận của nhà.
3.2.2. Yêu cầu 0 và 0 không áp dụng cho cửa hay cổng là bộ phận của thang máy.
3.3.1. Cầu thang bộ: Bộ phận có các bậc, chiếu tới và có thể có chiếu nghỉ để người di chuyển giữa các cao độ.
3.3.2. Cầu thang xoắn: Cầu thang bộ xây xung quanh một cột hoặc khoảng trống ở giữa.
3.3.3. Vế thang: Bộ phận của cầu thang có các bậc liên tục theo một chiều.
3.3.4. Bản bậc vát: Bản bậc có mũi bậc không song song với mũi bậc hoặc cạnh chiếu tới, chiếu nghỉ phía trên nó.
3.3.5. Chiều cao bậc thang: Chiều cao giữa các bậc thang liền kề.
3.3.6. Chiều rộng bậc thang: Kích thước theo phương ngang từ phía trước ra phía sau bậc trừ đi các phần mà bậc trên nó trùm lên.
3.3.7. Đường dốc: Đường có độ dốc lớn hơn 1:20 được thiết kế để cho người và phương tiện di chuyển giữa các sàn, nền có cao độ khác nhau.
3.4. Các yêu cầu cụ thể
3.4.1. Cầu thang bộ
3.4.1.1. Độ dốc của cầu thang bộ – chiều rộng và chiều cao bậc thang
a) Chiều cao và chiều rộng bậc của tất cả các bậc thang phải thoả mãn yêu cầu về kích thước cho ở Bảng 3.1, đồng thời tổng của hai lần chiều cao cộng với chiều rộng bậc thang (2H+B) không nhỏ hơn 550mm và không lớn hơn 700mm (trừ cầu thang nêu ở điểm b) dưới đây).
b) Cầu thang bộ trong cơ sở giáo dục mầm non có chiều cao bậc tối đa là 120 mm.
c) Kích thước bậc thang được xác định theo Hình 3.1.
d) Độ dốc lớn nhất của lối đi vào các hàng ghế ngồi hoặc bậc ngồi là 350.
Bảng 3.1. Giới hạn chiều cao và chiều rộng bậc thang
STT | Loại cầu thang bộ | Chiều cao tối đa (mm) | Chiều rộng tối thiểu (mm) |
1 | Cầu thang bộ của các công trình công cộng | 180** | 280* |
2 | Cầu thang bộ của nhà ở | 190** | 250 |
CHÚ THÍCH:
* Nếu diện tích một sàn của công trình nhỏ hơn 100m2, cho phép chiều rộng bậc tối thiểu là 250mm.
** Chiều cao bậc lớn nhất đối với cầu thang bộ dùng cho người tàn tật cần đáp ứng yêu cầu của Quy chuẩn xây dựng công trình đảm bảo cho người tàn tật tiếp cận sử dụng.
Hình 3.1. Đo chiều cao và chiều rộng bậc thang
3.4.1.2. Cấu tạo bậc thang
a) Mặt bậc thang phải ngang phẳng. Bậc thang có thể hở nhưng mặt bậc phải trùm lên nhau ít nhất 16mm.
b) Tất cả các cầu thang bộ có bậc hở nếu có trẻ em dưới 5 tuổi sử dụng thì khe hở không được cao quá 100mm.
3.4.1.3. Chiều cao thông thuỷ
Chiều cao thông thuỷ đối với các cầu thang bộ và lối đi ít nhất là 2m. Cách xác định chiều cao thông thuỷ được thể hiện ở Hình 3.2.
Hình 3.2. Đo chiều cao thông thuỷ của cầu thang bộ
3.4.1.4. Chiếu tới, chiếu nghỉ
a) Chiều dài và rộng của mỗi chiếu tới, chiếu nghỉ ít nhất phải bằng chiều rộng nhỏ nhất của vế thang.
b) Chiếu tới, chiếu nghỉ cần phải ngang phẳng.
3.4.1.5. Các loại cầu thang bộ đặc biệt
a) Cầu thang có bản bậc vát
Chiều rộng của bậc vát được đo như sau:
– Nếu chiều rộng của vế thang nhỏ hơn 1 m, đo ở giữa bậc.
– Nếu chiều rộng của vế thang từ 1 m trở lên, đo tại vị trí cách hai bên 270 mm.
Cầu thang được coi là đảm bảo yêu cầu đặt ra nếu chiều cao và chiều rộng bậc đáp ứng các yêu cầu 3.4.1.1.0
Chiều rộng nhỏ nhất của các bậc vát là 50mm (xem Hình 3.3).
Nếu cầu thang bao gồm cả các bậc thẳng và các bậc vát thì chiều rộng của các bậc vát không được nhỏ hơn chiều rộng của các bậc thẳng. Các bậc thẳng cũng phải đáp ứng yêu cầu 3.4.1.1.0
b) Cầu thang xoắn
Đối với cầu thang trong khu vực chật hẹp không sử dụng cho quá một phòng có người sử dụng thì cho phép cầu thang có chiều rộng bậc nhỏ hơn các yêu cầu của Quy chuẩn này.
Đo chiều rộng thang tại tâm bậc thang; đo theo đường cong thang ngay cả khi thang có dạng hình chữ nhật. |
Hình 3.3 Đo kích thước cầu thang có bản bậc vát
3.4.1.6. Tay vịn cho cầu thang bộ
Cầu thang bộ phải có tay vịn ít nhất một bên nếu vế thang có chiều rộng dưới 1 m, có tay vịn ở cả hai bên nếu vế thang rộng hơn 1 m (trong trường hợp một bên là tường thì cho phép không có tay vịn ở bên tường). Tay vịn phải kéo dài phủ hết hai bậc thang cuối cùng trong các công trình công cộng hoặc công trình có người tàn tật sử dụng.
3.4.1.7. Lan can cầu thang
a) Vế thang, chiếu tới, chiếu nghỉ phải có lan can bảo vệ ở các cạnh hở.
b) Đối với công trình có trẻ em dưới 5 tuổi lui tới, lan can cần đảm bảo các yêu cầu sau :
+ Khe hở của lan can không đút lọt quả cầu có đường kính 100mm;
+ Không có cấu tạo để trẻ em dễ trèo qua lan can.0
c) Chiều cao tối thiểu của lan can được quy định ở Bảng 3.2.
Bảng 3.2 Chiều cao tối thiểu của lan can
Công trình | Vị trí | Chiều cao tối thiểu (mm) |
Nhà ở, cơ quan, trường học, công sở và các công trình công cộng | Lô-gia và sân thượng ở các vị trí cao từ 9 tầng trở lên. | 1400 |
Vế thang, đường dốc | 900 | |
Các vị trí khác | 1100 | |
Nơi tập trung đông người | 530mm trước ghế ngồi cố định | 800 |
Vế thang, đường dốc | 900 | |
Các vị trí khác | 1100 |
3.4.2. Đường dốc
3.4.2.1. Độ dốc lớn nhất của đường dốc không được vượt quá 1:12 đối với công trình công cộng và 1:10 đối với nhà chung cư.
3.4.2.2. Tất cả các đường dốc, chiếu tới, chiếu nghỉ phải có chiều cao thông thuỷ tối thiểu là 2m.
3.4.2.3. Cần đảm bảo đường dốc không có vật cản cố định, bề mặt đường dốc phải được cấu tạo chống trượt.
3.4.2.4. Đường dốc có chiều rộng nhỏ hơn 1m phải có tay vịn ở ít nhất một bên. Nếu rộng hơn thì phải có tay vịn ở cả hai bên. Đường dốc nối hai cao độ cách nhau dưới 600mm không bắt buộc phải có tay vịn.
Chiều cao tay vịn phải từ 900mm đến 1000mm. Tay vịn phải là chỗ tựa chắc chắn và cho phép nắm chặt được.
Tay vịn của đường dốc dành cho người tàn tật cần tuân thủ Quy chuẩn xây dựng công trình đảm bảo cho người tàn tật tiếp cận sử dụng.
3.4.2.5. Đường dốc, chiếu tới, chiếu nghỉ phải có lan can che chắn tại các cạnh hở như đối với cầu thang bộ
3.4.3.1. Lan can cho người đi bộ
a) Phải có lan can chắn các cạnh trống của sàn, ban công, lôgia, mái (bao gồm cả giếng trời và các lỗ mở khác), và các nơi khác có người đi lại. Ở ga ra ô tô phải có lan can những nơi có người đi lại nhưng không bắt buộc ở những đường dốc chỉ sử dụng cho xe cộ đi lại và ở khu vực bốc xếp hàng.
b) Chiều cao tối thiểu đối với lan can được cho ở Bảng 3.2. Lan can phải có khả năng chịu được tác động của lực ngang quy định trong Quy chuẩn liên quan. Không làm lan can có mặt trên rộng để tránh người ngồi hoặc nằm. Nếu sử dụng kính ở các lan can, cần tuân thủ chương 4 của Quy chuẩn này.
c) Đối với công trình có trẻ em dưới 5 tuổi sử dụng thì lan can phải cấu tạo không cho trẻ em dễ trèo qua[3] và không có lỗ hổng đút lọt quả cầu đường kính 100mm.
3.4.3.2. Rào chắn xe cơ giới
a) Cần bố trí các rào chắn tại các cạnh của lối đi, tại sàn, sàn mái có xe cơ giới đi lại.
b) Rào chắn phải có chiều cao tối thiểu là 375 mm đối với mép sàn hoặc mái, 600 mm đối với mép đường dốc. Rào chắn phải có khả năng chịu được tác động của lực ngang theo quy định trong Quy chuẩn có liên quan.
3.4.3.3. Khu vực bốc xếp
Khu vực bốc xếp phải có ít nhất một lối thoát ra ở phía cao độ thấp. Các khu vực bốc xếp rộng dành cho hai xe trở lên cần bố trí ít nhất hai lối ra, mỗi lối một bên.
3.4.4. Chống xô vào cửa thông gió và cửa lấy ánh sáng
3.4.4.1. Các bộ phận nhô ra
Cửa thông gió và cửa lấy ánh sáng nếu có các bộ phận nhô ra quá 100mm vào không gian đi lại của người sử dụng trong và xung quanh công trình, kể cả hướng vào trong nhà hay ra ngoài, phải đáp ứng các yêu cầu sau:
– Bộ phận cố định nhô ra không thấp hơn 2 m kể từ mặt nền hoặc sàn;
– Phần cửa mở ra phải có các rào cản hoặc lan can cao ít nhất 900 mm để đề phòng người đi lại bước vào; nếu không phải có dấu hiệu rất rõ ràng khác biệt hẳn so với các khu vực khác trên mặt nền hoặc sàn để lưu ý người sử dụng tránh xa khu vực đó.
3.4.4.2. Không gian chỉ sử dụng cho mục đích bảo dưỡng công trình
Đối với khu vực không sử dụng thường xuyên mà chỉ sử dụng vào mục đích bảo dưỡng công trình thì cần bố trí những dấu hiệu rõ ràng, dễ thấy để lưu ý có các bộ phận nhô ra.
3.4.5. Chống va đập vào cánh cửa và chống bị cửa kẹp
3.4.5.1. Cửa và cổng ở lối đi chính, các loại cửa hoặc cổng có thể mở từ hai phía phải có các ô nhìn qua được trừ khi chúng thấp đến mức có thể nhìn qua phía trên (khoảng 900 mm để người ngồi trên xe lăn có thể nhìn qua).
3.4.5.2. Các cửa, cổng trượt phải có con chặn hoặc các bộ phận thích hợp để đề phòng bị trượt khỏi ray, đồng thời phải đảm bảo không bị rơi khi hệ thống treo hỏng hoặc con lăn chệch khỏi ray.
3.4.5.3. Cửa, cổng mở lên trên phải đảm bảo không tự sập xuống gây thương tích cho người sử dụng.
3.4.5.4. Cửa, cổng đóng mở bằng động cơ cần có:
a) Các bộ phận an toàn để tránh thương vong cho người bị kẹp hoặc bị nhốt;
b) Công tắc dừng được lắp đặt tại nơi dễ thấy và dễ bật;
c) Có thể mở tự động hoặc mở bằng tay trong trường hợp mất điện.
3.4.6. Biển báo
3.4.6.1. Cần có các biển báo chỉ dẫn thông tin tại các vị trí cần thiết như: lối ra vào, lối thoát nạn, nơi có nguy cơ cháy, nổ, điện giật, nơi cấm lửa, khu vệ sinh, nơi đặt điện thoại, thiết bị liên lạc, thiết bị chống cháy.
3.4.6.2. Biển báo phải dễ đọc và để ở những nơi dễ thấy. Tại những khu vực nguy hiểm, biển báo phải ở vị trí thích hợp để mọi người nhận biết trước khi đi vào khu vực đó.
3.4.6.3. Nội dung của biển báo phải dễ hiểu, đặc trưng và thống nhất với quy ước quốc tế.
3.4.6.4. Các biển báo đường thoát nạn, sơ tán khẩn cấp phải được chiếu sáng với độ rọi trên bề mặt biển báo không dưới 1 lux.
Chương 4:
AN TOÀN SỬ DỤNG KÍNH
4.1.1. An toàn đối với tác động va đập
Kính tại các nơi có người thường xuyên lui tới bên trong hoặc xung quanh công trình phải đáp ứng một trong các yêu cầu tối thiểu sau:
a) Được bảo vệ tránh va đập;
b) Có thể chịu được tác động va đập mà không bị vỡ;
c) Nếu bị vỡ do va đập thì không gây nguy hiểm cho người sử dụng.
4.1.2. Dấu hiệu nhận biết kính
Các loại kính trong suốt đặt tại những nơi có người thường xuyên lui tới cần phải được gắn các dấu hiệu để nhận biết sự có mặt của kính.
Cửa sổ, cửa mái và cửa thông gió phải đảm bảo đóng, mở hoặc điều chỉnh độ mở một cách an toàn.
4.1.4. Cửa sổ, cửa trời, các vách bao che, trần hoặc mái kính cần phải đảm bảo an toàn khi tiếp cận để làm vệ sinh.
4.2. Các yêu cầu cụ thể
4.2.1. An toàn đối với tác động va đập
4.2.1.1. An toàn khi vỡ do va đập
Khi thí nghiệm va đập, kết quả phải đạt một trong các yêu cầu sau:
a) Chỉ gây ra một lỗ nhỏ
b) Kính không bị vỡ rời ra mà chỉ mất tính liên tục với các mảnh nhỏ còn dính kết với nhau.
c) Kính bị vỡ thành các mảnh không nhọn sắc cạnh.
4.2.1.2. Kính được bảo vệ bởi vật cố định
Khi sử dụng các vật cố định (lan can, tấm chắn, …) để bảo vệ kính tại các vùng nguy hiểm thì các vật này cần phải:
a) Không có khe hở nào nhét lọt quả cầu đường kính 75 mm;
b) Chắc chắn;
c) Khó trèo qua để ngăn ngừa chống rơi ngã.
a) Bộ phận điều khiển đóng mở cửa phải đặt ở vị trí không cao quá 1,9m so với mặt sàn hoặc nơi có thể đứng để đóng mở cửa.
b) Bộ phận điều khiển phải đặt thấp hơn 1,7m khi có chướng ngại vật rộng tới 600mm và thấp hơn 900mm (xem Hình 4.1);
c) Khi không đáp ứng được các yêu cầu a) và b) ở trên thì phải có công cụ để đóng mở cửa từ xa, ví dụ như hệ thống điều khiển điện tử hoặc điều khiển bằng tay.
d) Đối với các phòng được xây dựng để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng thì phải tuân thủ các quy định của Quy chuẩn Xây dựng công trình để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng.
Hình 4.1 – Khoảng cách tới vị trí điều khiển đóng, mở cửa
4.3. An toàn khi tiếp cận để làm vệ sinh cửa sổ
Trường hợp không thể làm vệ sinh mặt kính một cách an toàn bằng cách đứng trực tiếp trên mặt đất, mặt sàn hoặc các bề mặt cố định thì cần phải có một trong các giải pháp sau:
a) Bố trí các cửa sổ với kích thước và kiểu dáng đảm bảo bề mặt ngoài được làm vệ sinh một cách an toàn từ phía bên trong của công trình. Cần lắp đặt một cơ cấu có thể giữ cửa cố định tại vị trí đã định trước cho những cửa sổ như vậy.
b) Bố trí một diện tích phẳng, cố định và chắc chắn ở vị trí cho phép sử dụng thang di động có chiều dài không quá 9m tính từ chân thang tới điểm tựa thang. Với thang có chiều dài nhỏ hơn 6m thì có thể đặt tựa trên nền hoặc sàn; với thang có chiều dài lớn hơn 6m phải có chỗ để neo buộc thang vào công trình;
c) Bố trí lối tiếp cận đi lại được có chiều rộng tối thiểu là 400 mm, lan can cao tối thiểu 1000 mm hoặc có các chi tiết để neo dụng cụ phòng trượt ngã.
d) Bố trí các điểm neo phù hợp để treo móc dây an toàn.
e) Nếu không áp dụng được một trong các giải pháp trên, cần bố trí chỗ để đặt giáo dạng tháp hoặc giáo treo với các dụng cụ an toàn đi kèm.
Chương 5:
Bên trong và bên ngoài nhà phải được chiếu sáng phù hợp với mục đích sử dụng.
5.2.1. Chiếu sáng tự nhiên: Chiếu sáng các phòng (trực tiếp hoặc gián tiếp) bằng ánh sáng bầu trời xuyên qua cửa lấy ánh sáng bố trí ở các kết cấu bao che.
5.2.2. Chiếu sáng nhân tạo: Chiếu sáng bằng ánh sáng nhân tạo.
5.2.3. Chiếu sáng làm việc: Chiếu sáng đảm bảo mọi hoạt động bình thường của con người trong công trình
5.2.4. Chiếu sáng sự cố: Chiếu sáng bảo đảm cho người dễ dàng thoát ra ngoài trong trường hợp có sự cố.
5.2.5. Chiếu sáng bảo vệ: Chiếu sáng giới hạn trong khu vực (hoặc công trình) cần phải bảo vệ trong thời gian ban đêm.
5.3. Các yêu cầu cụ thể
5.3.1.1. Các căn phòng trong nhà, nhất là các phòng ở, khu vệ sinh cần được ưu tiên chiếu sáng tự nhiên qua các cửa sổ mở trực tiếp ra không gian trống bên ngoài.
5.3.1.2. Đối với nơi làm việc, chiếu sáng tự nhiên cần đảm bảo quá nửa thời gian ban ngày với giá trị độ rọi tự nhiên tối thiểu phù hợp với hoạt động thị giác, qui định ở Bảng 5.1.
Bảng 5.1 Hệ số độ rọi tự nhiên tối thiểu
Phân cấp hoạt động thị giác | Chiếu sáng bên | Chiếu sáng trên |
| |||||
Mức độ chính xác | Kích thước vật phân biệt (mm) | Độ rọi ánh sáng tự nhiên trong nhà (lux) | Hệ số độ rọi tự nhiên tối thiểu (%) | Độ rọi ánh sáng tự nhiên trong nhà (lux) | Hệ số độ rọi tự nhiên trung bình (%) | |||
Đặc biệt chính xác | d £ 0,15 | 250 | 5 | 350 | 7 | |||
Rất chính xác | 0,15< d £ 0,3 | 150 | 3 | 250 | 5 | |||
Chính xác | 0,3< d £ 1,0 | 100 | 2 | 150 | 3 | |||
Trung bình | 1,0< d £ 5,0 | 50 | 1 | 100 | 2 | |||
Thô | d> 5,0 | 25 | 0,5 | 50 | 1 |
5.3.2. Chiếu sáng nhân tạo
5.3.2.1. Chiếu sáng làm việc
Trong nhà, chiếu sáng nhân tạo phải đảm bảo đủ để khi thiếu hoặc không có chiếu sáng tự nhiên vẫn bảo đảm mọi hoạt động bình thường của người sử dụng.
5.3.2.2. Chiếu sáng sự cố
Phải chiếu sáng sự cố trong những trường hợp sau:
i) Chiếu sáng khẩn cấp: Đặt dọc đường thoát nạn ở những nơi có nguy cơ cháy, nổ, nhiễm độc.
ii) Chiếu sáng liên tục: Thực hiện ở những nơi nếu ngừng chiếu sáng sẽ gây ảnh hưởng đến an toàn, an ninh xã hội, thiệt hại về kinh tế hoặc nguy hại đến tính mạng con người (như phòng mổ, phòng cấp cứu).
iii) Chiếu sáng bảo vệ: Chiếu sáng bên ngoài nhà, dọc ranh giới nhà hoặc khu công trình cần bảo vệ an ninh và tài sản.
5.3.2.3. Chiếu sáng đặt ở mặt ngoài công trình không được ảnh hưởng xấu tới giao thông và mỹ quan đô thị.
5.3.2.4. Yêu cầu về độ rọi của chiếu sáng nhân tạo trong và ngoài nhà được qui định ở Bảng 5.2 và Bảng 5.3.
Bảng 5.2 Chiếu sáng nhân tạo bên trong nhà – Độ rọi tối thiểu trên bề mặt làm việc hoặc vật cần phân biệt.
Loại phòng | Độ rọi tối thiểu (Lux) trong trường hợp quan sát | |||||
Thường xuyên | Theo chu kỳ | Không lâu | ||||
Đèn huỳnh quang | Đèn nung sáng | Đèn huỳnh quang | Đèn nung sáng | Đèn huỳnh quang | Đèn nung sáng | |
Phòng làm việc, văn phòng, lớp học, phòng thiết kế, thí nghiệm. | 400 | 200 | 300 | 150 | 150 | 75 |
Phòng ăn uống; Gian bán hàng; Gian triển lãm | 300 | 150 | 200 | 100 | 100 | 50 |
Hội trường gian khán giả; Nhà hát, rạp chiếu bóng | 150 | 75 | 100 | 50 | 75 | 30 |
Bảng 5.3 Chiếu sáng sự cố và chiếu sáng nhân tạo bên ngoài nhà
Loại chiếu sáng | Độ rọi tối thiểu (lux) | Ghi chú | |
Trong nhà | Ngoài nhà |
| |
1. Chiếu sáng sự cố: – Trên mặt làm việc – Phòng mổ Trên đường thoát nạn |
2 150 1 |
1 – 2 (trên mặt sàn lối đi, bậc thang) |
Phải dùng đèn sợi nung |
2. Chiếu sáng bảo vệ |
| 1 (trên mặt đất) |
|
3. Ngoài nhà: – Cổng vào – Đường, sân dạo chơi – Sân chơi, tập thể dục |
|
3 2 4 |
|
Chương 6:
THÔNG GIÓ
6.1.1. Hệ thống thông gió của nhà ở và công trình công cộng phải đảm bảo:
a) Hút thải hơi nước từ nơi có nguồn phát sinh nhiều hơi nước (bếp, phòng tắm) trước khi nó lan ra các khu vực khác;
b) Hút thải các chất gây ô nhiễm từ nơi có nguồn phát sinh nhiều chất gây ô nhiễm (như các phòng có các hoạt động sinh ra các chất gây ô nhiễm) trước khi nó lan ra các khu vực khác;
c) Duy trì cung cấp lượng không khí tươi tối thiểu, đồng thời pha loãng nồng độ các chất gây ô nhiễm và hơi nước sinh ra;
d) Tiện lợi trong vận hành, thải được nhiệt thừa sinh ra trong công trình và không gây ảnh hưởng tới sức khoẻ con người.
6.1.2. Hệ thống thông gió sự cố phải tuân thủ các quy định có liên quan trong Quy chuẩn về phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình.
6.1.3. Hệ thống thông gió, điều hòa không khí không được tuần hoàn trong trường hợp không khí có chứa các chất độc hại nguy hiểm, các chất gây cháy nổ, vi sinh vật gây bệnh, chất gây mùi khó chịu.
6.1.4. Thông gió tự nhiên phải được sử dụng tối đa cho các phòng bên trong nhà ở và công trình công cộng.
Các yêu cầu nêu ở chương này không bắt buộc áp dụng đối với hạng mục công trình hay không gian trong công trình:
a) Không có người thường xuyên lui tới;
b) Kho hoặc nơi chỉ để chứa đồ;
6.3.1. Thông gió hút thải cục bộ: là thông gió hút không khí từ các nơi phát sinh ra chất ô nhiễm như bếp, phòng tắm, phòng máy photocopy, nhằm hạn chế sự lan truyền các chất đó sang các phòng khác bên trong nhà và công trình. Sự hút thải này có thể thường xuyên hoặc ngắt quãng.
6.3.2. Thông gió chung: là thông gió bằng cách cung cấp khí tươi từ bên ngoài làm pha loãng, phân tán các chất gây ô nhiễm hoặc hơi nước.
6.3.3. Thông gió sự cố: là thông gió tăng cường, đã được dự kiến trong quá trình sử dụng, trong trường hợp xảy ra sự cố làm phát sinh bất thường một lượng lớn chất độc hại hoặc chất gây cháy nổ.
6.3.4. Thông gió tự nhiên: là thông gió chỉ sử dụng năng lượng tự nhiên.
6.3.5. Thông gió cơ khí: là thông gió sử dụng quạt.
6.4. Các yêu cầu cụ thể
6.4.1.1. Phải bố trí thông gió hút thải cục bộ cho bếp, phòng tắm, phòng vệ sinh, phòng có đặt các thiết bị như máy giặt, là. Lưu lượng thông gió hút thải cục bộ tối thiểu tính bằng lít/giây (l/s) được quy định trong bảng 6.1.
Bảng 6.1 – Lưu lượng thông gió hút thải cục bộ tối thiểu đối với nhà ở
Phòng | Lưu lượng thông gió hút thải cục bộ không thường xuyên | Lưu lượng thông gió hút thải cục bộ thường xuyên |
| (l/s) | (l/s) |
Bếp | 30 (trực tiếp trên bếp) | 13 |
Tắm | 15 | 8 |
Vệ sinh | 6 | 6 |
6.4.1.2. Lưu lượng thông gió chung cấp không khí tươi từ bên ngoài vào trong nhà được quy định không nhỏ hơn các giá trị trong bảng 6.2, đồng thời không nhỏ hơn 0,3 (l/s)/mét vuông sàn.
Bảng 6.2 – Lưu lượng thông gió chung tối thiểu đối với nhà ở
| Số phòng ngủ | |||||
| 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
|
Lưu lượng thông gió chung (l/s) | 13 | 17 | 21 | 25 | 29 |
|
6.4.2. Đối với văn phòng
6.4.2.1. Phải bố trí thông gió hút thải cục bộ cho phòng vệ sinh, phòng giặt, khu vực nấu ăn, các phòng có máy in ấn và photocopy. Lưu lượng thông gió hút thải cục bộ tối thiểu được quy định trong bảng 6.3.
6.4.2.2. Lưu lượng thông gió chung cấp không khí tươi từ bên ngoài vào trong văn phòng không nhỏ hơn 5,5 (l/s)/người.
Bảng 6.3 – Lưu lượng thông gió hút thải tối thiểu đối với văn phòng
Phòng | Lưu lượng thông gió hút thải tối thiểu |
Phòng có máy in, máy photocopy với tần suất sử dụng lớn (trên 30 phút mỗi giờ) | 20 (l/s)/máy khi sử dụng (nếu máy sử dụng liên tục thì áp dụng mức thông gió chung). |
Vệ sinh và tắm của văn phòng | Hút không liên tục với lưu lượng 15 (l/s)/hương sen hoặc bồn; 6 (l/s)/tiểu hoặc xí |
Bếp | Hút không liên tục (nhưng đồng thời với quá trình chế biến) với lưu lượng: 15 l/s đối với lò vi sóng 30 l/s đối với chụp hút trực tiếp trên 1 bếp |
6.4.3. Đối với gara:
a) Gara chỉ dùng thông gió tự nhiên: phải mở ít nhất 25% diện tích tường hai phía đối diện nhau hoặc 1/20 diện tích sàn với mỗi chỗ đỗ xe ;
b) Gara được thông gió cơ khí kết hợp thông gió tự nhiên: phải mở cửa để thông gió tự nhiên với diện tích ít nhất bằng 1/40 diện tích sàn, kết hợp thông gió cơ khí với bội số trao đổi không khí ít nhất là 3 lần/giờ.
c) Gara chỉ dùng thông gió cơ khí (ga ra ngầm): bội số trao đổi không khí ít nhất là 6 lần/giờ. Đối với lối ra vào, nơi các xe xếp hàng mà vẫn nổ máy, thì bội số trao đổi không khí ít nhất là 10 lần/giờ.
Chương 7:
CHỐNG ỒN
Nhà ở và công trình công cộng phải có khả năng chống ồn lan truyền giữa các bộ phận trong công trình và từ các bộ phận của công trình liền kề.
7.2. Các yêu cầu cụ thể
Tường, vách, cửa, sàn của các phòng phải đạt yêu cầu cách âm như Bảng 7.1.
Bảng 7.1. Chỉ số cách âm tối thiểu đối với tường, vách, cửa và sàn
STT | Tên và vị trí kết cấu ngăn che | Chỉ số cách âm không khí, dB | Chỉ số cách âm va chạm, dB |
1 | Sàn giữa các phòng ở kiểu căn hộ chung cư | 45 | 73 |
2 | Sàn giữa các phòng ở với tầng hầm, tầng đệm, phòng áp mái | 40 | – |
3 | Sàn giữa phòng ở với các cửa hàng phía dưới | 50 | 73 |
4 | Sàn giữa phòng ở với các phòng phía dưới dùng để hoạt động thể thao, làm quán cà phê giải khát, hoặc phục vụ hoạt động công cộng tương tự | 55 | 73 |
5 | Tường và vách giữa các căn hộ, giữa các phòng ở của căn hộ với cầu thang bộ, phòng đệm, sảnh | 45 | – |
6 | Tường giữa phòng ở của căn hộ và cửa hàng | 50 | – |
7 | Vách không có cửa giữa các phòng ở, giữa bếp với phòng ở của một căn hộ; vách giữa phòng ở với khu vệ sinh của một căn hộ | 40 | – |
8 | Cửa đi hướng ra cầu thang bộ, sảnh, hành lang | 20 | – |
MỤC LỤC
Chương 1: QUY ĐỊNH CHUNG
Chương 2: PHÒNG CHỐNG NƯỚC, HƠI ẨM VÀ CHẤT ĐỘC HẠI
Chương 3: BẢO VỆ KHỎI NGÃ, XÔ VÀ VA ĐẬP
Chương 4: AN TOÀN SỬ DỤNG KÍNH
Chương 5: CHIẾU SÁNG
Chương 6: THÔNG GIÓ
Chương 7: CHỐNG ỒN
QCVN 06:2020/BXD
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ AN TOÀN CHÁY CHO NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH
National Technical Regulation on Fire Safety of Buildings and Constructions
NỘI DUNG
NỘI DUNG
1. QUY ĐỊNH CHUNG
2. PHÂN LOẠI KỸ THUẬT VỀ CHÁY
3. BẢO ĐẢM AN TOÀN CHO NGƯỜI
4. NGĂN CHẶN CHÁY LAN
5. CẤP NƯỚC CHỮA CHÁY
6. CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN
7. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
8. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
9. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Phụ lục A Quy định bổ sung về an toàn cháy đối với một số nhóm nhà cụ thể
Phụ lục B Phân loại vật liệu xây dựng theo các đặc trưng cháy
Phụ lục C Phân hạng nhà và các gian phòng theo tính nguy hiểm cháy và cháy nổ
Phụ lục D Các quy định bảo vệ chống khói cho nhà và công trình
Phụ lục E Yêu cầu về khoảng cách phòng cháy chống cháy giữa các nhà và công trình
Phụ lục F Giới hạn chịu lửa danh định của một số cấu kiện kết cấu
Phụ lục G Quy định về khoảng cách đến các lối ra thoát nạn và chiều rộng của lối ra thoát nạn
Phụ lục H Một số quy định về số tầng giới hạn (chiều cao cho phép) và diện tích khoang cháy của nhà
Phụ lục I (tham khảo) Một số hình vẽ minh họa nội dung các quy định
Lời nói đầu
QCVN 06:2020/BXD do Viện Khoa học Công nghệ xây dựng biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Thông tư 01/2020/TT-BXD ngày 06 tháng 4 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
QCVN 06:2020/BXD thay thế QCVN 06:2010/BXD ban hành kèm theo Thông tư số 07/2010/TT-BXD, ngày 28 tháng 7 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ AN TOÀN CHÁY CHO NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH
National Technical Regulation on Fire Safety of Buildings and Constructions
1. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1 Phạm vi điều chỉnh
1.1.1 Quy chuẩn này quy định các yêu cầu chung về an toàn cháy cho gian phòng, nhà và các công trình xây dựng (sau đây gọi chung là nhà) và bắt buộc áp dụng trong tất cả các giai đoạn xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa hay thay đổi công năng, đồng thời quy định phân loại kỹ thuật về cháy cho các nhà, phần và bộ phận của nhà, cho các gian phòng, cấu kiện xây dựng và vật liệu xây dựng.
1.1.2 Các phần 3, 4, 5 và 6 của Quy chuẩn này không áp dụng cho các nhà có chức năng đặc biệt (nhà sản xuất hay bảo quản các chất và vật liệu nổ; các kho chứa dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt tự nhiên, các loại khí dễ cháy, cũng như các chất tự cháy; nhà sản xuất hoặc kho hóa chất độc hại; công trình quốc phòng; phần ngầm của công trình tầu điện ngầm; công trình hầm mỏ;…).
1.1.3 Ngoài quy định trong 1.1.2, các quy định trong phần 5 của quy chuẩn này không áp dụng cho các đối tượng sau: cơ sở, nhà và công trình bảo quản và chế biến ngũ cốc; trạm xăng; cơ sở năng lượng (nhà và công trình nhiệt điện, thủy điện, cơ sở lò hơi cung cấp nhiệt, nhà máy điện tuabin khí , diesel và hơi-khí , các cơ sở điện lưới).
1.1.4 Ngoài quy định trong 1.1.2, các quy định trong phần 5 của quy chuẩn này không áp dụng đối với các hệ thống chữa cháy cho các đám cháy do các kim loại cũng như các chất và vật liệu hoạt động hóa học mạnh, khi phản ứng với nước sẽ gây nổ, tạo ra khí cháy, gây tỏa nhiệt mạnh, ví dụ như: các hợp chất nhôm – chất hữu cơ, các kim loại kiềm, các hợp chất lithium-chất hữu cơ, chì azua, các hydride nhôm, kẽm, magiê, axít sunfuric, titan clorua, nhiệt nhôm.
1.1.5 Các tiêu chuẩn và các yêu cầu về phòng cháy, chống cháy của các tài liệu chuẩn trong xây dựng phải dựa trên yêu cầu của Quy chuẩn này.
Cùng với việc áp dụng Quy chuẩn này, còn phải tuân theo các yêu cầu phòng cháy chống cháy quy định cụ thể hơn trong các tài liệu chuẩn khác được quy định áp dụng cho từng đối tượng nhà và công trình. Khi chưa có các tài liệu chuẩn quy định cụ thể theo các yêu cầu của Quy chuẩn này thì vẫn cho phép sử dụng các quy định cụ thể trong các tiêu chuẩn hiện hành cho đến khi các tiêu chuẩn đó được soát xét lại, cũng như cho phép sử dụng các tiêu chuẩn hiện hành của nước ngoài trên nguyên tắc đảm bảo yêu cầu của Quy chuẩn này và các quy định pháp luật của Việt Nam về phòng cháy, chữa cháy và áp dụng tiêu chuẩn của nước ngoài trong hoạt động xây dựng ở Việt Nam.
Trong các tài liệu chuẩn hiện hành có liên quan về phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình, khi có các quy định yêu cầu kỹ thuật cụ thể khác với yêu cầu của Quy chuẩn này, thì áp dụng quy định của Quy chuẩn này.
1.1.6 Các tài liệu thiết kế và tài liệu kỹ thuật của nhà, kết cấu, cấu kiện và vật liệu xây dựng phải nêu rõ các đặc tính kỹ thuật về cháy của chúng theo quy định của quy chuẩn này.
1.1.7 Khi thiết kế và xây dựng nhà và công trình, ngoài việc tuân thủ quy chuẩn này, còn phải tuân thủ các quy chuẩn và đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật bắt buộc khác theo quy định của pháp luật hiện hành, như: quy hoạch, kiến trúc, kết cấu, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống điện, thiết bị điện, chống sét, hệ thống cấp nhiên liệu, tiết kiệm năng lượng, hệ thống thông gió, điều hoà không khí , cơ khí , an toàn sử dụng kính, tránh rơi ngã, va đập.
1.1.8 Nhà hoặc công trình xây dựng dùng cho việc sản xuất sản phẩm, hàng hóa thuộc nhóm F5.1 và F5.2 như quy định trong 2.6.4 có không quá 1 tầng hầm (còn gọi là Nhà công nghiệp), bên cạnh việc đảm bảo các quy định đã nêu trong quy chuẩn này còn phải tuân thủ các quy định bổ sung về an toàn cháy nêu trong A.1 của Phụ lục A.
1.1.9 Các nhà thuộc nhóm nguy hiểm cháy theo công năng F1.2, F4.3 và nhà hỗn hợp có chiều cao từ 50 m đến 150 m (có không quá 3 tầng hầm1) bên cạnh việc đảm bảo những quy định trong quy chuẩn này, còn phải tuân thủ các quy định bổ sung về an toàn cháy nêu trong A.2 của Phụ lục A. Nhà có nhóm nguy hiểm cháy theo công năng F1.3 có chiều cao từ 75 m đến 150 m, ngoài việc tuân thủ quy chuẩn này phải tuân thủ QCVN 04:2019/BXD.
CHÚ THÍCH: 1 Bệnh viện, trường mầm non và trường phổ thông chỉ cho phép tối đa 1 tầng hầm.
1.1.10 Đối với các nhà chưa có các tiêu chuẩn về phòng cháy, chống cháy cũng như các nhà thuộc nhóm nguy hiểm cháy theo công năng F1.2, F1.3, F4.3 và nhà hỗn hợp có chiều cao lớn hơn 150 m hoặc có từ 4 tầng hầm trở lên, các nhà đặc biệt phức tạp và khác thường; thì ngoài việc tuân thủ quy chuẩn này còn phải bổ sung các yêu cầu kỹ thuật và các giải pháp về tổ chức, về kỹ thuật công trình phù hợp với các đặc điểm riêng về phòng chống cháy của các nhà đó, trên cơ sở tài liệu chuẩn hiện hành được phép áp dụng. Các yêu cầu và giải pháp này phải được cơ quan Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ có thẩm quyền thẩm duyệt.
1.1.11 Trong một số trường hợp riêng biệt, Bộ Xây dựng chỉ cho phép thay thế một số yêu cầu của quy chuẩn này đối với công trình cụ thể khi có luận chứng gửi Bộ Xây dựng nêu rõ các giải pháp bổ sung, thay thế hoặc phải trình bày đủ các cơ sở tính toán để đảm bảo an toàn cháy cho công trình cụ thể này. Luận chứng này phải được thẩm duyệt bởi Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trước khi gửi Bộ Xây dựng.
1.1.12 Khi thay đổi công năng hoặc thay đổi các giải pháp bố trí mặt bằng – không gian và kết cấu của các nhà hiện hữu hoặc các gian phòng riêng của các nhà đó thì phải áp dụng quy chuẩn này và tài liệu chuẩn trong phạm vi những thay đổi đó.
1.1.13 Đối với nhà ở riêng lẻ cho hộ gia đình có chiều cao từ 06 tầng trở xuống hoặc có không quá 1 tầng hầm, không bắt buộc áp dụng quy chuẩn này mà thực hiện theo hướng dẫn riêng, phù hợp cho từng đối tượng nhà và khu dân cư.
Trường hợp chuyển đổi công năng sang các mục đích khác phải tuân thủ theo quy định của quy chuẩn này và phải được cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có thẩm quyền thẩm duyệt đối với các công trình thuộc diện phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy.
1.2 Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng, quản lývà sử dụng nhà dân dụng và nhà công nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam.
1.3 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng quy chuẩn này. Trường hợp các tài liệu viện dẫn được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng phiên bản mới nhất.
TCVN 3890:2009 Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình. Trang bị, bố trí , kiểm tra, bảo dưỡng.
TCVN 9310-4:2012 Phòng cháy chữa cháy – Từ vựng – Phần 4: Phương tiện chữa cháy.
TCVN 9310-8:2012 Phòng cháy chữa cháy – Từ vựng – Phần 8: Thuật ngữ chuyên dùng cho chữa cháy, cứu nạn và xử lývật liệu nguy hiểm.
TCVN 9311-1:2012 Thử nghiệm chịu lửa – Các bộ phận kết cấu của tòa nhà – Phần 1 Yêu cầu chung.
TCVN 9311-3:2012 Thử nghiệm chịu lửa các bộ phận kết cấu tòa nhà – Phần 3 Chỉ dẫn về phương pháp thử và áp dụng số liệu thử nghiệm.
TCVN 9311-4:2012 Thử nghiệm chịu lửa các bộ phận kết cấu tòa nhà – Phần 4 Các yêu cầu riêng đối với bộ phận ngăn cách đứng chịu tải.
TCVN 9311-5:2012 Thử nghiệm chịu lửa các bộ phận kết cấu tòa nhà – Phần 5 Các yêu cầu riêng đối với bộ phận ngăn cách nằm ngang chịu tải.
TCVN 9311-6:2012 Thử nghiệm chịu lửa các bộ phận kết cấu tòa nhà – Phần 6 Các yêu cầu riêng đối với dầm.
TCVN 9311-7:2012 Thử nghiệm chịu lửa các bộ phận kết cấu tòa nhà – Phần 7 Các yêu cầu riêng đối với cột.
TCVN 9311-8:2012 Thử nghiệm chịu lửa các bộ phận kết cấu tòa nhà – Phần 8 Các yêu cầu riêng đối với bộ phận ngăn cách đứng không chịu tải.
TCVN 9383:2012 Thử nghiệm khả năng chịu lửa – Cửa đi và cửa ngăn cháy.
1.4 Giải thích từ ngữ
Trong quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.4.1
An toàn cháy cho nhà, công trình (hạng mục công trình)
Đảm bảo các yêu cầu về tính chất vật liệu và cấu tạo kết cấu xây dựng, về các giải pháp kiến trúc, quy hoạch, các giải pháp kỹ thuật và công nghệ phù hợp với đặc điểm sử dụng của công trình, nhằm ngăn ngừa cháy (phòng cháy), hạn chế lan truyền, đảm bảo dập tắt đám cháy (chống cháy), ngăn chặn các yếu tố nguy hiểm có hại đối với con người, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tài sản khi có cháy xảy ra.
1.4.2
Bãi đỗ xe chữa cháy
Đoạn đường có mặt hoàn thiện chịu được tải trọng lớn bố trí dọc theo chu vi hoặc một phần chu vi của nhà, cho phép phương tiện chữa cháy triển khai các hoạt động chữa cháy.
CHÚ THÍCH: So với đường cho xe chữa cháy thì bãi đỗ cho xe chữa cháy được thiết kế để chịu tải trọng lớn hơn và có chiều rộng lớn hơn để triển khai các phương tiện chữa cháy trong quá trình hoạt động.
1.4.3
Bảo vệ chống cháy
Tổng hợp các biện pháp tổ chức và các giải pháp kỹ thuật, nhằm ngăn ngừa tác động của các yếu tố nguy hiểm cháy lên con người và hạn chế thiệt hại vật chất do cháy gây ra.
1.4.4 Bậc chịu lửa
Đặc trưng chịu lửa của nhà chia thành các bậc từ I đến V được xác định bằng giới hạn chịu lửa của các kết cấu xây dựng chính (điều 1.5.1, 2.6.2).
1.4.5
Bộ phận ngăn khói
Bộ phận được dùng để định luồng, chứa và/hoặc ngăn cản sự lan truyền của khói (sản phẩm khí của đám cháy).
CHÚ THÍCH: Các bộ phận ngăn khói còn có thể được gọi là: màn ngăn khói, màn kín khói, màn chặn khói (Smoke Curtains, Smoke Blinds, Smoke Screens).
1.4.6
Cấp nguy hiểm cháy của cấu kiện xây dựng
Đặc trưng phân nhóm của cấu kiện xây dựng, dựa trên các mức khác nhau của thông số kết quả thí nghiệm gây cháy cho vật liệu cấu thành của cấu kiện xây dựng theo các tiêu chuẩn quy định.
CHÚ THÍCH: (xem 2.3 và Phụ lục B)
1.4.7
Cấp nguy hiểm cháy kết cấu của nhà
Cấp nguy hiểm cháy kết cấu của nhà được xác định theo cấp nguy hiểm cháy của các cấu kiện xây dựng chủ yếu của nhà.
1.4.8
Chiều cao
Trong quy chuẩn này, chiều cao được hiểu là chiều cao phục vụ phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ và được định nghĩa như sau: Ngoài các trường hợp được nói riêng, chiều cao nhà được xác định bằng chiều cao bố trí của tầng trên cùng không kể tầng kỹ thuật trên cùng. Còn chiều cao bố trí của tầng được xác định bằng khoảng cách từ mặt đường thấp nhất cho xe chữa cháy tiếp cận tới mép dưới của lỗ cửa (cửa sổ) mở trên tường ngoài của
tầng đó. Khi không có lỗ cửa, thì chiều cao bố trí của tầng trên cùng được xác định bằng nửa tổng cao trình của sàn và của trần của tầng đó.
1.4.9
Chiều cao tia nước đặc
Lấy bằng 0,8 lần chiều cao tia nước phun theo phương thẳng đứng.
1.4.10
Diện tích sàn cho phép tiếp cận
Diện tích mặt sàn của tất cả các khu vực được bao che trong một ngôi nhà hoặc phần nhà, bao gồm cả diện tích các kênh dẫn, sàn giếng thang máy, nhà vệ sinh, buồng thang bộ, diện tích chiếm chỗ bởi đồ dùng, máy móc, thiết bị cố định hoặc di động và cả các diện tích sinh hoạt hở ngoài trời ở phía trên hoặc phía dưới tầng 1 của nhà.
1.4.11
Đường cho xe chữa cháy
Đường được thiết kế cho các phương tiện chữa cháy đi đến và di chuyển trong phạm vi của một cơ sở để thực hiện các hoạt động chữa cháy và cứu nạn cứu hộ.
1.4.12
Giới hạn chịu lửa
Thời gian (tính bằng giờ hoặc bằng phút) từ khi bắt đầu thử chịu lửa theo chế độ nhiệt tiêu chuẩn các mẫu cho tới khi xuất hiện một trong các trạng thái giới hạn của kết cấu và cấu kiện (điều 2.3.2).
1.4.13
Gian lánh nạn
Khu vực bố trí trong tầng lánh nạn dùng để sơ tán tạm thời khi xảy ra sự cố cháy.
1.4.14
Gian kỹ thuật
Gian phòng bố trí các thiết bị kỹ thuật của tòa nhà hoặc tầng nhà. Các gian kỹ thuật có thể
bố trí trên toàn bộ hoặc một phần của tầng kỹ thuật.
1.4.15
Hành lang hở
Hành lang có các lỗ thông gió với bên ngoài, không bị chắn, liên tục theo chiều dài, với chiều cao thông thủy tính từ đỉnh của tường chắn ở mép hành lang lên phía trên không nhỏ hơn 1,2 m.
1.4.16
Hệ thống bảo vệ chống cháy
Hệ thống bảo vệ chống cháy bao gồm: Hệ thống bảo vệ chống nhiễm khói, hệ thống họng nước chữa cháy bên trong, hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà, các hệ thống chữa cháy tự động, hệ thống báo cháy và âm thanh công cộng, hệ thống đèn chiếu sáng sự cố và đèn chỉ dẫn thoát nạn, thang máy chữa cháy, phương tiện cứu nạn cứu hộ, giải pháp kết cấu, giải pháp thoát nạn, giải pháp ngăn khói, ngăn cháy lan.
1.4.17
Họng nước chữa cháy
Tổng hợp các thiết bị chuyên dùng gồm van khóa, vòi, lăng phun được lắp đặt sẵn để triển khai đưa nước đến đám cháy.
1.4.18
Khoang cháy
Một phần của ngôi nhà được ngăn cách với các phần khác của ngôi nhà bằng các tường ngăn cháy loại 1.
1.4.19
Khoang đệm
Không gian chuyển tiếp giữa hai cửa đi, dùng để bảo vệ tránh sự xâm nhập của khói và của các khí khác khi đi vào nhà, vào buồng thang bộ, hoặc vào các gian phòng khác của nhà.
1.4.20
Khoang đệm ngăn cháy
Khoang đệm có các bộ phận cấu thành có giới hạn chịu lửa đảm bảo yêu cầu quy định (xem 2.4.3).
1.4.21
Khói
Bụi khí hình thành bởi sản phẩm cháy không hoàn toàn của vật liệu dưới dạng lỏng và (hoặc) rắn.
1.4.22
Lớp bê tông bảo vệ, Chiều dày lớp bê tông bảo vệ
– Lớp bê tông tính từ biên (mép) cấu kiện đến bề mặt gần nhất của cốt thép.
– Chiều dày lớp bê tông bảo vệ là chiều dày tính từ biên (mép) cấu kiện đến bề mặt gần nhất của cốt thép.
1.4.23
Ngọn lửa
Vùng cháy ở pha khí với bức xạ nhìn thấy được.
1.4.24
Nhà
Công trình xây dựng có chức năng chính là bảo vệ, che chắn cho người hoặc vật chứa bên trong; thông thường được bao che một phần hoặc toàn bộ và được xây dựng ở một vị trí cố định. Nhà bao gồm nhà dân dụng (nhà ở, nhà chung cư, nhà công cộng, nhà hỗn hợp) và nhà công nghiệp.
1.4.25
Nhà chung cư
Nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh.
1.4.26
Nhà hỗn hợp
Nhà có nhiều công năng sử dụng khác nhau (ví dụ: một nhà được thiết kế sử dụng làm văn phòng, dịch vụ thương mại, ở và hoạt động công cộng là nhà hỗn hợp).
CHÚ THÍCH: Một nhà thuộc nhóm nguy hiểm cháy theo công năng xác định, có tổng diện tích khu vực dùng cho một công năng khác (ngoại trừ công năng để ở), mang tính phụ trợ cho công năng chính, không lớn hơn 10 % diện tích sàn của tầng bố trí công năng khác đó thì không coi là nhà hỗn hợp.
1.4.27
Nhóm nguy hiểm cháy theo công năng
Đặc trưng phân nhóm của nhà (hoặc các phần của nhà) dựa trên đặc điểm sử dụng của chúng và theo các yếu tố có thể đe dọa tới sự an toàn của người trong trường hợp xảy ra cháy, có tính đến các yếu tố tuổi tác, trạng thái thể chất, khả năng có người đang ngủ v.v. của nhóm người sử dụng theo công năng chính.
1.4.28
Nhóm nguy hiểm cháy của vật liệu xây dựng
Đặc trưng phân nhóm của vật liệu xây dựng, dựa trên các mức khác nhau của thông số kết quả thí nghiệm gây cháy cho vật liệu theo các tiêu chuẩn quy định.
1.4.29
Phòng cháy
Tổ hợp các giải pháp tổ chức và kỹ thuật nhằm đảm bảo an toàn cho con người, ngăn ngừa sự cố cháy, hạn chế lan truyền cháy cũng như tạo ra các điều kiện để dập cháy hiệu quả.
1.4.30
Quy mô khối tích
Là khối tích của một không gian trong phạm vi một nhà hoặc khoang cháy. Khối tích này không bao gồm các tường của thang máy được bảo vệ, buồng thang bộ thoát nạn và các không gian khác (ví dụ khu vệ sinh và các buồng để đồ) được bao bọc bằng các tường có giới hạn chịu lửa không thấp hơn 1 giờ, đồng thời các lối đi qua tường được bảo vệ bằng cửa ngăn cháy loại 2 có lắp cơ cấu tự đóng. Quy mô khối tích được tính dựa vào các kích thước sau:
a) Kích thước mặt bằng lấy theo khoảng cách giữa các bề mặt hoàn thiện phía trong của tường bao, hoặc ở tất cả các mặt không có tường bao thì tính đến một mặt phẳng thẳng đứng kéo đến cạnh ngoài trên cùng của sàn.
b) Chiều cao lấy theo khoảng cách từ bề mặt trên của sàn phía dưới đến mặt bề mặt dưới của sàn phía trên của không gian; và
c) Đối với một nhà hoặc khoang cháy kéo lên đến mái thì lấy theo khoảng cách đến bề mặt dưới của mái hoặc bề mặt dưới của trần của tầng cao nhất trong khoang cháy, bao gồm cả không gian bị chiếm chỗ bởi tất cả các tường, hoặc giếng đứng, kênh dẫn không được bảo vệ, hoặc kết cấu cấu nằm trong không gian đang xét.
1.4.31
Sảnh ngăn khói
Sảnh được bố trí ở phía ngoài lối vào một buồng thang bộ thoát nạn. Thiết kế của sảnh này phải đảm bảo ngăn chặn hoặc giảm thiểu sự xâm nhập của khói vào các buồng thang bộ.
1.4.32
Sảnh thang máy
Không gian trống trước cửa ra vào của thang máy.
1.4.33
Số tầng nhà
Số tầng của tòa nhà bao gồm toàn bộ các tầng trên mặt đất (kể cả tầng kỹ thuật, tầng tum) và tầng bán/nửa hầm, không bao gồm tầng áp mái.
CHÚ THÍCH: Tầng tum không tính vào số tầng nhà của công trình khi chỉ có chức năng sử dụng để bao che lồng cầu thang bộ/giếng thang máy và che chắn các thiết bị kỹ thuật của công trình (nếu có), có diện tích mái tum không vượt quá 30 % diện tích sàn mái.
1.4.34
Sự cố cháy (đám cháy)
Sự cháy không được kiểm soát dẫn đến các thiệt hại về người và (hoặc) tài sản.
1.4.35
Sự cháy
Phản ứng Ôxy hóa tỏa nhiệt của một chất có kèm theo ít nhất một trong ba yếu tố: ngọn lửa, phát sáng, sinh khói.
1.4.36
Tài liệu chuẩn
Tài liệu đề ra các quy tắc, hướng dẫn hoặc đặc tính đối với những hoạt động hoặc những kết quả của chúng.
CHÚ THÍCH 1: Thuật ngữ “tài liệu chuẩn” là một thuật ngữ chung bao gồm các tài liệu như các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật, quy phạm thực hành và quy chuẩn kỹ thuật.
CHÚ THÍCH 2: “tài liệu” phải được hiểu là phương tiện mang thông tin.
CHÚ THÍCH 3: Những thuật ngữ để chỉ các dạng tài liệu chuẩn khác nhau được xác định căn cứ vào việc xem xét tài liệu và nội dung của nó như là một thực thể nguyên vẹn.
1.4.37
Tải trọng cháy
Tổng năng lượng nhiệt được giải phóng bởi sự cháy của tất cả các vật liệu có thể cháy trong một không gian công trình.
1.4.38
Tầng áp mái
Tầng nằm bên trong không gian của mái dốc mà toàn bộ hoặc một phần mặt đứng của nó được tạo bởi bề mặt mái nghiêng hoặc mái gấp, trong đó tường bao (nếu có) không cao quá mặt sàn 1,5 m.
1.4.39
Tầng hầm
Tầng mà quá một nửa chiều cao của nó nằm dưới cao độ mặt đất đặt công trình theo quy hoạch được duyệt.
CHÚ THÍCH: Khi xem xét các yêu cầu về an toàn cháy đối với nhà có cao độ mặt đất xung quanh khác nhau, không xác định tầng nằm dưới cao độ mặt đất theo quy hoạch được duyệt là tầng hầm nếu đường thoát nạn từ tầng đố không di chuyển theo hướng từ dưới lên trên.
1.4.40
Tầng lánh nạn
Tầng dùng để sơ tán tạm thời, được bố trí trong tòa nhà có chiều cao lớn hơn 100 m. Tầng lánh nạn có bố trí một hoặc nhiều gian lánh nạn.
1.4.41
Tầng bán/nửa hầm
Tầng mà một nửa chiều cao của nó nằm trên hoặc ngang cao độ mặt đất đặt công trình theo quy hoạch được duyệt.
1.4.42
Tầng kỹ thuật
Tầng hoặc một phần tầng bố trí các gian kỹ thuật hoặc các thiết bị kỹ thuật của tòa nhà. Tầng kỹ thuật có thể là tầng hầm, tầng nửa hầm, tầng áp mái, tầng trên cùng hoặc tầng thuộc phần giữa của tòa nhà.
1.4.43
Tầng trên mặt đất
Tầng mà cao độ sàn của nó cao hơn hoặc bằng cao độ mặt đất đặt công trình theo quy hoạch được duyệt.
1.4.44
Thang máy chữa cháy
Thang máy được lắp đặt chủ yếu để vận chuyển người nhưng được trang bị thêm các hệ thống điều khiển bảo vệ, thông tin liên lạc và các dấu hiệu để cho phép những thang máy đó được sử dụng dưới sự điều khiển trực tiếp của lực lượng chữa cháy đến được các tầng của nhà khi có cháy xảy ra.
1.4.45
Vùng khói
Vùng bên trong một công trình được giới hạn hoặc bao bọc xung quanh bằng các bộ phận ngăn khói hoặc cấu kiện kết cấu để ngăn cản sự lan truyền của lớp khói bốc lên do nhiệt trong các đám cháy.
CHÚ THÍCH: Xem thêm Phụ lục D, mục D.7.
1.4.46
Xử lý chống cháy cho kết cấu
Dùng biện pháp ngâm tẩm hoặc bọc, phủ các lớp bảo vệ lên kết cấu nhằm làm tăng khả năng chịu lửa và (hoặc) làm giảm tính nguy hiểm cháy của kết cấu đó.
1.5 Các quy định chung
1.5.1 Trong các nhà, khi thiết kế phải có các giải pháp kết cấu, bố trí mặt bằng – không gian và kỹ thuật công trình để đảm bảo khi xảy ra cháy thì :
– Nhà duy trì được tính ổn định tổng thể và tính bất biến hình trong một khoảng thời gian nhất định, được quy định bằng bậc chịu lửa của nhà.
– Mọi người trong nhà (không phụ thuộc vào tuổi tác và tình trạng sức khỏe) có thể sơ tán ra bên ngoài tới khu vực an toàn (sau đây gọi là bên ngoài) trước khi xuất hiện nguy cơ đe doạ tính mạng và sức khoẻ do tác động của các yếu tố nguy hiểm của đám cháy.
– Có khả năng cứu người.
– Lực lượng và phương tiện chữa cháy có thể tiếp cận đám cháy và thực hiện các biện pháp chữa cháy, cứu người và tài sản.
– Không để cháy lan sang các nhà bên cạnh, kể cả trong trường hợp nhà đang cháy bị sập đổ.
– Hạn chế các thiệt hại trực tiếp và gián tiếp về vật chất, bao gồm bản thân ngôi nhà và các tài sản bên trong nhà, có xét tới tương quan kinh tế giữa giá trị thiệt hại và chi phí cho các giải pháp cùng trang thiết bị kỹ thuật phòng cháy chữa cháy.
1.5.2 Trong quá trình xây dựng phải đảm bảo:
– Thực hiện các giải pháp phòng chống cháy theo thiết kế phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành và đã được thẩm duyệt theo quy định.
– Thực hiện các yêu cầu phòng cháy chữa cháy cho các công trình đang xây dựng, các công trình phụ trợ và các quy định phòng cháy chữa cháy trong thi công xây lắp theo pháp luật về phòng cháy chữa cháy hiện hành.
– Trang bị các phương tiện chữa cháy theo quy định và trong trạng thái sẵn sàng hoạt động.
– Khả năng thoát nạn an toàn và cứu người, cũng như bảo vệ tài sản khi xảy ra cháy trong công trình đang xây dựng và trên công trường.
1.5.3 Trong quá trình khai thác sử dụng phải:
– Giữ nguyên cấu trúc, nội thất của nhà và khả năng làm việc của các trang thiết bị phòng cháy chữa cháy đúng với yêu cầu của thiết kế và các tài liệu kỹ thuật lập cho chúng.
– Thực hiện các quy định về phòng cháy chữa cháy theo pháp luật hiện hành.
– Không được phép thay đổi kết cấu hay các giải pháp bố trí mặt bằng – không gian và kỹ thuật công trình mà không có thiết kế được phê duyệt theo quy định.
– Khi tiến hành sửa chữa, không cho phép sử dụng các cấu kiện và vật liệu không đáp ứng các yêu cầu của các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành.
Khi nhà được cấp phép ở điều kiện phải hạn chế về tải trọng cháy, về số người trong nhà hoặc trong bất kỳ phần nào của nhà, thì bên trong nhà phải đặt thông báo về những hạn chế này ở những nơi dễ thấy, còn bộ phận quản lý nhà phải thiết lập các biện pháp tổ chức riêng về phòng cháy chữa cháy và sơ tán người khi xảy ra cháy.
1.5.4 Khi phân tích tính nguy hiểm cháy của nhà, có thể sử dụng các tình huống tính toán dựa trên tương quan giữa các thông số: sự phát triển và lan truyền các yếu tố nguy hiểm của đám cháy, việc sơ tán người và tổ chức chữa cháy.
2. PHÂN LOẠI KỸ THUẬT VỀ CHÁY
2.1 Quy định chung
2.1.1 Nhà, các phần và các bộ phận của nhà, gian phòng, vật liệu xây dựng, cấu kiện xây dựng, được phân loại kỹ thuật về cháy dựa trên các tính chất sau:
– Tính nguy hiểm cháy: tính chất làm phát sinh và phát triển các yếu tố nguy hiểm cháy.
– Tính chịu lửa: tính chất chống lại các tác động của đám cháy và chống sự lan truyền các yếu tố nguy hiểm của đám cháy.
2.1.2 Việc phân loại kỹ thuật về cháy dùng để thiết lập các yêu cầu cần thiết về bảo vệ chống cháy cho các kết cấu, gian phòng, nhà, các phần và các bộ phận của nhà phụ thuộc vào tính chịu lửa và / hoặc tính nguy hiểm cháy của chúng.
2.2 Vật liệu xây dựng
2.2.1 Về mặt an toàn cháy, vật liệu xây dựng chỉ được đặc trưng bằng tính nguy hiểm cháy. Tính nguy hiểm cháy của vật liệu xây dựng được xác định theo các đặc tính kỹ thuật về cháy sau: tính cháy, tính bắt cháy, tính lan truyền lửa trên bề mặt, khả năng tạo khói và chất độc.
2.2.2 Theo tính cháy, vật liệu xây dựng được phân thành vật liệu không cháy và vật liệu cháy. Vật liệu xây dựng cháy được phân thành 4 nhóm:
– Ch1 (cháy yếu).
– Ch2 (cháy vừa phải).
– Ch3 (cháy mạnh vừa).
– Ch4 (cháy mạnh).
Tính cháy và các nhóm của vật liệu xây dựng theo tính cháy được xác định theo Phụ lục B, mục B.2.
Đối với vật liệu xây dựng không cháy thì không quy định về tính nguy hiểm cháy và không xác định các chỉ tiêu khác.
2.2.3 Theo tính bắt cháy, vật liệu xây dựng cháy được phân thành 3 nhóm:
– BC1 (khó bắt cháy).
– BC2 (bắt cháy vừa phải).
– BC3 (dễ bắt cháy).
Nhóm vật liệu xây dựng theo tính bắt cháy được xác định theo Phụ lục B, mục B.3.
2.2.4 Theo tính lan truyền lửa trên bề mặt, vật liệu xây dựng cháy được phân thành 4 nhóm:
– LT1 (không lan truyền).
– LT2 (lan truyền yếu).
– LT3 (lan truyền vừa phải).
– LT4 (lan truyền mạnh).
Nhóm vật liệu xây dựng theo tính lan truyền lửa trên bề mặt được quy định cho lớp vật liệu bề mặt của mái và sàn, kể cả lớp thảm trải sàn, theo Phụ lục B, mục B.4.
Đối với các vật liệu xây dựng khác, không xác định và không quy định việc phân nhóm về lan truyền lửa trên bề mặt.
2.2.5 Theo khả năng sinh khói, vật liệu xây dựng cháy được phân thành 3 nhóm:
– SK1 (khả năng sinh khói thấp).
– SK2 (khả năng sinh khói vừa phải).
– SK3 (khả năng sinh khói cao).
Nhóm vật liệu xây dựng theo khả năng sinh khói được xác định theo Phụ lục B, mục B.5.
2.2.6 Theo độc tính của các sản phẩm cháy, vật liệu xây dựng cháy được phân thành 4 nhóm:
– ĐT1 (độc tính thấp).
– ĐT2 (độc tính vừa phải).
– ĐT3 (độc tính cao).
– ĐT4 (độc tính đặc biệt cao).
Nhóm vật liệu xây dựng theo độc tính của các sản phẩm cháy được xác định theo Phụ lục B, mục B.6.
2.3 Cấu kiện xây dựng
2.3.1 Cấu kiện xây dựng được đặc trưng bằng tính chịu lửa và tính nguy hiểm cháy.
Tính chịu lửa của một cấu kiện được thể hiện bằng giới hạn chịu lửa của cấu kiện đó. Tính nguy hiểm cháy của một cấu kiện được đặc trưng bằng cấp nguy hiểm cháy của nó.
2.3.2 Giới hạn chịu lửa của cấu kiện xây dựng được xác định bằng khoảng thời gian (tính bằng phút) kể từ khi bắt đầu thử chịu lửa theo chế độ nhiệt tiêu chuẩn cho đến khi xuất hiện một hoặc một số dấu hiệu nối tiếp nhau của các trạng thái giới hạn được quy định đối với cấu kiện đã cho như sau:
– Mất khả năng chịu lực (khả năng chịu lực được ký hiệu bằng chữ R).
– Mất tính toàn vẹn (tính toàn vẹn được ký hiệu bằng chữ E).
– Mất khả năng cách nhiệt (khả năng cách nhiệt được ký hiệu bằng chữ I).
CHÚ THÍCH 1: Giới hạn chịu lửa của cấu kiện xây dựng được xác định bằng thử nghiệm chịu lửa theo các tiêu chuẩn TCVN 9311-1:2012 đến TCVN 9311-8:2012 hoặc các tiêu chuẩn tương đương. Giới hạn chịu lửa của cấu kiện xây dựng có thể xác định bằng tính toán theo tiêu chuẩn thiết kế chịu lửa được áp dụng.
Giới hạn chịu lửa của các ống dẫn khí xác định theo tiêu chuẩn ISO 6944 hoặc các tiêu chuẩn tương đương.
Giới hạn chịu lửa của các van ngăn cháy của hệ thống thông gió xác định theo ISO 10294.
Giới hạn chịu lửa của cửa đi, cửa sổ và cửa chắn xác định theo tiêu chuẩn TCVN 9383:2012.
CHÚ THÍCH 2: Giới hạn chịu lửa yêu cầu của các cấu kiện xây dựng cụ thể được quy định trong quy chuẩn này và trong các quy chuẩn kỹ thuật cho từng loại công trình. Giới hạn chịu lửa yêu cầu của cấu kiện xây dựng được ký hiệu bằng REI, EI, RE hoặc R kèm theo các chỉ số tương ứng về thời gian chịu tác động của lửa tính bằng phút. Ví dụ: Cấu kiện có giới hạn chịu lửa yêu cầu là REI 120 nghĩa là cấu kiện phải duy trì được đồng thời cả ba khả năng: chịu lực, toàn vẹn và cách nhiệt trong khoảng thời gian chịu tác động của lửa là 120 phút; Cấu kiện có giới hạn chịu lửa yêu cầu là R 60, thì cấu kiện chỉ phải duy trì khả năng chịu lực trong thời gian 60 phút, không yêu cầu về khả năng cách nhiệt và tính toàn vẹn.
CHÚ THÍCH 3: Một cấu kiện xây dựng được cho là đảm bảo yêu cầu về khả năng chịu lửa (giới hạn chịu lửa) nếu thỏa mãn một trong các điều kiện sau:
a) Cấu kiện có cấu tạo với đặc điểm kỹ thuật giống như mẫu thí nghiệm chịu lửa và mẫu này khi thí nghiệm có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn giới hạn chịu lửa yêu cầu của cấu kiện đó.
b) Cấu kiện có cấu tạo với đặc điểm kỹ thuật phù hợp với cấu kiện nêu trong Phụ lục F mà giới hạn chịu lửa danh định tương ứng cho trong phụ lục này không nhỏ hơn giới hạn chịu lửa yêu cầu của cấu kiện đó.
c) Giới hạn chịu lửa của cấu kiện được xác định bằng tính toán theo tiêu chuẩn thiết kế chịu lửa áp dụng không nhỏ hơn giới hạn chịu lửa yêu cầu của cấu kiện đó.
2.3.3 Theo tính nguy hiểm cháy, cấu kiện xây dựng được phân thành 4 cấp:
– K0 (không nguy hiểm cháy).
– K1 (ít nguy hiểm cháy).
– K2 (nguy hiểm cháy vừa phải).
– K3 (nguy hiểm cháy).
CHÚ THÍCH 1: Cấp nguy hiểm cháy của cấu kiện xây dựng được xác định bằng thử nghiệm theo tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành hoặc tương đương.
CHÚ THÍCH 2: Cho phép xác định cấp nguy hiểm cháy của cấu kiện mà không cần thử nghiệm như sau:
– Xếp vào cấp K0, nếu cấu kiện được chế tạo chỉ từ vật liệu không cháy.
– Xếp vào cấp K1, nếu bề mặt ngoài của cấu kiện được cấu tạo từ vật liệu có đồng thời các chỉ tiêu kỹ thuật về cháy không nguy hiểm hơn Ch1, BC1, SK1.
– Xếp vào cấp K2, nếu bề mặt ngoài của cấu kiện được cấu tạo từ vật liệu có đồng thời các chỉ tiêu kỹ thuật về cháy không nguy hiểm hơn Ch2, BC2, SK2.
– Xếp vào cấp K3, nếu bề mặt ngoài của cấu kiện được cấu tạo chỉ từ các vật liệu có một trong các chỉ tiêu kỹ thuật về cháy là Ch3, BC3, SK3.
2.4 Bộ phận ngăn cháy
2.4.1 Bộ phận ngăn cháy được dùng để ngăn cản đám cháy và các sản phẩm cháy lan truyền từ một khoang cháy hoặc từ một gian phòng có đám cháy tới các gian phòng khác.
Bộ phận ngăn cháy bao gồm tường ngăn cháy, vách ngăn cháy và sàn ngăn cháy.
2.4.2 Bộ phận ngăn cháy được đặc trưng bằng tính chịu lửa và tính nguy hiểm cháy.
Tính chịu lửa của một bộ phận ngăn cháy được xác định bằng tính chịu lửa của các bộ phận cấu thành ra nó, bao gồm:
– Phần ngăn cách (tấm vách, tấm tường, tấm sàn, …).
– Cấu kiện giữ ổn định cho phần ngăn cách (khung, thanh giằng, …).
– Cấu kiện đỡ phần ngăn cách (dầm đỡ, sườn đỡ, tường đỡ, …).
– Các chi tiết liên kết giữa chúng.
Giới hạn chịu lửa theo trạng thái mất khả năng chịu lực (R) của cấu kiện giữ ổn định cho phần ngăn cách, của cấu kiện đỡ phần ngăn cách và của các chi tiết liên kết giữa chúng phải không được thấp hơn giới hạn chịu lửa yêu cầu đối với phần ngăn cách.
Tính nguy hiểm cháy của bộ phận ngăn cháy được xác định bằng tính nguy hiểm cháy của phần ngăn cách cùng với các chi tiết liên kết và của các cấu kiện giữ ổn định cho phần ngăn cách.
2.4.3 Bộ phận ngăn cháy được phân loại theo giới hạn chịu lửa của phần ngăn cách như trong Bảng 1. Khi trong bộ phận ngăn cháy có các cửa đi, cổng, cửa nắp, van khí , cửa sổ, màn chắn (sau đây gọi chung là cửa và van ngăn cháy), hay khi ở các cửa đó có bố trí khoang đệm (gọi là khoang đệm ngăn cháy) thì cửa, van ngăn cháy và khoang đệm ngăn cháy phải được chọn loại cũng có khả năng ngăn cháy phù hợp với loại của bộ phận ngăn cháy theo quy định tại Bảng 1.
Bảng 1 – Phân loại bộ phận ngăn cháy
Bộ phận ngăn cháy | Loại bộ phận ngăn cháy | Giới hạn chịu lửa của bộ phận ngăn cháy, không nhỏ hơn | Loại cửa và van ngăn cháy trong bộ phận ngăn cháy, không thấp hơn | Loại khoang đệm ngăn cháy, không thấp hơn |
Tường ngăn cháy | 1 | RЕI 150 | 1 | 1 |
2 | RЕI 45 | 2 | 2 | |
Vách ngăn cháy | 1 | ЕI 45 | 2 | 1 |
2 | ЕI 15 | 3 | 2 | |
Sàn ngăn cháy | 1 | RЕI 150 | 1 | 1 |
2 | RЕI 60 | 2 | 1 | |
3 | RЕI 45 | 2 | 1 | |
4 | RЕI 15 | 3 | 2 |
Giới hạn chịu lửa của các loại cửa và van ngăn cháy trong bộ phận ngăn cháy được quy định tại Bảng 2.
Giới hạn chịu lửa của các bộ phận của khoang đệm ngăn cháy (vách, sàn, cửa và van ngăn cháy) ở cửa và van ngăn cháy trong bộ phận ngăn cháy phải phù hợp quy định tại Bảng 3.
Bộ phận ngăn cháy loại 1 phải thuộc cấp nguy hiểm cháy K0. Trong các trường hợp riêng, cho phép sử dụng cấp nguy hiểm cháy K1 trong các bộ phận ngăn cháy loại 2 đến loại 4.
Bảng 2 – Giới hạn chịu lửa của cửa và van ngăn cháy trong bộ phận ngăn cháy
Cửa và van ngăn cháy trong bộ phận ngăn cháy | Loại cửa và van ngăn cháy trong bộ phận ngăn cháy | Giới hạn chịu lửa, không nhỏ hơn |
(1) | (2) | (3) |
Cửa đi, cổng, cửa nắp, van 1) | 1 | ЕI 60 |
2 | ЕI 30 2) | |
3 | ЕI 15 | |
Cửa sổ | 1 | Е 60 |
2 | Е 30 | |
3 | Е 15 | |
Màn chắn | 1 | ЕI 60 |
CHÚ THÍCH 1: Giới hạn chịu lửa của van ngăn cháy được phép chỉ lấy theo tính toàn vẹn (E) nếu những van này lắp đặt bên trong các kênh, giếng và đường ống dẫn mà đảm bảo được khả năng chịu lửa yêu cầu, đối với cả tính toàn vẹn (E) và tính cách nhiệt (I). CHÚ THÍCH 2: Giới hạn chịu lửa của cửa của giếng thang máy được phép lấy không nhỏ hơn E 30. |
Bảng 3 – Giới hạn chịu lửa của các bộ phận của khoang đệm ở các cửa và van ngăn cháy trong bộ phận ngăn cháy
Loại khoang đệm ngăn cháy | Giới hạn chịu lửa của các bộ phận của khoang đệm, không nhỏ hơn | ||
Vách ngăn của khoang đệm | Sàn của khoang đệm | Cửa và van ngăn cháy của khoang đệm | |
1 | EI 45 | REI 45 | EI 30 |
2 | EI 15 | REI 15 | EI 15 |
2.5 Cầu thang và buồng thang bộ
2.5.1 Cầu thang và buồng thang bộ dùng để thoát nạn được phân thành các loại sau:
CHÚ THÍCH: Phụ lục I trình bày một số hình vẽ minh họa về các loại cầu thang và buồng thang bộ.
a) Các loại cầu thang bộ:
– Loại 1 – cầu thang bên trong nhà, được đặt trong buồng thang.
– Loại 2 – cầu thang bên trong nhà, để hở.
– Loại 3 – cầu thang bên ngoài nhà, để hở.
CHÚ THÍCH: Để hở tức là không được đặt trong buồng thang.
b) Các loại buồng thang bộ thông thường:
– L1 – có các lỗ cửa ở tường ngoài trên mỗi tầng (để hở hoặc lắp kính).
– L2 – được chiếu sáng tự nhiên qua các lỗ ở trên mái (để hở hoặc lắp kính).
c) Các loại buồng thang bộ không nhiễm khói:
– N1 – có lối vào buồng thang từ mỗi tầng đi qua một khoảng đệm không nhiễm khói được thực hiện bằng giải pháp thông gió tự nhiên phù hợp. Một số trường hợp buồng thang N1 có cấu tạo được coi là phù hợp cho trong 3.4.10.
Cho phép thay thế buồng thang bộ N1 bằng buồng thang bộ có lối vào buồng thang từ mỗi tầng đi qua khoang đệm. Cả khoang đệm và buồng thang phải có áp suất không khí dương khi có cháy. Việc cấp khí vào khoang đệm và vào buồng thang là độc lập với nhau.
– N2 – có áp suất không khí dương (áp suất không khí trong buồng thang cao hơn bên ngoài buồng thang) trong buồng thang khi có cháy.
– N3 – có lối vào buồng thang từ mỗi tầng đi qua khoang đệm có áp suất không khí dương (áp suất không khí dương trong khoang đệm là thường xuyên hoặc khi có cháy).
2.5.2 Thang chữa cháy để phục vụ cho việc chữa cháy và cứu nạn được phân thành 2 loại sau:
– P1 – thang đứng.
– P2 – thang bậc với độ nghiêng không quá 6:1 (không quá 80º).
2.6 Nhà, khoang cháy, gian phòng
2.6.1 Nhà hoặc các phần của nhà được ngăn cách riêng biệt bằng các tường ngăn cháy loại 1 (gọi là khoang cháy) được phân nhóm theo bậc chịu lửa, theo cấp nguy hiểm cháy kết cấu và theo nhóm nguy hiểm cháy theo công năng. Cho phép phân chia khoang cháy trong các nhà có bậc chịu lửa IV và V bằng các tường ngăn cháy loại 2.
– Bậc chịu lửa của nhà và khoang cháy được xác định bằng giới hạn chịu lửa của các cấu kiện xây dựng của nó.
– Cấp nguy hiểm cháy kết cấu của nhà và khoang cháy được xác định theo mức độ tham gia của các cấu kiện xây dựng vào sự phát triển cháy và hình thành các yếu tố nguy hiểm của đám cháy.
– Nhóm nguy hiểm cháy theo công năng của nhà và các phần của nhà được xác định theo mục đích sử dụng và đặc điểm của các quy trình công nghệ bố trí bên trong nó.
2.6.2 Nhà và các khoang cháy được phân theo bậc chịu lửa như Bảng 4.
Các bộ phận chịu lực của nhà bao gồm các tường và cột chịu lực, các thanh giằng, liên kết, các vách cứng, các bộ phận của sàn (dầm, xà hoặc tấm) tham gia vào việc đảm bảo sự ổn định tổng thể và sự bất biến hình của nhà khi có cháy.
Các bộ phận chịu lực không tham gia vào việc đảm bảo ổn định tổng thể của nhà phải được đơn vị thiết kế chỉ dẫn trong tài liệu kỹ thuật của nhà.
Không quy định giới hạn chịu lửa đối với bộ phận bịt lỗ thông (cửa, cổng, cửa sổ, cửa nắp, cửa trời, trong đó có cả cửa trên đỉnh và các phần cho ánh sáng xuyên qua khác của tấm lợp mái), ngoại trừ các cửa, van ngăn cháy trong bộ phận ngăn cháy và các trường hợp được nói riêng.
Khi giới hạn chịu lửa tối thiểu của cấu kiện được yêu cầu là R 15 (RE 15, REI 15) thì cho phép sử dụng các kết cấu thép không bọc bảo vệ mà không phụ thuộc vào giới hạn chịu lửa thực tế của nó, ngoại trừ các trường hợp khi giới hạn chịu lửa của các bộ phận chịu lực của nhà theo kết quả thí nghiệm nhỏ hơn R 8.
Trong các buồng thang bộ không nhiễm khói loại N1 được phép sử dụng các bản thang và các chiếu thang với giới hạn chịu lửa R 15 và thuộc cấp nguy hiểm cháy K0.
2.6.3 Theo tính nguy hiểm cháy về kết cấu, nhà và các khoang cháy được phân thành 4 cấp S0, S1, S2, S3 như trong Bảng 5 gọi là cấp nguy hiểm cháy kết cấu của nhà.
Không quy định về tính nguy hiểm cháy đối với cửa, cổng, cửa sổ, cửa nắp trong kết cấu bao che của nhà trừ những trường hợp được nói riêng.
Bảng 4 – Bậc chịu lửa của nhà
Bậc chịu lửa của nhà | Giới hạn chịu lửa của kết cấu nhà, không nhỏ hơn | ||||||
Các bộ phận chịu lực của nhà | Tường ngoài không chịu lực | Sàn giữa các tầng (bao gồm cả sàn tầng áp mái và sàn trên tầng hầm) | Bộ phận mái không có tầng áp mái | Kết cấu buồng thang bộ | |||
Tấm lợp (bao gồm tấm lợp có lớp cách nhiệt) | Giàn, dầm, xà gồ | Tường trong | Bản thang và chiếu thang | ||||
I | R 120 | Е 30 | RЕI 60 | RЕ 30 | R 30 | RЕI 120 | R 60 |
II | R 90 | Е 15 | RЕI 45 | RЕ 15 | R 15 | RЕI 90 | R 60 |
III | R 45 | Е 15 | RЕI 45 | RЕ 15 | R 15 | RЕI 60 | R 45 |
IV | R 15 | E 15 | RЕI 15 | RЕ 15 | R 15 | RЕI 45 | R 15 |
V | Không quy định | ||||||
CHÚ THÍCH 1: Trong các ngôi nhà có bậc chịu lửa I, II, III thì sàn và trần của tầng hầm, tầng nửa hầm phải làm bằng vật liệu không cháy và có giới hạn chịu lửa ít nhất REI 90. Sàn các tầng 1 và tầng trên cùng phải làm bằng vật liệu có tính cháy không thấp hơn Ch1. CHÚ THÍCH 2: Trong các ngôi nhà có bậc chịu lửa IV, V thì sàn của tầng hầm hay tầng nửa hầm phải làm bằng vật liệu có tính cháy không thấp hơn Ch1 và có giới hạn chịu lửa không dưới REI 45 CHÚ THÍCH 3: Đối với nhà có 2 hoặc 3 tầng hầm (nhà thuộc nhóm F1.3 và nhà hỗn hợp) thì các cấu kiện, kết cấu chịu lực ở tầng hầm phải có giới hạn chịu lửa tối thiểu R 120. CHÚ THÍCH 4: Trong các phòng có sản xuất hay bảo quản các chất lỏng cháy được thì sàn phải làm bằng vật liệu không cháy. |
Bảng 5 – Cấp nguy hiểm cháy kết cấu của nhà
Cấp nguy hiểm cháy kết cấu của nhà | Cấp nguy hiểm cháy của cấu kiện xây dựng, không nhỏ hơn | ||||
Các bộ phận chịu lực dạng thanh (cột, xà, giàn, v.v.) | Tường ngoài từ phía ngoài | Tường, vách ngăn, sàn và mái không có tầng áp mái | Tường của buồng thang bộ và của bộ phận ngăn cháy | Bản thang và chiếu thang trong buồng thang bộ | |
S0 | K0 | K0 | K0 | K0 | K0 |
S1 | K1 | K2 | K1 | K0 | K0 |
S2 | K3 | K3 | K2 | K1 | K1 |
SЗ | Không quy định | K1 | K3 |
2.6.4 Khi áp dụng vào thực tế xây dựng các kết cấu hoặc hệ kết cấu mà không thể xác định được giới hạn chịu lửa hoặc cấp nguy hiểm cháy của chúng trên cơ sở các thử nghiệm chịu lửa tiêu chuẩn hoặc theo tính toán thì cần tiến hành thử nghiệm chịu lửa đối với các mẫu giống như cấu tạo thực của các bộ phận đó theo yêu cầu của quy định hiện hành về thử nghiệm chịu lửa.
2.6.5 Nhà và các phần của nhà (các gian phòng hoặc nhóm các gian phòng có công năng liên quan với nhau) được phân thành các nhóm nguy hiểm cháy theo công năng tuỳ thuộc vào đặc điểm sử dụng chúng, vào mức đe dọa tới sự an toàn của người trong trường hợp xảy ra đám cháy có tính đến: tuổi tác, trạng thái thể chất, khả năng có người đang ngủ, nhóm người sử dụng theo công năng chính và số người của nhóm đó. Phân nhóm nguy hiểm cháy theo công năng được quy định tại Bảng 6.
Nhà và gian phòng dùng để sản xuất hoặc làm kho được phân hạng (A, B, C (C1, C2, C3, C4), D, E) theo tính nguy hiểm cháy và cháy nổ phụ thuộc vào số lượng và tính chất nguy hiểm cháy nổ của các chất và vật liệu chứa trong chúng, có tính đến đặc điểm của quá trình công nghệ sản xuất. Việc phân hạng quy định trong Phụ lục C.
Các gian phòng sản xuất và các gian phòng kho, kể cả các phòng thí nghiệm và nhà xưởng có diện tích trên 50 m2, các gian phòng chuẩn bị đồ ăn có thiết bị đun nấu có công suất trên 10 KW trong các nhà thuộc Nhóm F1, F2, F3 và F4, được xếp vào Nhóm F5.
2.6.6 Trong các nhà có cấp nguy hiểm cháy theo công năng xác định, mà trong trường hợp chung, cho phép bố trí nhóm các gian phòng và các gian phòng có cấp nguy hiểm cháy theo công năng khác, thì ngoài việc tuân theo các yêu cầu chung của quy chuẩn này, còn phải đảm bảo các điều kiện bổ sung theo các tiêu chuẩn thiết kế các dạng cụ thể của nhà và các thiết bị kỹ thuật tương ứng đó.
Bảng 6 – Phân nhóm nhà dựa trên tính nguy hiểm cháy theo công năng
Nhóm | Mục đích sử dụng | Đặc điểm sử dụng |
(1) | (2) | (3) |
F1 | Nhà để ở thường xuyên hoặc tạm thời (trong đó có cả để ở suốt ngày đêm). | Các gian phòng trong nhà này thường được sử dụng cả ngày và đêm. Nhóm người trong đó có thể gồm nhiều lứa tuổi và trạng thái thể chất khác nhau. Đặc trưng của các nhà này là có các phòng ngủ. |
F1.1 | Nhà trẻ, mẫu giáo, nhà chuyên dùng cho người cao tuổi và người khuyết tật (không phải nhà căn hộ), bệnh viện, khối nhà ngủ của các trường nội trú và của các cơ sở cho trẻ em, và các nhà có đặc điểm sử dụng tương tự. | |
F1.2 | Khách sạn, ký túc xá, khối nhà ngủ của các cơ sở điều dưỡng và nhà nghỉ chung, của các khu cắm trại, nhà trọ (motel) và nhà an dưỡng, và các nhà có đặc điểm sử dụng tương tự | |
F1.3 | Nhà chung cư, và các nhà có đặc điểm sử dụng tương tự | |
F1.4 | Nhà ở một căn hộ riêng lẻ hoặc các nhà có một số căn hộ liền kề và mỗi căn hộ đều có lối ra ngoài riêng, và các nhà có đặc điểm sử dụng tương tự | |
F2 | Các cơ sở văn hóa, thể thao đại chúng. | Các gian phòng chính trong |
F2.1 | Nhà hát, rạp chiếu phim, phòng hoà nhạc, câu lạc bộ, rạp xiếc, các công trình thể thao có khán đài, thư viện và các công trình khác có số lượng chỗ ngồi tính toán cho khách trong các gian phòng kín, và các nhà có đặc điểm sử dụng tương tự. | các nhà này được đặc trưng bởi số lượng lớn khách lưu lại trong một khoảng thời gian nhất định. |
F2.2 | Bảo tàng, triển lãm, phòng nhảy, phòng hát và các cơ sở tương tự khác trong các gian phòng kín, và các nhà có đặc điểm sử dụng tương tự. | |
F2.3 | Các cơ sở được đề cập ở mục F2.1, hở ra ngoài trời. | |
F2.4 | Các cơ sở được đề cập ở mục F2.2, hở ra ngoài trời. | |
F3 | Các cơ sở thương mại, kinh doanh và dịch vụ dân cư. | Các gian phòng của các cơ sở này được đặc trưng bởi số lượng khách lớn hơn so với nhân viên phục vụ. |
F3.1 | Cơ sở bán hàng, phòng trưng bày các sản phẩm hàng hóa, và các nhà có đặc điểm sử dụng tương tự. | |
F3.2 | Cơ sở ăn uống công cộng, nhà hàng và các nhà có đặc điểm sử dụng tương tự. | |
F3.3 | Nhà ga. | |
F3.4 | Phòng khám chữa bệnh đa khoa ngoại trú và cấp cứu, và các nhà có đặc điểm sử dụng tương tự. | |
F3.5 | Các gian phòng cho khách của các cơ sở dịch vụ đời sống và công cộng có số lượng chỗ ngồi cho khách không được tính toán (bưu điện, quỹ tiết kiệm, phòng vé, văn phòng tư vấn luật, văn phòng công chứng, cửa hàng giặt là, nhà may, sửa chữa giày và quần áo, cửa hàng cắt tóc, cơ sở phục vụ lễ tang, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng và các cơ sở tương tự). | |
F3.6 | Các khu liên hợp rèn luyện thể chất và các khu tập luyện thể thao không có khán đài; Các gian phòng dịch vụ; Nhà tắm, và các nhà có đặc điểm sử dụng tương tự. | |
F4 | Các trường học, trụ sở làm việc, tổ chức khoa học và thiết kế, cơ quan quản lý. | Các phòng trong các nhà này được sử dụng một số thời gian nhất định trong ngày, bên trong phòng thường có nhóm người cố định, quen với điều kiện tại chỗ, có độ tuổi và trạng thái thể chất xác định. |
F4.1 | Các trường phổ thông, cơ sở đào tạo ngoài trường phổ thông, trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề, và các nhà có đặc điểm sử dụng tương tự. | |
F4.2 | Các trường đại học, cao đẳng, trường bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, và các nhà có đặc điểm sử dụng tương tự. | |
F4.3 | Các cơ sở của các cơ quan quản lý, tổ chức thiết kế, tổ chức thông tin và nhà xuất bản, tổ chức nghiên cứu khoa học, ngân hàng, cơ quan, văn phòng, và các nhà có đặc điểm sử dụng tương tự. | |
F4.4 | Các trạm (đội) chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. | |
F5 | Các nhà, công trình, gian phòng dùng để sản xuất hay để làm kho. | Các gian phòng loại này được đặc trưng bởi sự có mặt của nhóm người làm việc cố định, kể cả làm việc suốt ngày đêm |
F5.1 | Các nhà và công trình sản xuất, các gian phòng sản xuất và thí nghiệm, nhà xưởng, và các nhà có đặc điểm sử dụng tương tự. | |
F5.2 | Các nhà và công trình kho; bãi đỗ xe ô tô, xe máy, xe đạp không có dịch vụ kỹ thuật và sửa chữa; kho chứa sách, kho lưu trữ, các gian phòng kho, và các nhà có đặc điểm sử dụng tương tự. | |
F5.3 | Các nhà phục vụ nông nghiệp. |
3. BẢO ĐẢM AN TOÀN CHO NGƯỜI
3.1 Quy định chung
3.1.1 Các yêu cầu của phần này nhằm đảm bảo:
– Thoát nạn cho người kịp thời và không bị cản trở.
– Cứu người bị tác động của các yếu tố nguy hiểm của đám cháy.
– Bảo vệ người trên đường thoát nạn, tránh khỏi những tác động của các yếu tố nguy hiểm của đám cháy.
3.1.2 Thoát nạn là quá trình tự di chuyển có tổ chức của người ra bên ngoài từ các gian phòng, nơi các yếu tố nguy hiểm của đám cháy có thể tác động lên họ. Thoát nạn còn là sự di chuyển không tự chủ của nhóm người ít có khả năng vận động, do các nhân viên phục vụ thực hiện. Thoát nạn được thực hiện theo các đường thoát nạn qua các lối ra thoát nạn.
3.1.3 Cứu nạn là sự di chuyển cưỡng bức của người ra bên ngoài khi họ bị các yếu tố nguy hiểm của đám cháy tác động hoặc khi xuất hiện nguy cơ trực tiếp của các tác động đó. Cứu nạn được thực hiện một cách tự chủ với sự trợ giúp của lực lượng chữa cháy hoặc nhân viên được huấn luyện chuyên nghiệp, bao gồm cả việc sử dụng các phương tiện cứu hộ, qua các lối ra thoát nạn và lối ra khẩn cấp.
3.1.4 Việc bảo vệ người trên các đường thoát nạn phải được bảo đảm bằng tổ hợp các giải pháp bố trí mặt bằng – không gian, tiện nghi, kết cấu, kỹ thuật công trình và tổ chức.
Các đường thoát nạn trong phạm vi gian phòng phải đảm bảo sự thoát nạn an toàn qua các lối ra thoát nạn từ gian phòng đó mà không tính đến các phương tiện bảo vệ chống khói và chữa cháy có trong gian phòng này.
Ngoài phạm vi gian phòng, phải tính đến việc bảo vệ đường thoát nạn từ điều kiện đảm bảo thoát nạn an toàn cho người có kể đến tính nguy hiểm cháy theo công năng của các gian phòng trên lối ra thoát nạn, số người thoát nạn, bậc chịu lửa và cấp nguy hiểm cháy kết cấu của nhà, số lối ra thoát nạn từ một tầng và từ toàn bộ ngôi nhà.
Trong các gian phòng và trên các đường thoát nạn ngoài phạm vi gian phòng phải hạn chế tính nguy hiểm cháy của vật liệu xây dựng thuộc các lớp bề mặt kết cấu (lớp hoàn thiện và ốp mặt) tùy thuộc vào tính nguy hiểm cháy theo công năng của gian phòng và ngôi nhà, có tính đến các giải pháp khác về bảo vệ đường thoát nạn.
3.1.5 Khi bố trí thoát nạn từ các gian phòng và ngôi nhà không được tính đến các biện pháp và phương tiện dùng để cứu nạn, cũng như các lối ra không đáp ứng yêu cầu về lối ra thoát nạn quy định tại 3.2.1.
3.1.6 Không cho phép bố trí các gian phòng nhóm F5 hạng A hoặc hạng B dưới các gian phòng dùng cho hơn 50 người có mặt đồng thời; không bố trí các gian phòng nhóm F5 này trong các tầng hầm và tầng nửa hầm.
Không cho phép bố trí các gian phòng nhóm F1.1, F1.2 và F1.3 trong các tầng hầm và tầng nửa hầm.
3.1.7 Trong các nhà có từ 2 đến 3 tầng hầm, chỉ được phép bố trí phòng hút thuốc, các siêu thị và trung tâm thương mại, quán ăn, quán giải khát và các gian phòng công cộng khác nằm sâu hơn tầng hầm 1 khi có giải pháp đảm bảo an toàn cháy bổ sung và được Cơ quan Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ có thẩm quyền thẩm duyệt.
Tại tất cả các sàn tầng hầm, ít nhất phải có 1 lối vào buồng thang bộ thoát nạn đi qua sảnh ngăn khói được ngăn cách với các không gian xung quanh bằng tường ngăn cháy loại 2. Các cửa đi phải là loại có cơ cấu tự đóng.
3.1.8 Để đảm bảo thoát nạn an toàn, phải phát hiện cháy và báo cháy kịp thời. Nhà và các phần nhà phải được trang bị các hệ thống báo cháy theo các quy định hiện hành.
CHÚ THÍCH: Các yêu cầu cơ bản về bố trí hệ thống báo cháy được quy định trong TCVN 3890.
3.1.9 Để bảo vệ người thoát nạn, phải bảo vệ chống khói xâm nhập các đường thoát nạn của nhà và các phần nhà.
CHÚ THÍCH: Các yêu cầu cơ bản về bảo vệ chống khói của nhà được quy định tại Phụ lục D.
3.1.10 Hiệu quả của các giải pháp đảm bảo an toàn cho người khi cháy có thể được đánh giá bằng tính toán.
3.2 Lối ra thoát nạn và lối ra khẩn cấp
3.2.1 Các lối ra được coi là lối ra thoát nạn (còn gọi là lối thoát nạn) nếu:
a) Dẫn từ các gian phòng ở tầng 1 ra ngoài theo một trong những cách sau:
– Ra ngoài trực tiếp.
– Qua hành lang.
– Qua tiền sảnh (hay phòng chờ).
– Qua buồng thang bộ.
– Qua hành lang và tiền sảnh (hay phòng chờ).
– Qua hành lang và buồng thang bộ.
b) Dẫn từ các gian phòng của tầng bất kỳ, trừ tầng 1, vào một trong các nơi sau:
– Trực tiếp vào buồng thang bộ hay tới cầu thang bộ loại 3.
– Vào hành lang dẫn trực tiếp vào buồng thang bộ hay tới cầu thang bộ loại 3.
– Vào phòng sử dụng chung (hay phòng chờ) có lối ra trực tiếp dẫn vào buồng thang bộ hoặc tới cầu thang bộ loại 3.
– Vào hành lang bên của nhà dưới 28 m dẫn trực tiếp vào cầu thang bộ loại 2.
c) Dẫn vào gian phòng liền kề (trừ gian phòng nhóm F5 hạng A hoặc B) trên cùng tầng mà từ gian phòng này có các lối ra như được nêu ở a) và b). Lối ra dẫn vào gian phòng hạng A hoặc B được phép coi là lối ra thoát nạn nếu nó dẫn từ gian phòng kỹ thuật không có chỗ cho người làm việc thường xuyên mà chỉ dùng để phục vụ các gian phòng hạng A hoặc B nêu trên.
3.2.2 Các lối ra từ các tầng hầm và tầng nửa hầm là lối ra thoát nạn khi thoát trực tiếp ra ngoài và tách biệt với các buồng thang bộ chung của nhà (xem minh họa ở Hình I.1, Phụ lục I).
Cho phép bố trí :
– Các lối ra thoát nạn từ các tầng hầm đi qua các buồng thang bộ chung có lối đi riêng ra bên ngoài được ngăn cách với phần còn lại của buồng thang bộ bằng vách đặc ngăn cháy loại 1 (xem minh họa ở Hình I.2, Phụ lục I).
– Các lối ra thoát nạn từ các tầng hầm và tầng nửa hầm có bố trí các gian phòng hạng C, D, E, đi vào các gian phòng hạng C4, D và E và vào sảnh nằm trên tầng một của nhà nhóm F5 khi bảo đảm các yêu cầu của 4.25.
– Các lối ra thoát nạn từ phòng chờ, phòng gửi đồ, phòng hút thuốc và phòng vệ sinh ở các tầng hầm hoặc tầng nửa hầm của nhà nhóm F2, F3 và F4 đi vào sảnh của tầng 1 theo các cầu thang bộ riêng loại 2.
– Khoang đệm, kể cả khoang đệm kép trên lối ra ngoài trực tiếp từ nhà, từ tầng hầm và tầng nửa hầm.
3.2.3 Các lối ra không được coi là lối ra thoát nạn nếu trên lối ra này có đặt cửa hay cổng có cánh mở kiểu trượt hoặc xếp, cửa cuốn, cửa quay.
Các cửa đi có cánh mở ra (cửa bản lề) nằm trong các cửa hay cổng nói trên được coi là lối ra thoát nạn nếu được thiết kế theo đúng yêu cầu quy định.
3.2.4 Số lượng và chiều rộng của các lối ra thoát nạn từ các gian phòng, các tầng và các ngôi nhà được xác định theo số lượng người thoát nạn lớn nhất có thể đi qua chúng và khoảng cách giới hạn cho phép từ chỗ xa nhất có thể có người (sinh hoạt, làm việc) tới lối ra thoát nạn gần nhất.
CHÚ THÍCH 1: Số lượng người thoát nạn lớn nhất từ các không gian khác nhau của nhà hoặc phần nhà được xác định theo Phụ lục G, mục G.3.
CHÚ THÍCH 2: Ngoài các yêu cầu chung được nêu trong quy chuẩn này, yêu cầu cụ thể về số lượng và chiều rộng của các lối ra thoát nạn được nêu trong quy chuẩn kỹ thuật cho từng loại công trình. Phụ lục G nêu một số quy định cụ thể cho các nhóm nhà thường gặp.
Khi gian phòng hoặc nhóm các gian phòng có số người sử dụng đồng thời lớn hơn 50 người và có tính nguy hiểm cháy theo công năng khác với ngôi nhà thì phải đảm bảo lối thoát nạn riêng cho các gian phòng đó (trực tiếp ra ngoài hoặc vào buồng thang bộ thoát nạn).
3.2.5 Các gian phòng sau phải có không ít hơn hai lối ra thoát nạn:
– Các gian phòng nhóm F1.1 có mặt đồng thời hơn 15 người.
– Các gian phòng trong các tầng hầm và tầng nửa hầm có mặt đồng thời hơn 15 người; riêng các gian phòng trong tầng hầm và tầng nửa hầm có từ 6 đến 15 người có mặt đồng thời thì cho phép một trong hai lối ra tuân theo các yêu cầu của 3.2.13d).
– Các gian phòng có mặt đồng thời hơn 50 người.
– Các gian phòng nhóm F5 hạng A hoặc B có số người làm việc trong ca đông nhất lớn hơn 5 người, hạng C – khi số người làm việc trong ca đông nhất lớn hơn 25 người hoặc có diện tích lớn hơn 1 000 m2.
– Các sàn công tác hở hoặc các sàn dành cho người vận hành và bảo dưỡng thiết bị trong các gian phòng nhóm F5 có diện tích lớn hơn 100 m2 – đối với các gian phòng thuộc hạng A và B hoặc lớn hơn 400 m2– đối với các gian phòng thuộc các hạng khác.
– Các gian phòng nhóm F1.3 (căn hộ) được bố trí ở cả hai tầng (2 cao trình – thường gọi là căn hộ thông tầng), khi chiều cao bố trí của tầng phía trên lớn hơn 18 m thì phải có lối ra thoát nạn từ mỗi tầng.
3.2.6 Các tầng nhà thuộc các nhóm sau đây phải có không ít hơn hai lối ra thoát nạn:
– F1.1; F1.2; F2.1; F2.2; F3; F4.
– F1.3 khi tổng diện tích các căn hộ trên một tầng lớn hơn 500 m2 (đối với các nhà đơn nguyên thì tính diện tích trên một tầng của đơn nguyên). Trường hợp tổng diện tích nhỏ hơn 500 m2 và khi chỉ có một lối ra thoát nạn từ một tầng, thì từ mỗi căn hộ ở độ cao lớn hơn 15 m, ngoài lối ra thoát nạn phải có một lối ra khẩn cấp theo 3.2.13.
– F5, hạng A hoặc B khi số người làm việc trong ca đông nhất lớn hơn 5 người, hạng C khi số người làm việc trong ca đông nhất lớn hơn 25 người.
Các tầng hầm và nửa hầm phải có không ít hơn hai lối ra thoát nạn khi có diện tích lớn hơn 300 m2 hoặc dùng cho hơn 15 người có mặt đồng thời.
Cho phép có một lối ra thoát nạn từ mỗi tầng (hoặc từ một phần của tầng được ngăn cách khỏi các phần khác của tầng bằng các bộ phận ngăn cháy) có nhóm nguy hiểm cháy theo công năng F1.2, F1.4, F2, F3, F4.2, F4.3, F4.4 với số người trên mỗi tầng, tính theo Bảng G.9 (Phụ lục G), không vượt quá 20 người và khi lối thoát nạn đi vào buồng thang bộ không nhiễm khói có cửa đi ngăn cháy loại 2 (theo Bảng 2), đồng thời phải đảm bảo một trong những điều kiện sau:
– Đối với nhà có chiều cao không quá 15 m thì diện tích mỗi tầng không được lớn hơn 300 m2.
– Đối với nhà có chiều cao từ trên 15 m đến 21 m thì diện tích mỗi tầng không được lớn hơn 200 m2 và toàn bộ nhà được bảo vệ bằng hệ thống chữa cháy tự động.
3.2.7 Số lối ra thoát nạn từ một tầng không được ít hơn hai nếu tầng này có gian phòng có yêu cầu số lối ra thoát nạn không ít hơn hai.
Số lối ra thoát nạn từ một ngôi nhà không được ít hơn số lối ra thoát nạn từ bất kỳ tầng nào của ngôi nhà đó.
3.2.8 Khi có từ hai lối ra thoát nạn trở lên, chúng phải được bố trí phân tán và khi tính toán khả năng thoát nạn của các lối ra cần giả thiết là đám cháy đã ngăn cản không cho người sử dụng thoát nạn qua một trong những lối ra đó. Các lối ra còn lại phải đảm bảo khả năng thoát nạn an toàn cho tất cả số người có trong gian phòng, trên tầng hoặc trong ngôi nhà đó (tham khảo minh họa ở Hình I.3).
Khi một gian phòng, một phần nhà hoặc một tầng của nhà yêu cầu phải có từ 2 lối ra thoát nạn trở lên, thì ít nhất hai trong số những lối ra thoát nạn đó phải được bố trí phân tán, đặt cách nhau một khoảng bằng hoặc lớn hơn một nửa chiều dài của đường chéo lớn nhất của mặt bằng gian phòng, phần nhà hoặc tầng nhà đó. Khoảng cách giữa hai lối ra thoát nạn được đo theo đường thẳng nối giữa hai cạnh gần nhất của chúng (tham khảo minh họa ở Hình I.4 a), b), c)).
Nếu nhà được bảo vệ toàn bộ bằng hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler, thì khoảng cách này có thể giảm xuống còn 1/3 chiều dài đường chéo lớn nhất của các không gian trên (tham khảo minh họa ở Hình I.4 d)).
Khi có hai buồng thang thoát nạn nối với nhau bằng một hành lang trong thì khoảng cách giữa hai lối ra thoát nạn (cửa vào buồng thang thoát nạn) được đo dọc theo đường di chuyển theo hành lang đó (Hình I.5). Hành lang này phải được bảo vệ theo quy định trong 3.3.5.
3.2.9 Chiều cao thông thuỷ của lối ra thoát nạn phải không nhỏ hơn 1,9 m, chiều rộng thông thủy không nhỏ hơn:
+ 1,2 m – từ các gian phòng nhóm F1.1 khi số người thoát nạn lớn hơn 15 người, từ các gian phòng và nhà thuộc nhóm nguy hiểm cháy theo công năng khác có số người thoát nạn lớn hơn 50 người, ngoại trừ nhóm F1.3.
+ 0,8 m – trong tất cả các trường hợp còn lại.
Chiều rộng của các cửa đi ra bên ngoài của buồng thang bộ cũng như của các cửa đi từ buồng thang bộ vào sảnh không được nhỏ hơn giá trị tính toán hoặc chiều rộng của bản thang được quy định tại 3.4.1.
Trong mọi trường hợp, khi xác định chiều rộng của một lối ra thoát nạn phải tính đến dạng hình học của đường thoát nạn qua lỗ cửa hoặc cửa để bảo đảm không cản trở việc vận chuyển các cáng tải thương có người nằm trên.
3.2.10 Các cửa của lối ra thoát nạn và các cửa khác trên đường thoát nạn phải được mở theo chiều lối thoát từ trong nhà ra ngoài. Không quy định chiều mở của các cửa đối với:
– Các gian phòng nhóm F1.3 và F1.4.
– Các gian phòng có mặt đồng thời không quá 15 người, ngoại trừ các gian phòng hạng A hoặc B.
– Các phòng kho có diện tích không lớn hơn 200 m2 và không có chỗ cho người làm việc thường xuyên.
– Các buồng vệ sinh.
– Các lối ra dẫn vào các chiếu thang của các cầu thang bộ loại 3.
3.2.11 Các cửa của các lối ra thoát nạn từ các hành lang tầng, không gian chung, phòng chờ, sảnh và buồng thang bộ phải không có chốt khóa để có thể mở được cửa tự do từ bên trong mà không cần chìa. Trong các nhà chiều cao lớn hơn 15 m, các cánh cửa nói trên, ngoại trừ các cửa của căn hộ, phải là cửa đặc hoặc với kính cường lực.
Các cửa của lối ra thoát nạn từ các gian phòng hay các hành lang được bảo vệ chống khói cưỡng bức, phải là cửa đặc được trang bị cơ cấu tự đóng và khe cửa phải được chèn kín. Các cửa này nếu cần để mở khi sử dụng, thì phải được trang bị cơ cấu tự động đóng khi có cháy.
Đối với các buồng thang bộ, các cửa ra vào phải có cơ cấu tự đóng và khe cửa phải được chèn kín. Các cửa trong buồng thang bộ mở trực tiếp ra ngoài cho phép không có cơ cấu tự đóng và không cần chèn kín khe cửa. Ngoại trừ những trường hợp được quy định riêng, cửa của buồng thang bộ phải đảm bảo là cửa ngăn cháy loại 1 đối với nhà có bậc chịu lửa I, II; loại 2 đối với nhà có bậc chịu lửa III, IV; và loại 3 đối với nhà có bậc chịu lửa V.
Ngoài những quy định được nói riêng, các cửa của lối ra thoát nạn từ các hành lang tầng đi vào buồng thang bộ phục vụ từ 04 tầng nhà trở lên (ngoại trừ trong các nhà phục vụ mục đích giam giữ, cải tạo) phải đảm bảo:
– Tất cả các khóa điện lắp trên cửa phải tự động mở khi hệ thống báo cháy tự động của tòa nhà bị kích hoạt. Ngay khi mất điện thì các khóa điện đó cũng phải tự động mở.
– Người sử dụng buồng thang luôn có thể quay trở lại phía trong nhà qua chính cửa vừa đi qua hoặc qua các điểm bố trí cửa quay trở lại phía trong nhà.
– Bố trí trước các điểm quay trở lại phía trong nhà theo nguyên tắc các cánh cửa chỉ được phép ngăn cản việc quay trở lại phía trong nhà nếu đáp ứng tất cả các yêu cầu sau:
+ Có không ít hơn hai tầng, ở đó có thể đi ra khỏi buồng thang bộ để đến một lối ra thoát nạn khác.
+ Có không quá 4 tầng nằm giữa các tầng nhà có thể đi ra khói buồng thang bộ để đến một lối ra thoát nạn khác.
+ Việc quay trở lại phía trong nhà phải có thể thực hiện được tại tầng trên cùng hoặc tầng dưới liền kề với tầng trên cùng được phục vụ bởi buồng thang bộ thoát nạn nếu tầng này cho phép đi đến một lối ra thoát nạn khác.
+ Các cửa cho phép quay trở lại phía trong nhà phải được đánh dấu trên mặt cửa phía trong buồng thang bằng dòng chữ “Cửa có thể đi vào trong nhà” với chiều cao các chữ ít nhất là 50 mm, chiều cao bố trí không thấp hơn 1,2 m và không cao hơn 1,8 m.
+ Các cửa không cho phép quay trở lại phía trong nhà phải có thông báo trên mặt cửa phía trong buồng thang để nhận biết được vị trí của cửa quay trở lại phía trong nhà hoặc lối ra thoát nạn gần nhất theo từng hướng di chuyển.
CHÚ THÍCH: Đối với các cửa không cho phép quay trở lại phía trong nhà, ở mặt cửa phía hành lang trong nhà (ngoài buồng thang) nên có biển cảnh báo người sử dụng không thể quay trở lại phía trong nhà được khi họ đi qua cửa đó.
3.2.12 Các lối ra không thoả mãn các yêu cầu đối với lối ra thoát nạn có thể được xem là lối ra khẩn cấp để tăng thêm mức độ an toàn cho người khi có cháy. Các lối ra khẩn cấp không được đưa vào tính toán thoát nạn khi cháy.
3.2.13 Ngoài trường hợp đã nêu ở 3.2.12, các lối ra khẩn cấp còn gồm có:
a) Lối ra ban công hoặc lôgia, mà ở đó có khoảng tường đặc với chiều rộng không nhỏ hơn 1,2 m tính từ mép ban công (lôgia) tới ô cửa sổ (hay cửa đi lắp kính) hoặc không nhỏ hơn 1,6 m giữa các ô cửa kính mở ra ban công (lôgia).
b) Lối ra dẫn vào một lối đi chuyển tiếp hở (cầu vượt) dẫn tiếp đến một đơn nguyên liền kề của nhà nhóm F1.3 hoặc đến một khoang cháy liền kề. Lối đi chuyển tiếp này phải có chiều rộng không nhỏ hơn 0,6 m.
c) Lối ra ban công hoặc lôgia, mà ở đó có trang bị thang bên ngoài nối các ban công hoặc lôgia theo từng tầng.
d) Lối ra bên ngoài trực tiếp từ các gian phòng có cao trình sàn hoàn thiện không thấp hơn âm 4,5 m và không cao hơn 5,0 m qua cửa sổ hoặc cửa đi có kích thước không nhỏ hơn 0,75 m x 1,5 m, cũng như qua cửa nắp có kích thước không nhỏ hơn 0,6 m x 0,8 m; khi đó tại các lối ra này phải được trang bị thang leo; độ dốc của các thang leo này không quy định.
e) Lối ra mái của nhà có bậc chịu lửa I, II và III thuộc cấp S0 và S1 qua cửa sổ, cửa đi hoặc cửa nắp với kích thước và thang leo được quy định như tại mục d).
3.2.14 Trong các tầng kỹ thuật cho phép bố trí các lối ra thoát nạn với chiều cao không nhỏ hơn 1,8 m.
Từ các tầng kỹ thuật chỉ dùng để đặt các mạng kỹ thuật công trình (đường ống, đường dây,…) cho phép bố trí lối ra khẩn cấp qua cửa đi với kích thước không nhỏ hơn 0,75 m x 1,5 m hoặc qua cửa nắp với kích thước không nhỏ hơn 0,6 m x 0,8 m mà không cần bố trí lối ra thoát nạn.
Khi tầng kỹ thuật có diện tích tới 300 m2 cho phép bố trí một lối ra thoát nạn, còn cứ mỗi diện tích tiếp theo nhỏ hơn hoặc bằng 2 000 m2 thì phải bố trí thêm không ít hơn một lối ra thoát nạn.
Trong các tầng kỹ thuật hầm các lối ra này phải được ngăn cách với các lối ra khác của ngôi nhà và dẫn trực tiếp ra bên ngoài.
3.3 Đường thoát nạn
3.3.1 Đường thoát nạn là một đường di chuyển liên tục và không bị chặn từ một điểm bất kỳ trong nhà hoặc công trình đến lối ra bên ngoài. Các đường thoát nạn phải được chiếu sáng và chỉ dẫn phù hợp với các yêu cầu của TCVN 3890.
3.3.2 Khoảng cách giới hạn cho phép từ vị trí xa nhất của gian phòng, hoặc từ chỗ làm việc xa nhất tới lối ra thoát nạn gần nhất, được đo theo trục của đường thoát nạn, phải được hạn chế tùy thuộc vào:
– Nhóm nguy hiểm cháy theo công năng và hạng nguy hiểm cháy nổ (xem Phụ lục C) của gian phòng và nhà.
– Số lượng người thoát nạn.
– Các thông số hình học của gian phòng và đường thoát nạn.
– Cấp nguy hiểm cháy kết cấu và bậc chịu lửa của nhà.
Chiều dài của đường thoát nạn theo cầu thang bộ loại 2 lấy bằng ba lần chiều cao của thang đó.
CHÚ THÍCH: Các yêu cầu cụ thể về khoảng cách giới hạn cho phép từ vị trí xa nhất đến lối ra thoát nạn gần nhất được nêu trong các quy chuẩn cho từng loại công trình. Phụ lục G nêu một số quy định cụ thể cho các nhóm nhà thường gặp.
3.3.3 Khi bố trí , thiết kế các đường thoát nạn phải căn cứ vào yêu cầu của 3.2.1. Đường thoát nạn không bao gồm các thang máy, thang cuốn và các đoạn đường được nêu dưới đây:
– Đường đi qua các hành lang trong có lối ra từ giếng thang máy, qua các sảnh thang máy và các khoang đệm trước thang máy, nếu các kết cấu bao che giếng thang máy, bao gồm cả cửa của giếng thang máy, không đáp ứng các yêu cầu như đối với bộ phận ngăn cháy.
– Đường đi qua các buồng thang bộ khi có lối đi xuyên chiếu tới của buồng thang là một phần của hành lang trong, cũng như đường đi qua gian phòng có đặt cầu thang bộ loại 2, mà cầu thang này không phải là cầu thang để thoát nạn.
– Đường đi theo mái nhà, ngoại trừ mái đang được khai thác sử dụng hoặc một phần mái được trang bị riêng cho mục đích thoát nạn.
– Đường đi theo các cầu thang bộ loại 2, nối thông từ ba tầng (sàn) trở lên, cũng như dẫn từ tầng hầm và tầng nửa hầm, ngoại trừ các trường hợp nêu trong 3.2.2.
3.3.4 Trên đường thoát nạn trong các nhà thuộc tất cả các bậc chịu lửa và cấp nguy hiểm cháy kết cấu, ngoại trừ các nhà có bậc chịu lửa V và nhà thuộc cấp S3, không cho phép sử dụng các vật liệu có tính nguy hiểm cháy cao hơn các nhóm dưới đây:
– Ch1, BC1, SK2, ĐT2 – đối với lớp hoàn thiện tường, trần và tấm trần treo trong các sảnh, trong buồng thang bộ và trong sảnh thang máy.
– Ch2, BC2, SK3, ĐT3 hoặc Ch2, BC3, SK2, ĐT2 – đối với lớp hoàn thiện tường, trần và tấm trần treo trong các hành lang chung, phòng sử dụng chung và phòng chờ.
– Ch2, LT2, SK2, ĐT2 – đối với các lớp phủ sàn trong sảnh, buồng thang bộ và sảnh thang máy.
– BC2, LT2, SK3, ĐT2 – đối với các lớp phủ sàn trong hành lang chung, không gian chung và phòng chờ.
Trong các gian phòng nhóm F5 hạng A, B và C1, trong đó có sản xuất, sử dụng hoặc lưu giữ các chất lỏng dễ bắt cháy, các sàn phải được làm bằng các vật liệu không cháy hoặc vật liệu có tính cháy thuộc nhóm Ch1.
Các khung trần treo trong các gian phòng và trên các đường thoát nạn phải được làm bằng vật liệu không cháy.
3.3.5 Trong các hành lang trên lối ra thoát nạn nêu ở 3.2.1, ngoại trừ những trường hợp nói riêng trong quy chuẩn, không cho phép bố trí : thiết bị nhô ra khỏi mặt phẳng của tường trên độ cao nhỏ hơn 2 m; các ống dẫn khí cháy và ống dẫn các chất lỏng cháy được, cũng như các tủ tường, trừ các tủ thông tin liên lạc và tủ đặt họng nước chữa cháy.
Các hành lang nêu ở 3.2.1 phải được bao bọc bằng các bộ phận ngăn cháy phù hợp quy định trong các quy chuẩn cho từng loại công trình. Bộ phận ngăn cháy bao che hành lang giữa của nhà có bậc chịu lửa I, phải làm bằng vật liệu không cháy với giới hạn chịu lửa ít nhất EI 30 và của nhà có bậc chịu lửa II, III, IV phải làm bằng vật liệu không cháy hoặc cháy yếu (Ch1) với giới hạn chịu lửa ít nhất EI 15. Riêng nhà có bậc chịu lửa II của hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ D, E (xem Phụ lục C) có thể bao che hành lang bằng tường kính. Các cửa mở vào hành lang phải là cửa ngăn cháy có giới hạn chịu lửa không thấp hơn giới hạn chịu lửa của bộ phận ngăn cháy.
Các hành lang dài hơn 60 m phải được phân chia bằng các vách ngăn cháy loại 2 thành các đoạn có chiều dài được xác định theo yêu cầu bảo vệ chống khói nêu trong Phụ lục D, nhưng không được vượt quá 60 m. Các cửa đi trong các vách ngăn cháy này phải phù hợp với các yêu cầu của 3.2.11.
Khi các cánh cửa đi của gian phòng mở nhô ra hành lang, thì chiều rộng của đường thoát nạn theo hành lang được lấy bằng chiều rộng thông thủy của hành lang trừ đi:
– Một nửa chiều rộng phần nhô ra của cánh cửa (tính cho cửa nhô ra nhiều nhất) – khi cửa được bố trí một bên hành lang.
– Cả chiều rộng phần nhô ra của cánh cửa (tính cho cửa nhô ra nhiều nhất) – khi các cửa được bố trí hai bên hành lang.
– Yêu cầu này không áp dụng cho hành lang tầng (sảnh chung) nằm giữa cửa ra từ căn hộ và cửa ra dẫn vào buồng thang bộ trong các đơn nguyên nhà nhóm F1.3.
3.3.6 Chiều cao thông thủy các đoạn nằm ngang của đường thoát nạn không được nhỏ hơn 2 m, chiều rộng thông thủy các đoạn nằm ngang của đường thoát nạn và các đoạn dốc không được nhỏ hơn:
a) 1,2 m – đối với hành lang chung dùng để thoát nạn cho hơn 15 người từ các gian phòng nhóm F1, hơn 50 người – từ các gian phòng thuộc nhóm nguy hiểm cháy theo công năng khác.
b) 0,7 m – đối với các lối đi đến các chỗ làm việc đơn lẻ.
c) 1,0 m – trong tất cả các trường hợp còn lại.
Trong bất kỳ trường hợp nào, các đường thoát nạn phải đủ rộng, có tính đến dạng hình học của chúng, để không cản trở việc vận chuyển các cáng tải thương có người nằm trên.
3.3.7 Trên sàn của đường thoát nạn không được có các giật cấp với chiều cao chênh lệch nhỏ hơn 45 cm hoặc có gờ nhô lên, ngoại trừ các ngưỡng trong các ô cửa đi. Tại các chỗ có giật cấp phải bố trí bậc thang với số bậc không nhỏ hơn 3 hoặc làm đường dốc với độ dốc không được lớn hơn 1 : 6 (độ chênh cao không được quá 10 cm trên chiều dài 60 cm hoặc góc tạo bởi đường dốc với mặt bằng không lớn hơn 9,5º).
Khi làm bậc thang ở những nơi có chiều cao chênh lệch lớn hơn 45 cm phải bố trí lan can tay vịn.
Ngoại trừ những trường hợp được nói riêng trong 3.4.4, trên đường thoát nạn không cho phép bố trí cầu thang xoắn ốc, cầu thang cong toàn phần hoặc từng phần theo mặt bằng và trong phạm vi một bản thang và một buồng thang bộ không cho phép bố trí các bậc có chiều cao khác nhau và chiều rộng mặt bậc khác nhau. Trên đường thoát nạn không được bố trí gương soi gây ra sự nhầm lẫn về đường thoát nạn.
3.4 Cầu thang bộ và buồng thang bộ trên đường thoát nạn
3.4.1 Chiều rộng của bản thang bộ dùng để thoát người, trong đó kể cả bản thang đặt trong buồng thang bộ, không được nhỏ hơn chiều rộng tính toán hoặc chiều rộng của bất kỳ lối ra thoát nạn (cửa đi) nào trên nó, đồng thời không được nhỏ hơn:
a) 1,35 m – đối với nhà nhóm F1.1.
b) 1,2 m – đối với nhà có số người trên tầng bất kỳ, trừ tầng một, lớn hơn 200 người.
c) 0,7 m – đối với cầu thang bộ dẫn đến các chỗ làm việc đơn lẻ.
d) 0,9 m – đối với tất cả các trường hợp còn lại.
3.4.2 Độ dốc (góc nghiêng) của các thang bộ trên các đường thoát nạn không được lớn hơn 1 : 1 (45º); chiều rộng mặt bậc không được nhỏ hơn 25 cm, còn chiều cao bậc không được lớn hơn 22 cm.
Độ dốc (góc nghiêng) của các cầu thang bộ hở đi tới các chỗ làm việc đơn lẻ cho phép tăng đến 2 : 1 (63,5º).
Cho phép giảm chiều rộng mặt bậc của cầu thang cong đón tiếp (thường bố trí ở sảnh tầng 1) ở phần thu hẹp tới 22 cm; Cho phép giảm chiều rộng mặt bậc tới 12 cm đối với các cầu thang bộ chỉ dùng cho các gian phòng có tổng số chỗ làm việc không lớn hơn 15 người (trừ các gian phòng nhóm F5 hạng A hoặc B).
Các cầu thang bộ loại 3 phải được làm bằng vật liệu không cháy và được đặt ở sát các phần đặc (không có ô cửa sổ hay lỗ ánh sáng) của tường có nhóm nguy hiểm cháy không thấp hơn K1 và có giới hạn chịu lửa không thấp hơn REI 30. Các cầu thang bộ này phải có chiếu thang nằm cùng cao trình với lối ra thoát nạn, có lan can cao 1,2 m và bố trí cách lỗ cửa sổ không nhỏ hơn 1,0 m.
Cầu thang bộ loại 2 phải thỏa mãn các yêu cầu quy định đối với bản thang và chiếu thang trong buồng thang bộ.
3.4.3 Chiều rộng của chiếu thang bộ phải không nhỏ hơn chiều rộng của bản thang. Còn chiều rộng của chiếu thang ở trước lối vào thang máy (chiếu thang đồng thời là sảnh của thang máy) đối với thang máy có cánh cửa bản lề mở ra, phải không nhỏ hơn tổng chiều rộng bản thang và một nửa chiều rộng cánh cửa của thang máy, nhưng không nhỏ hơn 1,6 m.
Các chiếu nghỉ trung gian trong bản thang bộ thẳng phải có chiều dài không nhỏ hơn 1,0 m.
Các cửa đi có cánh cửa mở vào buồng thang bộ thì khi mở, cánh cửa không được làm giảm chiều rộng tính toán của các chiếu thang và bản thang.
3.4.4 Trong các nhà thuộc nhóm nguy hiểm cháy theo công năng F4 cho phép bố trí cầu thang cong trên đường thoát nạn khi đảm bảo tất cả những điều kiện sau:
– Chiều cao của thang không quá 9,0 m.
– Chiều rộng của vế thang phù hợp với các quy định trong quy chuẩn này.
– Bán kính cong nhỏ nhất không nhỏ hơn 2 lần chiều rộng vế thang.
– Chiều cao cổ bậc nằm trong khoảng từ 150 mm đến 190 mm.
– Chiều rộng phía trong của mặt bậc (đo cách đầu nhỏ nhất của bậc 270 mm) không nhỏ hơn 220 mm.
– Chiều rộng đo tại giữa chiều dài của mặt bậc không nhỏ hơn 250 mm.
– Chiều rộng phía ngoài của mặt bậc (đo cách đầu to nhất của bậc 270 mm) không quá 450 mm.
– Tổng của 2 lần chiều cao cổ bậc với chiều rộng phía trong mặt bậc không nhỏ hơn 480 mm và với chiều rộng phía ngoài của mặt bậc không lớn hơn 800 mm.
3.4.5 Trong các buồng thang bộ và khoang đệm (nếu có) không cho phép bố trí :
– Các ống dẫn khí cháy và chất lỏng cháy được.
– Các tủ tường, trừ các tủ thông tin liên lạc và tủ chứa các họng nước chữa cháy.
– Các cáp và dây điện đặt hở (trừ dây điện cho thiết bị điện dòng thấp) kể cả cho chiếu sáng hành lang và buồng thang bộ.
– Các lối ra từ thang tải và thiết bị nâng hàng.
– Các lối ra gian phòng kho hoặc phòng kỹ thuật.
– Các thiết bị nhô ra khỏi mặt tường ở độ cao dưới 2,2 m tính từ bề mặt của các bậc và chiếu thang.
Trong không gian của các buồng thang bộ, không cho phép bố trí bất kỳ các phòng chức năng nào.
3.4.6 Trong không gian của các buồng thang bộ, trừ các buồng thang không nhiễm khói, cho phép bố trí không quá hai thang máy chở người hạ xuống chỉ đến tầng 1 với các kết cấu bao che giếng thang làm từ các vật liệu không cháy.
Các giếng thang máy nằm ngoài nhà, nếu cần bao che thì phải sử dụng các kết cấu làm từ vật liệu không cháy.
3.4.7 Các buồng thang bộ ở tầng 1 phải có lối ra ngoài trực tiếp tới khu đất liền kề ngôi nhà hoặc qua sảnh được ngăn cách với các hành lang tiếp giáp bằng các vách ngăn cháy loại 1 có cửa đi. Khi bố trí các lối ra thoát nạn từ hai buồng thang bộ qua sảnh chung thì một trong số đó, trừ lối ra dẫn vào sảnh, phải có cửa ra bên ngoài trực tiếp.
Cho phép bố trí các lối ra thoát nạn từ hai buồng thang bộ qua sảnh chung đối với các nhà có chiều cao dưới 28 m, diện tích mỗi tầng không quá 300 m2, có số người sử dụng ở mỗi tầng, tính theo Bảng G.9 (Phụ lục G), không vượt quá 50 người và toàn bộ nhà được bảo vệ hệ thống chữa cháy tự động phù hợp với quy định hiện hành.
Các buồng thang bộ loại N1 phải có lối ra thoát trực tiếp ngay ra ngoài trời.
3.4.8 Các buồng thang bộ phải được đảm bảo chiếu sáng. Trừ buồng thang bộ loại L2, việc đảm bảo chiếu sáng có thể được thực hiện bằng các lỗ lấy ánh sáng với diện tích không nhỏ hơn 1,2 m2 trên các tường ngoài ở mỗi tầng.
Cho phép bố trí không quá 50 % buồng thang bộ bên trong không có các lỗ lấy ánh sáng, dùng để thoát nạn, trong các trường hợp sau:
– Các nhà thuộc nhóm F2, F3 và F4: đối với buồng thang loại N2 hoặc N3 có áp suất không khí dương khi cháy.
– Các nhà thuộc nhóm F5 hạng C có chiều cao tới 28 m, còn hạng D và E không phụ thuộc chiều cao nhà: đối với buồng thang loại N3 có áp suất không khí dương khi cháy.
Các buồng thang bộ loại L2 phải có lỗ lấy ánh sáng trên mái có diện tích không nhỏ hơn 4 m2 với khoảng hở giữa các vế thang có chiều rộng không nhỏ hơn 0,7 m hoặc giếng lấy sáng theo suốt chiều cao của buồng thang bộ với diện tích mặt cắt ngang không nhỏ hơn 2 m2.
3.4.9 Việc bảo vệ chống khói các buồng thang bộ loại N2 và N3 phải tuân theo Phụ lục D. Khi cần thiết, các buồng thang bộ loại N2 phải được chia thành các khoang theo chiều cao bằng các vách ngăn cháy đặc loại 1 với lối đi lại giữa các khoang nằm ngoài không gian buồng thang bộ.
Các cửa sổ trong các buồng thang bộ loại N2 phải là cửa sổ không mở được.
Khoang đệm của các buồng thang bộ loại N3 phải có diện tích không nhỏ hơn 3,0 m2 và không nhỏ hơn 6,0 m2 nếu khoang đệm đó đồng thời là sảnh của thang máy chữa cháy.
3.4.10 Tính không nhiễm khói của khoảng đệm không nhiễm khói dẫn tới các buồng thang bộ không nhiễm khói loại N1 phải được đảm bảo bằng thông gió tự nhiên với các giải pháp kết cấu và bố trí mặt bằng – không gian phù hợp. Một số trường hợp được cho là phù hợp như sau:
CHÚ THÍCH: Phụ lục I (I.3.2) minh họa một số phương án bố trí khoảng đệm không nhiễm khói để đi vào buồng thang bộ loại N1.
a) Các khoảng đệm không nhiễm khói phải để hở, thông với bên ngoài, thường không đặt tại các góc bên trong của nhà, đồng thời phải đảm bảo các yêu cầu sau (xem Hình I.7):
– Khi một phần của tường ngoài của nhà nối tiếp với phần tường khác dưới một góc nhỏ hơn 135º thì khoảng cách theo phương ngang từ lỗ cửa đi gần nhất ở khoảng đệm này tới đỉnh góc tiếp giáp phải không nhỏ hơn 4 m; khoảng cách này có thể giảm đến bằng giá trị phần nhô ra của tường ngoài; yêu cầu này không áp dụng cho lối đi, nằm ở các góc tiếp giáp lớn hơn hoặc bằng 135º, cũng như cho phần nhô ra của tường ngoài có giá trị không lớn hơn 1,2 m.
– Chiều rộng phần tường giữa các lỗ cửa đi của khoảng đệm không nhiễm khói và ô cửa sổ gần nhất của gian phòng không được nhỏ hơn 2 m.
– Các lối đi phải có chiều rộng không nhỏ hơn 1,2 m với chiều cao lan can 1,2 m, chiều rộng của phần tường giữa các lỗ cửa đi ở khoảng đệm không nhiễm khói phải không nhỏ hơn 1,2 m.
CHÚ THÍCH: Một số trường hợp tương tự dạng này được minh họa trong Phụ lục I, các Hình I.8 a), b) và c).
b) Khoảng đệm không nhiễm khói đi theo hành lang bên (xem Hình I.8 h), i) và k)) được chiếu sáng và thông gió tự nhiên bằng các lỗ thông mở ra phía và tiếp xúc với một trong những không gian sau:
– Không gian bên ngoài.
– Một đường phố hoặc đường công cộng hoặc các không gian công cộng khác thông hoàn toàn ở phía trên.
– Một giếng thông gió thẳng đứng có chiều rộng không nhỏ hơn 6 m và diện tích mặt thoáng không nhỏ hơn 93 m2.
c) Khoảng đệm không nhiễm khói đi qua một sảnh ngăn khói có diện tích không nhỏ hơn 6 m2 với kích thước nhỏ nhất theo mỗi chiều không nhỏ hơn 2 m được ngăn cách với các khu vực liền kề của tòa nhà bằng tường ngăn cháy loại 2. Các cửa ra vào phải có cơ cấu tự đóng và khe cửa phải được chèn kín. Thiết kế của sảnh ngăn khói phải đảm bảo không cản trở sự di chuyển của người sử dụng trên đường thoát nạn. Tính không nhiễm khói của sảnh ngăn khói phải được đảm bảo bởi một trong những giải pháp sau:
– Có các lỗ thông gió với diện tích không nhỏ hơn 15 % diện tích sàn của sảnh ngăn khói và đặt cách không quá 9 m tính từ bất kỳ bộ phận nào của sảnh. Các lỗ thông gió này phải thông với một giếng đứng hoặc khoang lõm thông khí trên suốt dọc chiều cao nhà. Kích thước của giếng đứng hoặc khoang lõm phải đảm bảo chiều rộng không nhỏ hơn 6 m và diện tích mặt thoáng không nhỏ hơn 93 m2. Tường bao bọc giếng đứng phải có khả năng chịu lửa nhỏ nhất là 1 giờ và trong giếng không được có lỗ thông nào khác ngoài các lỗ thông gió của sảnh ngăn khói, buồng thang thoát nạn và các khu vệ sinh (xem Hình I.8 d), e), f)); hoặc
– Là hành lang được thông gió ngang, có các lỗ thông gió cố định nằm ở hai tường bên ngoài. Các lỗ thông trên mỗi bức tường ngoài không được nhỏ hơn 50 % diện tích mặt thoáng của tường ngoài đối diện. Khoảng cách từ mọi điểm của sàn hành lang đến một lỗ thông bất kỳ không được lớn hơn 13 m (xem Hình I.8 g)).
3.4.11 Các buồng thang bộ loại L1 và cầu thang bộ loại 3 được phép bố trí trong các nhà thuộc tất cả các nhóm nguy hiểm cháy theo công năng có chiều cao tới 28 m; khi đó, trong nhà nhóm F5 hạng A hoặc B, lối ra hành lang tầng từ các gian phòng hạng A hoặc B phải đi qua khoang đệm luôn luôn có áp suất không khí dương.
3.4.12 Các buồng thang bộ loại L2 được phép bố trí trong các nhà có bậc chịu lửa I, II, III thuộc cấp nguy hiểm cháy kết cấu S0, S1 và nhóm nguy hiểm cháy theo công năng F1, F2, F3 và F4, với chiều cao không quá 9 m. Cho phép tăng chiều cao của nhà đến 12 m khi lỗ lấy sáng bên trên được mở tự động khi cháy và khi trong nhà nhóm F1.3 có hệ thống báo cháy tự động hoặc có các đầu báo cháy độc lập.
Khi bố trí các buồng thang bộ loại L2, còn phải đảm bảo các yêu cầu sau:
– Trong các nhà nhóm F2, F3 và F4, số lượng các buồng thang bộ loại L2 phải không được quá 50 %, các buồng thang bộ còn lại phải có lỗ lấy sáng trên tường ngoài ở mỗi tầng (loại L1).
– Đối với các nhà nhóm F1.3 dạng đơn nguyên, trong từng căn hộ có bố trí ở độ cao trên 4 m phải có một lối ra khẩn cấp theo 3.2.13.
3.4.13 Trong các nhà có chiều cao lớn hơn 28 m, cũng như trong các nhà Nhóm F5 hạng A hoặc B phải bố trí buồng thang bộ không nhiễm khói, trong đó phải bố trí buồng thang loại N1.
CHÚ THÍCH: Buồng thang bộ N1 có thể được thay thế như đã nêu trong 2.5.1c) với điều kiện hệ thống cung cấp không khí bên ngoài vào khoang đệm và vào buồng thang phải được cấp điện từ 03 nguồn ưu tiên (01 nguồn điện lưới và 02 nguồn máy phát điện dự phòng hoặc 02 nguồn điện ưu tiên và 01 nguồn điện dự phòng) bảo đảm nguyên tắc duy trì liên tục nguồn điện cấp cho hệ thống hoạt động ổn định khi có cháy xảy ra.
Cho phép:
– Bố trí không quá 50 % buồng thang bộ loại N2 trong các nhà nhóm F1.3 dạng hành lang.
– Bố trí không quá 50 % buồng thang bộ loại N2 hoặc N3 có áp suất không khí dương khi cháy trong các nhà nhóm F1.1, F1.2, F2, F3 và F4.
– Bố trí buồng thang bộ loại N2 và N3 có chiếu sáng tự nhiên và luôn có áp suất không khí dương trong các nhà nhóm F5 hạng A hoặc B.
– Bố trí buồng thang bộ loại N2 hoặc N3 có áp suất không khí dương khi cháy trong các nhà nhóm F5 hạng B.
– Bố trí buồng thang bộ loại N2 hoặc N3 có áp suất không khí dương khi cháy trong các nhà nhóm F5 hạng C hoặc D. Khi bố trí buồng thang bộ loại L1 thì buồng thang phải được phân khoang bằng vách ngăn cháy đặc qua mỗi 20 m chiều cao và lối đi từ khoang này sang khoang khác của buồng thang phải đặt ở ngoài không gian của buồng thang.
– Đối với nhà chung cư (F1.3) có chiều cao lớn hơn 28 m nhưng không quá 75 m và tổng diện tích các căn hộ trên mỗi tầng không quá 500 m2, cho phép bố trí 01 buồng thang bộ thoát nạn nếu lối ra thoát nạn của tầng phù hợp với quy định trong 3.2.6, các căn hộ được trang bị đầu báo cháy địa chỉ, có chữa cháy tự động ở tất cả các tầng và đảm bảo yêu cầu kèm theo như sau:
+ Dùng buồng thang bộ loại N1 trong nhà kiểu hành lang;
+ Dùng buồng thang bộ loại N2 hoặc N3, kết hợp một thang máy là thang máy chữa cháy, trong nhà kiểu đơn nguyên.
3.4.14 Trong các nhà có các buồng thang bộ không nhiễm khói phải bố trí bảo vệ chống khói cho các hành lang chung, các sảnh, các không gian chung và các phòng chờ.
3.4.15 Trong các nhà có bậc chịu lửa I và II thuộc cấp nguy hiểm cháy kết cấu S0, cho phép bố trí các cầu thang bộ loại 2 đi từ tiền sảnh lên tầng hai có tính đến các yêu cầu của 4.26.
3.4.16 Trong các nhà cao không quá 28 m thuộc các nhóm nguy hiểm cháy theo công năng F1.2, F2, F3, F4, với bậc chịu lửa I, II và cấp nguy hiểm cháy kết cấu S0, thì cho phép sử dụng các cầu thang bộ loại 2 nối hai tầng trở lên, khi các buồng thang bộ thoát nạn đáp ứng yêu cầu của các tài liệu chuẩn và 4.27.
3.4.17 Các thang cuốn phải được bố trí phù hợp các yêu cầu quy định cho cầu thang bộ loại 2.
4. NGĂN CHẶN CHÁY LAN
4.1 Việc ngăn chặn sự lan truyền của đám cháy được thực hiện bằng các biện pháp hạn chế diện tích cháy, cường độ cháy và thời gian cháy. Cụ thể là:
– Sử dụng giải pháp kết cấu và bố trí mặt bằng – không gian, để ngăn cản sự lan truyền của các yếu tố nguy hiểm của đám cháy trong một gian phòng, giữa các gian phòng với nhau, giữa các nhóm gian phòng có tính nguy hiểm cháy theo công năng khác nhau, giữa các tầng và các đơn nguyên, giữa các khoang cháy, cũng như giữa các tòa nhà.
– Hạn chế tính nguy hiểm cháy và nguy hiểm cháy nổ công nghệ trong các gian phòng và nhà.
– Hạn chế tính nguy hiểm cháy của vật liệu xây dựng được sử dụng ở các lớp bề mặt của kết cấu nhà, bao gồm: lớp lợp mái, các lớp hoàn thiện của tường ngoài, của các gian phòng và của các đường thoát nạn.
– Có các thiết bị chữa cháy ban đầu, trong đó bao gồm thiết bị tự động và cầm tay.
– Có thiết bị phát hiện cháy và báo cháy.
CHÚ THÍCH: Quy định về khoảng cách phòng cháy chống cháy giữa các nhà ở, công trình công cộng và các nhà sản xuất được cho ở Phụ lục E. Khoảng cách giữa các kho chất lỏng cháy, các kho hở trên mặt đất có chứa chất cháy, các bồn chứa LPG1), khí cháy đến các công trình khác phải tuân theo những quy chuẩn chuyên ngành.
4.2 Nhà chung cư, nhà ký túc xá, công trình công cộng, nhà sản xuất và nhà kho phải đảm bảo các yêu cầu về phòng chống cháy của Quy chuẩn này và các quy định trong tiêu chuẩn thiết kế cho các loại công trình đó. Riêng số tầng (chiều cao cho phép của nhà), diện tích khoang cháy và tầng giới hạn bố trí hội trường, gian giảng đường, hội nghị, hội thảo, phòng họp, gian tập thể thao… phải tuân thủ các quy định nêu trong Phụ lục H.
4.3 Các bộ phận nhà (các gian phòng, gian lánh nạn, tầng kỹ thuật, tầng hầm, tầng nửa hầm và các phần khác của nhà) mà việc chữa cháy khó khăn cần được trang bị các phương tiện bổ sung nhằm hạn chế diện tích, cường độ và thời gian cháy.
4.4 Hiệu quả của các giải pháp nhằm ngăn chặn sự lan truyền của đám cháy được phép đánh giá bằng các tính toán kinh tế – kỹ thuật dựa trên các yêu cầu của 1.5.1 về hạn chế thiệt hại trực tiếp và gián tiếp do cháy.
4.5 Các phần nhà và gian phòng thuộc các nhóm nguy hiểm cháy theo công năng khác nhau phải được ngăn cách với nhau bằng các kết cấu ngăn cách với giới hạn chịu lửa và cấp nguy hiểm cháy kết cấu theo quy định hoặc ngăn cách nhau bằng các bộ phận ngăn cháy.
Khi đó yêu cầu đối với các kết cấu ngăn cách và bộ phận ngăn cháy này được xem xét có kể đến tính nguy hiểm cháy theo công năng của các gian phòng, giá trị tải trọng cháy, bậc chịu lửa và cấp nguy hiểm cháy kết cấu của nhà.
4.6 Trong một ngôi nhà khi các phần có tính nguy hiểm cháy theo công năng khác nhau đã được phân chia bằng các bộ phận ngăn cháy thì mỗi phần đó phải đáp ứng các yêu cầu về chống cháy đặt ra như đối với nhà có nhóm nguy hiểm cháy theo công năng tương ứng.
Việc lựa chọn hệ thống bảo vệ chống cháy của nhà phải được dựa trên cơ sở: khi các phần của nhà có tính nguy hiểm cháy theo công năng khác nhau, thì tính nguy hiểm cháy theo công năng của toàn nhà có thể lớn hơn tính nguy hiểm cháy theo công năng của bất cứ phần nào trong nhà đó.
4.7 Trong các nhà thuộc nhóm F5, nếu yêu cầu công nghệ cho phép, cần bố trí các gian phòng hạng A và B ở gần tường ngoài, còn trong các nhà nhiều tầng, cần bố trí các gian phòng này ở các tầng phía trên.
4.8 Trong các tầng hầm và tầng nửa hầm, không cho phép bố trí các gian phòng có sử dụng hoặc lưu giữ các chất khí và chất lỏng cháy cũng như các vật liệu dễ bắt cháy, trừ các trường hợp đã có quy định được xem xét riêng.
4.9 Các cấu kiện xây dựng không được tạo điều kiện cho việc lan truyền cháy ngầm.
4.10 Tính chịu lửa của các chi tiết liên kết cấu kiện xây dựng không được thấp hơn tính chịu lửa yêu cầu của chính cấu kiện đó.
4.11 Kết cấu tạo dốc sàn trong các phòng khán giả phải đáp ứng các yêu cầu về giới hạn chịu lửa và cấp nguy hiểm cháy theo Bảng 4 và Bảng 5 như đối với các sàn giữa các tầng.
4.12 Khi bố trí các đường ống kỹ thuật, đường cáp đi xuyên qua các kết cấu tường, sàn, vách, thì chỗ tiếp giáp giữa các đường ống, đường cáp với các kết cấu này phải được chèn bịt hoặc xử lý thích hợp để không làm giảm các chỉ tiêu kỹ thuật về cháy theo yêu cầu của kết cấu.
4.13 Các lớp phủ và lớp ngâm tẩm chống cháy, được xử lý trên bề mặt hở của các cấu kiện, phải đáp ứng các yêu cầu đặt ra cho việc hoàn thiện các cấu kiện đó.
Trong các tài liệu kỹ thuật cho các lớp phủ hoặc lớp ngâm tẩm chống cháy phải chỉ rõ chu kỳ thay thế hoặc khôi phục chúng tùy thuộc vào điều kiện khai thác sử dụng.
Để tăng giới hạn chịu lửa hoặc làm giảm mức nguy hiểm cháy của cấu kiện, không cho phép sử dụng các lớp phủ và lớp ngâm tẩm chống cháy tại các vị trí mà ở đó không thể khôi phục hoặc định kỳ thay thế chúng.
4.14 Hiệu quả của các chất (vật liệu) xử lý chống cháy, dùng cho việc làm giảm tính nguy hiểm cháy của vật liệu, phải được đánh giá bằng các thử nghiệm nhóm nguy hiểm cháy của vật liệu xây dựng nêu trong phần 2 (Phân loại kỹ thuật về cháy).
Hiệu quả của các chất (vật liệu) xử lý chống cháy, dùng để nâng cao tính chịu lửa của cấu kiện, phải được đánh giá bằng các thử nghiệm giới hạn chịu lửa của các cấu kiện xây dựng nêu trong phần 2 (Phân loại kỹ thuật về cháy).
Hiệu quả của các chất (vật liệu) xử lý chống cháy, không được tính đến khi xác định khả năng chịu lực của các cấu kiện kim loại (cột hay dầm), được phép đánh giá bằng các thử nghiệm so sánh các mô hình kích thước thu nhỏ của cột với chiều cao phần lộ lửa không nhỏ hơn 1,7 m hoặc các mô hình dầm có chiều dài phần lộ lửa không nhỏ hơn 2,8 m mà không có tải trọng tĩnh.
4.15 Các trần treo ngoài việc đáp ứng các yêu cầu về tính nguy hiểm cháy của vật liệu (như nêu trong 3.3.4) thì các vách ngăn cháy trong gian phòng có trần treo phải ngăn chia cả không gian phía trên trần treo đó.
Trong không gian bên trên các trần treo không cho phép bố trí các kênh và đường ống để vận chuyển các chất cháy dạng khí , hỗn hợp bụi – khí , chất lỏng và vật liệu cháy. Các trần treo không được bố trí trong các gian phòng hạng A hoặc B.
4.16 Tại các vị trí giao nhau giữa các bộ phận ngăn cháy với các kết cấu bao che của nhà, kể cả tại các vị trí thay đổi hình dạng nhà, phải có các giải pháp bảo đảm không để cháy lan truyền qua các bộ phận ngăn cháy này.
4.17 Các tường ngăn cháy, dùng để phân chia nhà thành các khoang cháy, phải được bố trí trên toàn bộ chiều cao nhà và phải bảo đảm không để cháy lan truyền từ phía nguồn cháy vào khoang cháy liền kề khi các kết cấu nhà ở phía có cháy bị sụp đổ.
4.18 Các lỗ thông trong các bộ phận ngăn cháy phải được đóng kín khi có cháy.
Các cửa sổ trong các bộ phận ngăn cháy phải là các cửa không mở được, còn các cửa đi, cổng, cửa nắp và van phải có cơ cấu tự đóng và các khe cửa phải được chèn kín. Các cửa đi, cổng, cửa nắp và van nếu cần mở để khai thác sử dụng thì phải được lắp các thiết bị tự động đóng kín khi có cháy.
4.19 Tổng diện tích các lỗ cửa trong các bộ phận ngăn cháy, trừ kết cấu bao che của các giếng thang máy, không được vượt quá 25 % diện tích của bộ phận ngăn cháy đó. Cửa và van ngăn cháy trong các bộ phận ngăn cháy phải đáp ứng các yêu cầu của 2.4.3 và các yêu cầu của phần này.
Tại các cửa đi trong các bộ phận ngăn cháy dùng để ngăn các gian phòng hạng A hoặc B với các không gian khác như: phòng có hạng khác với hạng A hoặc B, hành lang, buồng thang bộ và sảnh thang máy, phải bố trí các khoang đệm luôn có áp suất không khí dương như yêu cầu nêu trong Phụ lục D. Không được phép bố trí các khoang đệm chung cho hai gian phòng trở lên cùng có hạng A hoặc B.
4.20 Khi không thể bố trí các khoang đệm ngăn cháy trong các bộ phận ngăn cháy dùng để ngăn các gian phòng hạng A hoặc B với các gian phòng khác hoặc khi không thể bố trí các cửa đi, cổng, cửa nắp và van trong các bộ phận ngăn cháy dùng để ngăn các gian phòng hạng C với các gian phòng khác, cần phải thiết lập tổ hợp các giải pháp nhằm ngăn ngừa sự lan truyền của đám cháy và sự xâm nhập vào các phòng và tầng liền kề của các khí , hơi dễ bắt cháy, hơi của các chất lỏng, bụi và xơ cháy mà các chất này có khả năng tạo thành các nồng độ nguy hiểm nổ. Hiệu quả của các giải pháp đó phải được chứng minh.
Trong các lỗ cửa của các bộ phận ngăn cháy giữa các gian phòng liền kề hạng C, D và E, khi không thể đóng được bằng cửa hoặc cổng ngăn cháy, cho phép bố trí các khoang đệm hở được trang bị thiết bị chữa cháy tự động. Các kết cấu bao che của các khoang đệm này phải là kết cấu ngăn cháy phù hợp.
4.21 Cửa và van ngăn cháy trong các bộ phận ngăn cháy phải được làm từ các vật liệu không cháy.
Cho phép sử dụng các vật liệu thuộc nhóm có tính cháy không thấp hơn Ch3 được bảo vệ bằng vật liệu không cháy có độ dày không nhỏ hơn 4 mm để làm các cửa, cổng, cửa nắp và van ngăn cháy.
Cửa của các khoang đệm ngăn cháy, cửa đi, cổng, cửa nắp ngăn cháy trong các bộ phận ngăn cháy ở phía các gian phòng trong đó không bảo quản và không sử dụng các chất khí cháy, chất lỏng cháy và vật liệu cháy, cũng như không có các quá trình công nghệ liên quan tới việc hình thành các bụi cháy, được phép làm từ vật liệu thuộc nhóm có tính cháy Ch3 với chiều dày không nhỏ hơn 40 mm và không có hốc rỗng.
4.22 Không cho phép bố trí các kênh, giếng và đường ống vận chuyển khí cháy, hỗn hợp bụi
– khí cháy, chất lỏng cháy, chất và vật liệu cháy xuyên qua các tường và sàn ngăn cháy loại 1.
Đối với các kênh, giếng và đường ống để vận chuyển các chất và vật liệu khác với các loại nói trên thì tại các vị trí giao cắt với các bộ phận ngăn cháy này phải có thiết bị tự động ngăn cản sự lan truyền của các sản phẩm cháy theo các kênh, giếng và ống dẫn.
CHÚ THÍCH 1: Cho phép đặt ống thông gió và ống khói trong tường ngăn cháy của nhà ở, công trình công cộng và nhà phụ trợ khi chiều dầy tối thiểu của tường ngăn cháy (trừ tiết diện đường ống) ở chỗ đó không được dưới 25 cm, còn bề dày phần ngăn giữa ống khói và ống thông hơi tối thiểu là 12 cm.
CHÚ THÍCH 2: Những lỗ đặt ống dẫn nước ở bộ phận ngăn cháy phải được xử lý phù hợp với quy định trong 4.12.
4.23 Các kết cấu bao che của các giếng thang máy (trừ các giếng đã nêu trong 3.4.6) và các phòng máy của thang máy (trừ các phòng trên mái), cũng như của các kênh, giếng và hộp kỹ thuật phải đáp ứng các yêu cầu đặt ra như đối với các vách ngăn cháy loại 1 và các sàn ngăn cháy loại 3. Không quy định giới hạn chịu lửa của các kết cấu bao che giữa giếng thang máy và phòng máy của thang máy.
Khi không thể lắp các cửa ngăn cháy trong các kết cấu bao che các giếng thang máy nêu trên, phải bố trí các khoang đệm hoặc các sảnh với các vách ngăn cháy loại 1 và sàn ngăn cháy loại 3 hoặc các màn chắn tự động đóng các lỗ cửa đi của giếng thang khi cháy. Các màn chắn này phải được làm bằng vật liệu không cháy và giới hạn chịu lửa của chúng không nhỏ hơn E 30.
Trong các nhà có các buồng thang bộ không nhiễm khói phải bố trí bảo vệ chống khói tự động cho các giếng thang máy mà tại cửa ra của chúng không có các khoang đệm ngăn cháy với áp suất không khí dương khi cháy.
4.24 Buồng chứa rác, ống đổ rác và cửa thu rác phải được thiết kế, lắp đặt phù hợp với tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật quy định riêng cho bộ phận này và các yêu cầu cụ thể như sau:
– Các ống đổ rác và buồng chứa rác phải được cách ly với những phần khác của ngôi nhà bằng các bộ phận ngăn cháy; cửa thu rác ở các tầng phải có cửa ngăn cháy tự động đóng kín.
– Ống đổ rác phải được làm bằng vật liệu không cháy.
– Không được đặt các ống đổ rác và buồng chứa rác bên trong các buồng thang bộ, sảnh đợi hoặc khoang đệm được bao bọc ngăn cháy dùng cho thoát nạn.
– Các buồng có chứa ống đổ rác hoặc để chứa rác phải đảm bảo có lối vào trực tiếp qua một khoảng thông thoáng bên ngoài nhà hoặc qua một khoang đệm ngăn cháy được thông gió thường xuyên.
– Cửa vào buồng chứa rác không được đặt liền kề với các lối thoát nạn hoặc cửa ra bên ngoài của nhà hoặc đặt gần với cửa sổ của nhà ở.
4.25 Theo các điều kiện của công nghệ, cho phép bố trí các thang bộ riêng biệt để lưu thông giữa các tầng hầm hoặc tầng nửa hầm với tầng một.
Các thang bộ này phải được bao che bằng các vách ngăn cháy loại 1 với khoang đệm ngăn cháy có áp suất không khí dương khi cháy.
Cho phép không bố trí khoang đệm ngăn cháy như đã nêu cho các thang bộ này trong các nhà nhóm F5 với điều kiện chúng dẫn từ tầng hầm hoặc tầng nửa hầm có các gian phòng hạng C4, D, E vào các gian phòng cùng hạng ở tầng một.
Các thang bộ này không được kể đến khi tính toán thoát nạn, trừ các trường hợp nói ở 3.2.1.
4.26 Khi bố trí các cầu thang bộ loại 2 đi từ sảnh tầng 1 lên tầng 2, thì sảnh này phải được ngăn cách khỏi các hành lang và các gian phòng liền kề bằng các vách ngăn cháy loại 1.
4.27 Gian phòng, trong đó có bố trí cầu thang bộ loại 2 theo 3.4.16, phải được ngăn cách với các hành lang thông với nó và các gian phòng khác bằng các vách ngăn cháy loại 1. Cho phép không ngăn cách gian phòng có cầu thang bộ loại 2 bằng các vách ngăn cháy khi:
– Có trang bị chữa cháy tự động trong toàn bộ nhà; hoặc
– Trong các nhà có chiều cao không lớn hơn 9 m với diện tích một tầng không quá 300 m2.
4.28 Trong các tầng hầm hoặc tầng nửa hầm, trước lối vào các thang máy phải bố trí các khoang đệm ngăn cháy loại 1 có áp suất không khí dương khi cháy.
4.29 Việc lựa chọn kích thước của nhà và của các khoang cháy, cũng như khoảng cách giữa các nhà phải dựa vào bậc chịu lửa, cấp nguy hiểm cháy kết cấu, nhóm nguy hiểm cháy theo công năng và giá trị tải trọng cháy, có tính đến hiệu quả của các phương tiện bảo vệ chống cháy được sử dụng, sự có mặt, vị trí và mức độ trang bị của các đơn vị chữa cháy, những hậu quả có thể về kinh tế và môi trường sinh thái do cháy.
4.30 Trong quá trình khai thác vận hành, tất cả các thiết bị kỹ thuật bảo vệ chống cháy phải bảo đảm khả năng làm việc theo đúng yêu cầu đã đặt ra.
4.31 Việc trang bị hệ thống báo cháy và chữa cháy tự động phải tuân theo TCVN 3890.
5. CẤP NƯỚC CHỮA CHÁY
5.1 Cấp nước chữa cháy ngoài nhà
5.1.1 Các yêu cầu an toàn cháy đối với cấp nước chữa cháy ngoài nhà
5.1.1.1 Việc trang bị cấp nước chữa cháy ngoài nhà phải được thực hiện theo quy định trong TCVN 3890 và tài liệu chuẩn thay thế khác.
5.1.1.2 Chất lượng nước của nguồn cấp nước chữa cháy phải phù hợp với điều kiện vận hành của các phương tiện chữa cháy và phương pháp chữa cháy.
5.1.1.3 Hệ thống đường ống nước chữa cháy thường có áp suất thấp, chỉ duy trìáp suất cao khi phù hợp với luận chứng. Đối với đường ống áp suất cao, các máy bơm chữa cháy phải được trang bị phương tiện bảo đảm hoạt động không trễ hơn 5 phút sau khi có tín hiệu báo cháy.
5.1.1.4 Áp suất tự do tối thiểu trong đường ống nước chữa cháy áp suất thấp (nằm trên mặt đất) khi chữa cháy phải không nhỏ hơn 10 m. Áp suất tự do tối thiểu trong mạng đường ống chữa cháy áp suất cao phải bảo đảm độ cao tia nước đặc không khỏ hơn 20 m khi lưu lượng yêu cầu chữa cháy tối đa và lăng chữa cháy ở điểm cao nhất của tòa nhà. Áp suất tự do trong mạng đường ống kết hợp không khỏ hơn 10 m và không lớn hơn 60 m.
5.1.2 Các yêu cầu an toàn cháy đối với lưu lượng nước cho chữa cháy ngoài nhà
5.1.2.1 Lưu lượng nước cho chữa cháy ngoài nhà (tính cho 1 đám cháy) và số đám cháy đồng thời trong một vùng dân cư tính cho mạng đường ống chính nối vòng lấy theo Bảng 7.
5.1.2.2 Lưu lượng nước cho chữa cháy ngoài nhà (cho 1 đám cháy) cho nhà thuộc nhóm nguy hiểm cháy theo công năng F1, F2, F3, F4 tính toán cho đường ống kết hợp và đường ống phân phối của mạng đường ống, cũng như mạng đường ống trong 1 cụm nhỏ (1 xóm, 1 dãy nhà…) lấy theo giá trị lớn nhất của Bảng 8.
5.1.2.3 Lưu lượng nước cho chữa cháy ngoài nhà cho nhà có nhóm nguy hiểm cháy theo công năng F5, tính cho 1 đám cháy, lấy theo nhà có yêu cầu giá trị lớn nhất như Bảng 9 và Bảng 10.
CHÚ THÍCH 1: Khi tính toán lưu lượng nước chữa cháy cho 02 đám cháy thì lấy giá trị bằng cho 02 nhà có yêu cầu lưu lượng lớn nhất.
CHÚ THÍCH 2: Lưu lượng nước cho chữa cháy ngoài nhà cho các nhà phụ trợ nằm độc lập lấy theo Bảng 8 giống như cho nhà có nhóm nguy hiểm cháy công năng F2, F3, F4, còn nếu nằm trong các nhà sản xuất thì tính theo khối tích chung của nhà sản xuất và lấy theo Bảng 9.
CHÚ THÍCH 3: Lưu lượng nước cho chữa cháy ngoài nhà cho nhà của cơ sở nông nghiệp có bậc chịu lửa I, II với khối tích không lớn hơn 5 000 m3 hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ D, E lấy bằng 5 l/s.
CHÚ THÍCH 4: Lưu lượng nước cho chữa cháy ngoài nhà cho trạm phát thanh, truyền hình không phụ thuộc khối tích của trạm và số lượng người sống trong khu vực đặt các trạm này, phải lấy không nhỏ hơn 15 l/s, ngay cả khi Bảng 9 và Bảng 10 quy định lưu lượng thấp hơn giá trị này.
CHÚ THÍCH 5: Lưu lượng nước cho chữa cháy ngoài nhà cho nhà có khối tích lớn hơn trong Bảng 9 và Bảng 10 phải tuân theo các yêu cầu đặc biệt.
CHÚ THÍCH 6: Đối với nhà có bậc chịu lửa II làm bằng kết cấu gỗ thì lưu lượng nước cho chữa cháy ngoài nhà lấy lớn hơn 5 l/s so với Bảng 9 và Bảng 10.
CHÚ THÍCH 7: Lưu lượng nước cho chữa cháy ngoài nhà cho nhà và khu vực kho lạnh bảo quản thực phẩm thì lấy giống nhà có hạng nguy hiểm cháy C.
Bảng 7 – Lưu lượng nước từ mạng đường ống cho chữa cháy ngoài nhà trong các khu dân cư
Dân số, x 1 000 người | Số đám cháy đồng thời | Lưu lượng nước cho chữa cháy ngoài nhà cho 1 đám cháy, l/s | |
Xây dựng nhà không quá 2 tầng không phụ thuộc bậc chịu lửa | Xây dựng nhà từ 3 tầng trở lên không phụ thuộc bậc chịu lửa | ||
(1) | (2) | (3) | (4) |
≤ 1 | 1 | 5 | 10 |
Từ 1 đến 5 | 1 | 10 | 10 |
Trên 5 đến 10 | 1 | 10 | 15 |
Trên 10 đến 25 | 2 | 10 | 15 |
Trên 25 đến 50 | 2 | 20 | 25 |
Trên 50 đến 100 | 2 | 25 | 35 |
Trên 100 đến 200 | 3 | – | 40 |
Trên 200 đến 300 | 3 | – | 55 |
Trên 300 đến 400 | 3 | – | 70 |
Trên 400 đến 500 | 3 | – | 80 |
Trên 500 đến 600 | 3 | – | 85 |
Trên 600 đến 700 | 3 | – | 90 |
Trên 700 đến 800 | 3 | – | 95 |
Trên 800 đến 1 000 | 3 | – | 100 |
Trên 1 000 | 5 | – | 110 |
CHÚ THÍCH 8: Lưu lượng nước cho chữa cháy ngoài nhà trong khu dân cư phải không nhỏ hơn lưu lượng nước chữa cháy cho nhà theo Bảng 8. CHÚ THÍCH 9: Khi thực hiện cấp nước theo vùng, lưu lượng nước cho chữa cháy ngoài nhà và số đám cháy đồng thời theo từng vùng được lấy phụ thuộc vào số dân sống trong vùng. CHÚ THÍCH 10: Số đám cháy đồng thời và lưu lượng nước cho 1 đám cháy cho một vùng có số dân trên 1 triệu người thì tuân theo luận chứng của các yêu cầu kỹ thuật đặc biệt. CHÚ THÍCH 11: Đối với hệ thống các cụm đường ống nhóm (chung) số đám cháy đồng thời lấy phụ thuộc vào tổng số dân trong các cụm có kết nối với hệ thống đường ống. Lưu lượng nước để hồi phục lượng nước chữa cháy theo cụm đường ống nhóm được xác định bằng tổng lượng nước cho khu dân cư (tương ứng với số đám cháy đồng thời) tối đa để chữa cháy tuân theo 5.1.3.3 và 5.1.3.4. CHÚ THÍCH 12: Số đám cháy tính toán đồng thời trong khu dân cư phải bao gồm cả các đám cháy của nhà sản xuất và nhà kho trong khu dân cư đó. Khi đó lưu lượng nước tính toán bao gồm cả lưu lượng nước để chữa cháy tương ứng cho các nhà đó, nhưng không nhỏ hơn giá trị trong Bảng 7. CHÚ THÍCH 13: Đối với khu dân cư trên 100 000 người và nhà xây dựng không quá 2 tầng thì lưu lượng nước cho chữa cháy ngoài nhà cho 1 đám cháy phải được lấy bằng quy định tính cho khu dân cư có nhà xây dựng 3 tầng và cao hơn. |
Bảng 8 – Lưu lượng nước cho chữa cháy ngoài nhà của nhà thuộc nhóm nguy hiểm cháy theo công năng F1, F2, F3, F4
Loại nhà | Lưu lượng nước cho chữa cháy ngoài nhà không phụ thuộc bậc chịu lửa tính cho 1 đám cháy, l/s, theo khối tích nhà, 1 000 m3 | ||||
≤ 1 | Trên 1 đến 5 | Trên 5 đến 25 | Trên 25 đến 50 | Trên 50 | |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) |
Nhà nhóm F1.3, F1.4 có một hoặc nhiều đơn nguyên với số tầng: |
|
|
|
|
|
≤ 2 | 10(*) | 10 | 15 | 15 | 20 |
Trên 2 đến 12 | 10 | 15 | 15 | 20 | 20 |
Trên 12 đến 16 | – | 20 | 20 | 25 | 25 |
Trên 16 | – | 20 | 25 | 25 | 30 |
Nhà nhóm F1.1, F1.2, F2, F3 và F4 với số tầng: |
|
|
|
|
|
≤ 2 | 10(*) | 10 | 15 | 20 | 25 |
Trên 2 đến 12 | 10 | 15 | 20 | 25 | 30 |
Trên 12 đến 16 | – | 20 | 25 | 30 | 35 |
Trên 16 | – | 25 | 30 | 30 | 35 |
CHÚ DẪN: (*) đối với khu dân cư làng, xã (nông thôn) lấy lưu lượng nước cho 1 đám cháy là 5 l/s. CHÚ THÍCH 14: Nếu hiệu suất của mạng đường ống ngoài nhà không đủ để truyền lưu lượng nước tính toán cho chữa cháy hoặc khi liên kết ống vào với mạng đường ống cụt thì cần phải xem xét lắp đặt bồn, bể, với thể tích phải bảo đảm lưu lượng nước cho chữa cháy ngoài nhà trong 3 giờ. CHÚ THÍCH 15: Trong khu dân cư không có đường ống nước chữa cháy thì phải có bồn, bể nước bảo đảm chữa cháy trong 3 giờ. |
5.1.2.4 Lưu lượng nước cho chữa cháy ngoài nhà cho nhà được ngăn chia bằng tường ngăn cháy thì lấy theo phần của nhà, nơi yêu cầu lưu lượng lớn nhất.
5.1.2.5 Lưu lượng nước cho chữa cháy ngoài nhà cho nhà được ngăn cách bằng vách ngăn cháy được xác định theo khối tích chung của nhà và theo hạng cao nhất của hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ.
5.1.2.6 Lưu lượng nước chữa cháy phải được bảo đảm ngay cả khi lưu lượng cho các nhu cầu khác là lớn nhất, cụ thể phải tính đến:
– Nước sinh hoạt.
– Hộ kinh doanh cá thể.
– Cơ sở sản xuất công nghiệp và nông nghiệp, nơi mà yêu cầu chất lượng nước uống hoặc mục đích kinh tế không phù hợp để làm đường ống riêng.
– Trạm xử lý nước, mạng đường ống và kênh dẫn …
– Trong trường hợp điều kiện công nghệ cho phép, có thể sử dụng một phần nước sản xuất để chữa cháy, khi đó cần kết nối trụ nước trên mạng đường ống sản xuất với trụ nước trên mạng đường ống chữa cháy bảo đảm lưu lượng nước chữa cháy cần thiết.
Bảng 9 – Lưu lượng nước cho chữa cháy ngoài nhà cho nhà nhóm F5
Bậc chịu lửa của nhà | Cấp nguy hiểm cháy kết cấu của nhà | Hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ của nhà | Lưu lượng nước cho chữa cháy ngoài nhà đối với nhà có chiều rộng không lớn hơn 60 m, tính cho 1 đám cháy, l/s, theo khối tích nhà, 1 000 m3 | ||||||
≤ 3 | > 3 đến ≤ 5 | > 5 đến ≤ 20 | > 20 đến ≤ 50 | > 50 đến ≤ 200 | > 200 đến ≤ 400 | > 400 đến ≤ 600 | |||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) |
I và II | S0, S1 | D, E | 10 | 10 | 10 | 10 | 15 | 20 | 25 |
I và II | S0, S1 | A, B, C | 10 | 10 | 15 | 20 | 30 | 35 | 40 |
III | S0, S1 | D, E | 10 | 10 | 15 | 25 | 35 | – | – |
III | S0, S1 | A, B, C | 10 | 15 | 20 | 30 | 45 | – | – |
IV | S0, S1 | D, E | 10 | 15 | 20 | 30 | 40 | – | – |
IV | S0, S1 | A, B, C | 15 | 20 | 25 | 40 | 60 | – | – |
IV | S2, S3 | D, E | 10 | 15 | 20 | 30 | 45 | – | – |
IV | S2, S3 | C | 15 | 20 | 25 | 40 | 65 | – | – |
V | – | D, E | 10 | 15 | 20 | 30 | 55 | – | – |
V | – | C | 15 | 20 | 25 | 40 | 70 | – | – |
5.1.2.7 Các hệ thống cấp nước chữa cháy của cơ sở (đường ống dẫn nước, trạm bơm, bồn, bể dự trữ nước chữa cháy) phải bảo đảm không được ngừng cấp nước quá 10 phút và không giảm lưu lượng nước quá 30 % lưu lượng nước tính toán trong 3 ngày.
5.1.2.8 Trường hợp công trình nằm trong khu vực chưa có hạ tầng cấp nước chữa cháy ngoài nhà, hoặc đã có nhưng không bảo đảm theo quy định theo các bảng 8, 9 và 10 thì thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan Cảnh sát PCCC và CNCH có thẩm quyền.
5.1.3 Số đám cháy tính toán đồng thời
5.1.3.1 Số đám cháy tính toán đồng thời cho một cơ sở công nghiệp phải được lấy theo diện tích của cơ sở đó, cụ thể như sau:
– Nếu diện tích đến 150 ha lấy là 1 đám cháy.
– Nếu diện tích trên 150 ha lấy là 2 đám cháy.
CHÚ THÍCH: Số đám cháy tính toán đồng thời tại một khu vực kho dạng hở hoặc kín chứa vật liệu từ gỗ, lấy như sau: diện tích kho đến 50 ha lấy là 1 đám cháy; diện tích trên 50 ha lấy là 2 đám cháy.
Bảng 10 – Lưu lượng nước cho chữa cháy ngoài nhà cho nhà nhóm F5
Bậc chịu lửa của nhà | Cấp nguy hiểm cháy kết cấu của nhà | Hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ của nhà | Lưu lượng nước chữa cháy ngoài nhà đối với nhà có chiều rộng từ 60 m trở lên, tính cho 1 đám cháy, l/s, theo khối tích nhà, 1 000 m3 | ||||||||
≤ 50 | > 50 đến ≤ 100 | > 100 đến ≤ 200 | > 200 đến ≤ 300 | > 300 đến ≤ 400 | > 400 đến ≤ 500 | > 500 đến ≤ 600 | > 600 đến ≤ 700 | > 700 đến ≤ 800 | |||
I và II | S0 | A, B, C | 20 | 30 | 40 | 50 | 60 | 70 | 80 | 90 | 100 |
I và II | S0 | D, E | 10 | 15 | 20 | 25 | 30 | 35 | 40 | 45 | 50 |
5.1.3.2 Khi kết hợp đường ống chữa cháy của khu dân cư và cơ sở công nghiệp nằm ngoài khu dân cư thì số đám cháy tính toán đồng thời tính như sau:
– Khi diện tích của cơ sở công nghiệp đến 150 ha và dân số của khu dân cư đến 10 nghìn người, lấy là 1 đám cháy (lấy lưu lượng nước theo bên lớn hơn); tương tự với số dân từ 10 đến 25 nghìn người lấy là 2 đám cháy (1 đám cháy cho cơ sở công nghiệp và 1 đám cháy cho khu dân cư).
– Khi diện tích khu vực cơ sở công nghiệp trên 150 ha và số dân đến 25 nghìn người, lấy là 2 đám cháy (2 đám cháy tính cho khu vực cơ sở công nghiệp hoặc 2 đám cháy tính cho khu dân cư, lấy theo lưu lượng nước yêu cầu của bên lớn hơn).
– Khi số dân trong khu trên 25 nghìn người thì lưu lượng nước được xác định bằng tổng của lưu lượng yêu cầu lớn hơn (tính cho khu vực cơ sở công nghiệp hoặc khu dân cư) và 50 % lưu lượng yêu cầu nhỏ hơn (tính cho cơ sở hoặc khu dân cư).
5.1.3.3 Thời gian chữa cháy phải lấy là 3 giờ, ngoại trừ những quy định riêng nêu dưới đây:
– Đối với nhà bậc chịu lửa I, II với kết cấu và lớp cách nhiệt làm từ vật liệu không cháy có các khu vực thuộc hạng nguy hiểm cháy nổ D và E lấy là 2 giờ.
– Đối với kho dạng hở chứa vật liệu từ gỗ – không nhỏ hơn 5 giờ.
5.1.3.4 Thời gian lớn nhất để phục hồi nước dự trữ chữa cháy không lớn hơn:
– Đối với khu dân cư và cơ sở công nghiệp có khu vực thuộc hạng nguy hiểm cháy nổ A, B, C lấy là 24 giờ.
– Đối với cơ sở công nghiệp có khu vực thuộc hạng nguy hiểm cháy nổ D và E lấy là 36 giờ.
– Đối với các khu dân cư và cơ sở nông nghiệp lấy là 72 giờ.
CHÚ THÍCH 1: Đối với cơ sở công nghiệp có yêu cầu về lưu lượng nước cho chữa cháy ngoài nhà đến 20 l/s thì cho phép tăng thời gian phục hồi nước chữa cháy như sau:
– Đối với khu vực thuộc hạng nguy hiểm cháy D và E cho phép đến 48 giờ.
– Đối với khu vực thuộc hạng nguy hiểm cháy C cho phép đến 36 giờ.
CHÚ THÍCH 2: Khi không thể bảo đảm phục hồi lượng nước chữa cháy theo thời gian quy định thì cần cung cấp thêm n lần lượng nước dự trữ chữa cháy. Giá trị của n (n = 1,5; 2,0; 2,5; 3,0 …) phụ thuộc vào thời gian phục hồi thực tế, ttt, và tính theo công thức sau:
trong đó: ttt – thời gian phục hồi nước dự trữ chữa cháy thực tế.
ttđ– thời gian phục hồi nước dự trữ chữa cháy (theo 5.1.3.4).
5.1.4 Yêu cầu an toàn cháy đối với mạng đường ống và các công trình được xây dựng trên chúng
5.1.4.1 Khi lắp đặt từ 02 đường ống cấp trở lên phải lắp đặt van chuyển đổi giữa chúng khi đó trong trường hợp ngắt 1 đường cấp hoặc 1 phần của nó thì việc chữa cháy vẫn bảo đảm 100 %.
5.1.4.2 Mạng đường ống dẫn nước chữa cháy phải là mạch vòng. Cho phép làm các đường ống cụt khi: cấp nước cho chữa cháy hoặc sinh hoạt – chữa cháy khi chiều dài đường ống không lớn hơn 200 m mà không phụ thuộc vào lưu lượng nước chữa cháy yêu cầu.
Không cho phép nối vòng mạng đường ống ngoài nhà bằng mạng đường ống bên trong nhà và công trình.
CHÚ THÍCH: Ở các khu dân cư đến 5 000 người và yêu cầu về lưu lượng nước cho chữa cháy ngoài nhà đến 10 l/s hoặc số họng nước chữa cháy trong nhà đến 12 thì cho phép dùng mạng cụt chiều dài trên 200 m nếu có xây dựng bồn bể, tháp nước áp lực hoặc bể điều tiết dành cho mạng cụt, trong đó có chứa toàn bộ lượng nước cho chữa cháy.
5.1.4.3 Các van trên các đường ống với mọi đường kính khi điều khiển từ xa hoặc tự động phải là loại van điều khiển bằng điện.
Cho phép sử dụng van khí nén, thủy lực hoặc điện từ.
Khi không điều khiển từ xa hoặc tự động thì van khóa đường kính đến 400 mm có thể là loại khóa bằng tay, với đường kính lớn hơn 400 mm là khóa điện hoặc thủy lực; trong các trường hợp luận chứng riêng cho phép lắp van đường kính trên 400 mm khóa bằng tay.
Trong mọi trường hợp đều phải cho phép mở và đóng được bằng tay.
5.1.4.4 Đường kính của đường ống cấp và mạng sau đường ống cấp phải được tính toán trên cơ sở sau:
– Theo yếu tố kỹ thuật, kinh tế.
– Các điều kiện làm việc khi ngắt sự cố từng đoạn riêng.
Đường kính ống dẫn nước chữa cháy ngoài nhà cho khu dân cư và cơ sở sản xuất không được nhỏ hơn 100 mm, đối với khu vực nông thôn – không được nhỏ hơn 75 mm.
5.1.5 Các yêu cầu đối với bồn, bể trữ nước cho chữa cháy ngoài nhà
5.1.5.1 Bồn, bể cấp nước theo công năng phải bao gồm cho điều tiết, chữa cháy, sự cố và nước mồi.
5.1.5.2 Nếu việc lấy nước chữa cháy trực tiếp từ các nguồn cấp nước không phù hợp với điều kiện kinh tế, kỹ thuật thì trong mọi trường hợp, các bồn, bể trữ nước phải đảm bảo có đủ lượng nước chữa cháy theo tính toán.
5.1.5.3 Thể tích nước chữa cháy trong bồn, bể phải được tính toán để đảm bảo:
– Thực hiện việc cấp nước chữa cháy từ trụ nước ngoài nhà và các hệ thống chữa cháy khác.
– Cung cấp cho các thiết bị chữa cháy chuyên dụng (sprinkler, drencher, …) không có bể riêng.
– Lượng nước tối đa cho sinh hoạt và sản xuất trong suốt quá trình chữa cháy.
5.1.5.4 Các hồ ao để cho xe chữa cháy hút nước phải có lối tiếp cận và có bãi đỗ xe kích thước không nhỏ hơn 12 m x 12 m với bề mặt bảo đảm tải trọng dành cho xe chữa cháy.
CHÚ THÍCH: Khi xác định thể tích nước chữa cháy trong các bồn, bể thì cho phép tính cả việc nạp thêm vào bồn, bể trong thời gian chữa cháy nếu nó có hệ thống cấp nước đảm bảo quy định theo 5.1.2.7.
5.1.5.5 Khi cấp nước theo 01 đường ống cấp thì phải dự phòng thêm lượng nước bổ sung cho chữa cháy, xác định theo 5.1.5.3.
CHÚ THÍCH: Cho phép không cần tính đến lượng nước bổ sung cho chữa cháy khi chiều dài của một đường ống cấp không lớn hơn 500 m đối với khu dân cư có số dân đến 5 000 người, cũng như cho các đối tượng với yêu cầu về lưu lượng nước cho chữa cháy ngoài nhà không lớn hơn 40 l/s.
5.1.5.6 Tổng số bồn, bể cho chữa cháy trong một mạng ống phải không nhỏ hơn 2.
Giữa các bồn, bể trong mạng ống, mực nước thấp nhất và cao nhất của nước chữa cháy phải tương ứng như nhau.
Khi ngắt một bồn, bể thì lượng nước trữ để chữa cháy trong các bồn, bể còn lại phải không nhỏ hơn 50 % của lượng nước yêu cầu cho chữa cháy.
5.1.5.7 Việc trữ nước chữa cháy trong các bồn, bể chuyên dụng hoặc các hồ nước hở được cho phép đối với:
– Khu dân cư đến 5 000 người.
– Các tòa nhà, không phụ thuộc công năng, đứng riêng biệt ngoài khu dân cư không có hệ thống đường ống nước sinh hoạt hoặc sản xuất, để cung cấp lượng nước cần thiết cho hệ thống cấp nước ngoài nhà.
– Nhà công năng khác nhau có lưu lượng nước yêu cầu cho cấp nước chữa cháy ngoài nhà không quá 10 l/s.
– Nhà có từ 1 đến 2 tầng, không phụ thuộc vào công năng, có diện tích xây dựng không lớn hơn diện tích khoang cháy cho phép đối với loại nhà đó.
5.1.5.8 Lượng nước chữa cháy của bồn, bể và hồ nước nhân tạo xác định trên cơ sở tính toán lượng nước tiêu thụ và thời gian chữa cháy theo 5.1.2.2 đến 5.1.2.6 và 5.1.3.3.
CHÚ THÍCH 1: Tính toán thể tích nước chữa cháy của hồ nhân tạo hở phải tính đến khả năng bốc hơi và đóng băng của nước. Mực nước tối thiểu không được nhỏ hơn 0,5 m.
CHÚ THÍCH 2: Phải bảo đảm lối vào cho xe chữa cháy tiếp cận bể, hồ…
5.1.5.9 Bồn, bể, trụ nước chữa cháy ngoài nhà, hồ nước chữa cháy tự nhiên và nhân tạo phải đặt tại vị trí bảo đảm bán kính phục vụ:
– Khi có xe bơm là 200 m.
– Khi có máy bơm di động là 100 m đến 150 m trong phạm vi hoạt động kỹ thuật của máy bơm.
– Để tăng bán kính phục vụ, cho phép lắp đặt các đường ống cụt có chiều dài không quá 200 m từ bồn, bể và hồ nhân tạo bảo đảm theo 5.1.5.8.
– Khoảng cách từ điểm lấy nước từ bồn, bể hoặc hồ nhân tạo đến nhà có bậc chịu lửa III, IV và V hoặc đến kho hở chứa vật liệu cháy được phải không nhỏ hơn 30 m, đến nhà bậc chịu lửa I và II phải không nhỏ hơn 10 m.
5.1.5.10 Khi không thể hút nước chữa cháy trực tiếp từ bồn, bể hoặc hồ bằng xe máy bơm hoặc máy bơm di động, thì phải cung cấp các hố thu với thể tích từ 3 m3 đến 5 m3. Đường kính ống kết nối bồn, bể hoặc hồ với các hố thu lấy theo các điều kiện tính toán lưu lượng nước cho chữa cháy ngoài nhà, nhưng không nhỏ hơn 200 mm. Trên đoạn ống kết nối phải có hộp van để khóa sự lưu thông nước, việc đóng mở van phải thực hiện được từ bên ngoài hộp. Đầu đoạn ống kết nối ở phía hồ nhân tạo phải có lưới chắn.
5.1.5.11 Bồn, bể áp lực để chữa cháy phải được trang bị thước đo mức nước, thiết bị báo tín hiệu mức nước cho trạm bơm hoặc trạm phân phối nước.
Bồn, bể áp lực của đường ống nước chữa cháy áp lực cao phải trang bị thiết bị bảo đảm tự động ngắt nước lên bồn bể, tháp khi máy bơm chữa cháy hoạt động.
5.1.5.12 Bồn, bể áp lực sử dụng khí ép áp lực, thì ngoài máy ép vận hành phải có máy ép dự bị.
5.2 Hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà
5.2.1 Nhà ở, nhà công cộng cũng như nhà hành chính – phụ trợ của công trình công nghiệp phải lắp đặt hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà, lưu lượng nước tối thiểu để chữa cháy xác định theo Bảng 11, đối với nhà sản xuất và nhà kho thì lấy theo Bảng 12.
Khi xác định lưu lượng nước chữa cháy cần thiết, phải căn cứ vào chiều cao tia nước đặc và đường kính đầu lăng phun chữa cháy lấy theo Bảng 13. Khi đó tính toán hoạt động đồng thời của họng nước và các hệ thống chữa cháy khác.
CHÚ THÍCH: Trường hợp họng nước chữa cháy sử dụng các thiết bị có thông số không theo Bảng 13 thì phải bảo đảm lưu lượng nước tối thiểu cho chữa cháy đối với một tia phun và chiều cao tia nước đặc theo quy định.
5.2.2 Để tính toán công suất máy bơm và lượng nước dự trữ cho chữa cháy, số tia phun nước và lưu lượng nước cho chữa cháy trong nhà công cộng đối với phần nhà nằm ở cao độ trên 50 m phải lấy tương ứng là 4 tia, mỗi tia 2,5 l/s. Đối nhà nhóm F5 hạng nguy hiểm cháy nổ A, B, C khối tích lớn hơn 50 000 m3 lấy tương ứng là 4 tia, mỗi tia 5 l/s.
Bảng 11 – Số tia phun chữa cháy và lưu lượng nước tối thiểu đối với hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà
Nhà ở và công trình công cộng | Số tia phun chữa cháy trên 1 tầng nhà | Lưu lượng tối thiểu cho chữa cháy trong nhà, l/s, đối với một tia phun |
(1) | (2) | (3) |
1- Nhà ở, nhà chung cư | ||
– Từ 5 đến 16 tầng | 1 | 2,5 |
– Từ 5 đến 16 tầng, khi hành lang chung dài trên 10 m | 2 | 2,5 |
– Trên 16 đến 25 tầng | 2 | 2,5 |
– Trên 16 đến 25 tầng, khi hành lang chung dài trên 10 m | 3 | 2,5 |
2- Nhà hành chính |
|
|
– Từ 6 đến 10 tầng và khối tích đến 25 000 m3 | 1 | 2,5 |
– Từ 6 đến 10 tầng và khối tích trên 25 000 m3 | 2 | 2,5 |
– Trên 10 tầng và khối tích đến 25 000 m3 | 2 | 2,5 |
– Trên 10 tầng và khối tích trên 25 000 m3 | 3 | 2,5 |
3- Phòng câu lạc bộ có sân khấu, nhà hát, rạp chiếu phim, phòng có trang bị thiết bị nghe nhìn (sinh hoạt, hội thảo…) |
|
|
– Đến 300 chỗ | 2 | 2,5 |
– Trên 300 chỗ | 2 | 5,0 |
4- Kí túc xá và nhà công cộng (ngoại trừ mục 2) |
|
|
– Đến 10 tầng và khối tích từ 5 000 m3 đến 25 000 m3 | 1 | 2,5 |
– Đến 10 tầng và khối tích trên 25 000 m3 | 2 | 2,5 |
– Trên 10 tầng và khối tích đến 25 000 m3 | 2 | 2,5 |
– Trên 10 tầng và khối tích trên 25 000 m3 | 3 | 2,5 |
5- Nhà hành chính – phụ trợ của công trình công nghiệp có khối tích: |
|
|
– Từ 5 000 đến 25 000 m3 | 1 | 2,5 |
– Trên 25 000 m3 | 2 | 2,5 |
5.2.3 Đối với nhà sản xuất và nhà kho sử dụng dạng kết cấu dễ bị hư hỏng khi chịu tác động của lửa, theo tương ứng với Bảng 12, lưu lượng nước tối thiểu để tính toán công suất máy bơm và lượng nước dự trữ cho chữa cháy xác định theo Bảng 12 phải được tăng thêm tùy từng trường hợp như sau:
– Khi sử dụng kết cấu thép không được bảo vệ chống cháy trong các nhà bậc chịu lửa III, IV (nhóm S2, S3), cũng như kết cấu gỗ tự nhiên hoặc gỗ ép (trong trường hợp này là gỗ đã qua xử lý bảo vệ chống cháy), phải tăng thêm 5 l/s.
– Khi sử dụng vật liệu là chất cháy bao quanh cấu trúc nhà bậc chịu lửa IV (nhóm S2, S3), phải tăng thêm 5 l/s với nhà có khối tích đến 10 000 m3. Khi nhà có khối tích lớn hơn 10 000 m3 thì phải tăng thêm 5 l/s cho mỗi 100 000 m3 tăng thêm hoặc phần lẻ của 100 000 m3 tăng thêm.
Bảng 12 – Số tia phun chữa cháy và lưu lượng nước tối thiểu cho chữa cháy trong nhà đối với nhà sản xuất và nhà kho
Bậc chịu lửa của nhà | Hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ của nhà | Số tia phun chữa cháy và lưu lượng nước tối thiểu, l/s, đối với 01 tia phun, cho chữa cháy trong nhà đối với nhà sản xuất và nhà kho chiều cao đến 50 m và theo khối tích, 1 000 m3 | ||||
Từ 0,5 đến 5 | Trên 5 đến 50 | Trên 50 đến 200 | Trên 200 đến 400 | Trên 400 đến 800 | ||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) |
I, II | A, B, C | 2 x 2,5 | 2 x 5 | 2 x 5 | 3 x 5 | 4 x 5 |
III | C | 2 x 2,5 | 2 x 5 | 2 x 5 | * | * |
III | D, E | ** | 2 x 2,5 | 2 x 2,5 | * | * |
IV, V | C | 2 x 2,5 | 2 x 5 | * | * | * |
IV, V | D, E | ** | 2 x 2,5 | * | * | * |
CHÚ THÍCH 1: “*” lưu lượng nước và số tia phun phải xây dựng theo luận chứng kỹ thuật đặc biệt. CHÚ THÍCH 2: Đối với nhà có bậc chịu lửa và hạng nguy hiểm cháy không có trong Bảng 12 thì lưu lượng nước lấy theo luận chứng kỹ thuật đặc biệt. CHÚ THÍCH 3: “**” không yêu cầu tia phun chữa cháy. |
5.2.4 Số tia phun chữa cháy cho mỗi điểm cháy lấy là 02 tia đối với các công trình có yêu cầu số tia phun lớn hơn 02.
5.2.5 Đối với các phần nhà có khu vực công năng khác nhau thì lưu lượng nước cho chữa cháy phải tính toán riêng đối với từng phần theo quy định tại 5.2.1 và 5.2.2. Khi đó lưu lượng nước chữa cháy trong nhà tính toán theo quy định sau:
– Đối với nhà không được ngăn chia bằng các tường ngăn cháy phải tính theo khối tích chung.
– Đối với nhà được ngăn chia bằng các tường ngăn cháy loại 1 hoặc 2 phải tính theo khối tích của phần nhà có yêu cầu lưu lượng nước cao hơn.
Khi liên kết các nhà có bậc chịu lửa I và II bằng các lối đi làm bằng vật liệu không cháy và được lắp đặt cửa ngăn cháy thì khối tích của nhà phục vụ việc xác định lưu lượng nước chữa cháy được tính là khối tích riêng của từng nhà; khi không có cửa ngăn cháy thì tính theo khối tích tổng và theo hạng nguy hiểm cháy cao hơn.
5.2.6 Áp suất thủy tĩnh trong hệ thống nước sinh hoạt – chữa cháy đo tại các thiết bị vệ sinh – kỹ thuật đặt ở mức nước thấp nhất không được vượt quá 0,45 MPa.
Áp suất thủy tĩnh của hệ thống chữa cháy riêng biệt đo tại họng nước chữa cháy đặt ở mức nước thấp nhất không được vượt quá 0,90 MPa.
Khi tính toán, nếu áp suất trong hệ thống chữa cháy vượt quá 0,45 MPa thì phải lắp đặt mạng hệ thống chữa cháy riêng.
CHÚ THÍCH: Khi áp suất giữa van và đầu nối của họng nước chữa cháy lớn hơn 0,4 MPa thì phải lắp đặt màng ngăn và thiết bị điều chỉnh áp lực để giảm áp lực dư.
Bảng 13 – Lưu lượng nước chữa cháy phụ thuộc theo chiều cao tia nước đặc và đường kính đầu lăng phun chữa cháy
Chiều cao tia nước đặc, m | Lưu lượng của lăng phun, l/s | Áp suất, MPa, của họng nước chữa cháy với chiều dài cuộn vòi, m | Lưu lượng của lăng phun, l/s | Áp suất, MPa, của họng nước chữa cháy với chiều dài cuộn vòi, m | Lưu lượng của lăng phun, l/s | Áp suất, MPa, của họng nước chữa cháy với chiều dài cuộn vòi, m | ||||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) | (13) |
|
| 10 | 15 | 20 |
| 10 | 15 | 20 |
| 10 | 15 | 20 |
Đường kính đầu lăng phun chữa cháy, mm | ||||||||||||
13 | 16 | 19 | ||||||||||
Họng nước chữa cháy DN 50 (*) | ||||||||||||
6 | – | – | – | – | 2,6 | 0,092 | 0,096 | 0,100 | 3,4 | 0,088 | 0,096 | 0,104 |
8 | – | – | – | – | 2,9 | 0,120 | 0,125 | 0,130 | 4,1 | 0,129 | 0,138 | 0,148 |
10 | – | – | – | – | 3,3 | 0,151 | 0,157 | 0,164 | 4,6 | 0,160 | 0,173 | 0,185 |
12 | 2,6 | 0,202 | 0,206 | 0,210 | 3,7 | 0,192 | 0,196 | 0,210 | 5,2 | 0,206 | 0,223 | 0,240 |
14 | 2,8 | 0,236 | 0,241 | 0,245 | 4,2 | 0,248 | 0,255 | 0,263 | – | – | – | – |
16 | 3,2 | 0,316 | 0,322 | 0,328 | 4,6 | 0,293 | 0,300 | 0,318 | – | – | – | – |
18 | 3,6 | 0,390 | 0,398 | 0,406 | 5,1 | 0,360 | 0,380 | 0,400 | – | – | – | – |
| Họng nước chữa cháy DN 65(*) | |||||||||||
6 | – | – | – | – | 2,6 | 0,088 | 0,089 | 0,090 | 3,4 | 0,078 | 0,080 | 0,083 |
8 | – | – | – | – | 2,9 | 0,110 | 0,112 | 0,114 | 4,1 | 0,114 | 0,117 | 0,121 |
10 | – | – | – | – | 3,3 | 0,140 | 0,143 | 0,146 | 4,6 | 0,143 | 0,147 | 0,151 |
12 | 2,6 | 0,198 | 0,199 | 0,201 | 3,7 | 0,180 | 0,183 | 0,186 | 5,2 | 0,182 | 0,190 | 0,199 |
14 | 2,8 | 0,23 | 0,231 | 0,233 | 4,2 | 0,230 | 0,233 | 0,235 | 5,7 | 0,218 | 0,224 | 0,230 |
16 | 3,2 | 0,31 | 0,313 | 0,315 | 4,6 | 0,276 | 0,280 | 0,284 | 6,3 | 0,266 | 0,273 | 0,280 |
18 | 3,6 | 0,38 | 0,383 | 0,385 | 5,1 | 0,338 | 0,342 | 0,346 | 7,0 | 0,329 | 0,338 | 0,348 |
20 | 4,0 | 0,464 | 0,467 | 0,470 | 5,6 | 0,412 | 0,424 | 0,418 | 7,5 | 0,372 | 0,385 | 0,397 |
CHÚ DẪN: (*) DN – Viết tắt của Diameter Nominal – Đường kính trong danh nghĩa, đơn vị là mm |
5.2.7 Áp suất tự do của họng nước chữa cháy phải bảo đảm cho chiều cao của tia nước đặc cần thiết để chữa cháy vào mọi thời điểm trong ngày đối với khu vực cao nhất và xa nhất.
Chiều cao tối thiểu và bán kính hoạt động của tia nước đặc chữa cháy phải bằng chiều cao của khu vực, tính từ sàn đến điểm cao nhất của xà (trần), nhưng không nhỏ hơn các giá trị sau:
– Đối với nhà ở, nhà công cộng, nhà sản xuất và nhà phụ trợ của công trình công nghiệp có chiều cao đến 50 m không nhỏ hơn 6 m.
– Đối với nhà ở cao trên 50 m không nhỏ hơn 8 m.
– Đối với nhà công cộng, nhà sản xuất và nhà phụ trợ của công trình công nghiệp cao trên 50 m không nhỏ hơn 16 m.
CHÚ THÍCH 1: Áp suất của họng nước chữa cháy phải được tính toán tổn thất của cuộn vòi chữa cháy dài 10, 15 và 20 m.
CHÚ THÍCH 2: Để nhận tia nước đặc lưu lượng đến 4 l/s thì sử dụng họng nước chữa cháy DN 50, đối với lưu lượng lớn hơn phải sử dụng họng DN 65. Khi luận chứng kinh tế – kỹ thuật cho phép thì được dùng họng nước chữa cháy DN 50 cho lưu lượng trên 4 l/s.
5.2.8 Thiết kế bể áp lực cho nhà phải bảo đảm mọi thời điểm đều cung cấp được tia nước đặc cao trên 4 m tại tầng cao nhất hoặc tầng ngay dưới nơi đặt bể, và không nhỏ hơn 6 m đối với các tầng còn lại; khi đó số tia nước bảo đảm: 02 tia mỗi tia 2,5 l/s trong 10 phút khi số tia tính toán là 02 hoặc nhiều hơn, 01 tia trong các trường hợp còn lại.
Khi lắp đặt họng nước chữa cháy dùng làm cảm biến điều khiển tự động máy bơm chữa cháy thì không cần xem xét đến bể nước áp lực.
5.2.9 Trong trường hợp lắp đặt hệ thống họng nước chữa cháy riêng biệt với các hệ thống chữa cháy tự động, thì thể tích của bể chứa nước dự trữ phải bảo đảm lượng nước dùng trong 01 giờ, cho một họng nước chữa cháy và các nhu cầu dùng nước khác.
Khi lắp đặt hệ thống họng nước chữa cháy trên các hệ thống chữa cháy tự động thì thời gian làm việc của họng nước lấy bằng thời gian làm việc của hệ thống chữa cháy tự động.
5.2.10 Các nhà từ 06 tầng trở lên khi liên kết hệ thống nước sinh hoạt và chữa cháy thì các ống đứng phải được nối vòng ở trên. Khi đó để bảo đảm việc thay nước trong nhà phải nối vòng ống đứng với một hoặc một vài ống xả đứng có van khóa.
Trong các hệ thống chữa cháy đường ống khô lắp đặt trong các nhà không được sưởi ấm thì van khóa phải được lắp đặt tại các khu vực không có khả năng bị đóng băng.
5.2.11 Việc xác định vị trí và số lượng đường ống đứng và họng nước chữa cháy trong nhà phải đảm bảo quy định sau:
– Cho phép lắp đặt họng kép trên các ống đứng trong nhà sản xuất và nhà công cộng khi số lượng tia nước tính toán không nhỏ hơn 03, còn trong nhà ở không nhỏ hơn 02.
– Trong nhà ở với chiều dài hành lang đến 10 m khi số tia nước bằng 02 cho mỗi điểm thì cho phép phun 02 tia từ một ống đứng.
– Trong nhà ở với chiều dài hành lang lớn hơn 10 m, cũng như nhà sản xuất và nhà công cộng có từ 02 tia nước tính toán trở lên cho mỗi điểm thì phải bố trí 02 tia phun từ 02 tủ chữa cháy cạnh nhau (02 họng nước khác nhau).
CHÚ THÍCH 1: Phải lắp đặt họng nước chữa cháy trong các tầng kỹ thuật, tầng áp mái và tầng hầm kỹ thuật nếu trong đó có vật liệu và kết cấu làm từ vật liệu cháy được.
CHÚ THÍCH 2: Số tia nước từ mỗi tủ không được lớn hơn 2.
5.2.12 Các họng nước chữa cháy được lắp đặt sao cho miệng họng nằm ở độ cao 1,20 m ± 0,15 m so với mặt sàn và đặt trong các tủ chữa cháy có lỗ thông gió, được dán niêm phong. Đối với họng nước chữa cháy kép, cho phép lắp đặt 01 họng nằm trên 01 họng nằm dưới, khi đó họng nằm dưới phải lắp có chiều cao không nhỏ hơn 1,0 m tính từ mặt sàn.
5.2.13 Đối với nhà cao từ 17 tầng trở lên, hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà của mỗi vùng phải có họng chờ, có đầu nối với kích cỡ phù hợp để kết nối với phương tiện chữa cháy di động. Các họng này phải được lắp đặt van một chiều và niêm phong mở.
5.2.14 Họng nước chữa cháy bên trong nhà phải được lắp đặt tại các lối vào phía trong hành lang (ở nơi không có nguy cơ nước bị đóng băng) của các buồng thang (trừ các buồng thang không nhiễm khói), tại các sảnh, hành lang, lối đi và những chỗ dễ tiếp cận khác, khi đó việc bố trí phải đảm bảo không gây cản trở các hoạt động thoát nạn.
5.2.15 Tại các khu vực được bảo vệ bằng hệ thống chữa cháy tự động, cho phép lắp đặt họng nước chữa cháy trong nhà trên các đường ống DN 65 hoặc lớn hơn, sau cụm van điều khiển của hệ thống sprinkler bằng nước.
5.2.16 Tại các khu vực kín có khả năng bị đóng băng, các đường ống của hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà ở sau trạm bơm cho phép là đường ống khô.
5.2.17 Những van để khóa nước từ các đường ống nhánh cụt cũng như những van khóa lớn từ đường ống thép khép kín phải được bố trí để bảo đảm mỗi đoạn ống chỉ khóa nhiều nhất là 05 họng nước chữa cháy trên cùng một tầng.
5.2.18 Khi trong nhà bố trí trên 12 họng nước chữa cháy hoặc có trang bị hệ thống chữa cháy tự động thì hệ thống cấp nước chữa cháy bên trong nhà, dù thiết kế riêng hay kết hợp cũng phải thiết kế ít nhất hai ống cấp nước và phải thực hiện nối thành mạng vòng.
6. CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN
6.1 Nhà và công trình phải đảm bảo việc chữa cháy và cứu nạn bằng các giải pháp: kết cấu, bố trí mặt bằng – không gian, kỹ thuật – công trình và giải pháp tổ chức.
Các giải pháp này bao gồm:
– Bố trí các đường cho xe chữa cháy, bãi đỗ xe chữa cháy và lối tiếp cận cho lực lượng và phương tiện chữa cháy, kết hợp chung với các đường và lối đi theo công năng của ngôi nhà hoặc bố trí riêng.
– Bố trí các thang chữa cháy ngoài nhà và bảo đảm các phương tiện cần thiết khác để đưa lực lượng chữa cháy cùng các trang thiết bị kỹ thuật chữa cháy đến các tầng và mái của các ngôi nhà, trong đó gồm cả việc bố trí các thang máy có chế độ “chuyên chở lực lượng chữa cháy” (dưới đây gọi chung là thang máy chữa cháy).
– Bố trí đường ống cấp nước chữa cháy, kết hợp với các đường ống cấp nước sinh hoạt hoặc bố trí riêng, và khi cần thiết, bố trí các họng tiếp nước, đường ống tiếp nước vào trong nhà cho lực lượng chữa cháy, các trụ nước, bể chứa nước chữa cháy hoặc các nguồn cấp nước chữa cháy khác.
– Bảo vệ chống khói cho các lối đi của lực lượng chữa cháy bên trong ngôi nhà.
– Trang bị cho ngôi nhà các phương tiện cứu người cho cá nhân và tập thể trong trường hợp cần thiết.
– Bố trí , xây dựng các công trình, các trạm (đội) phòng cháy và chữa cháy phù hợp với số lượng nhân viên và các thiết bị kỹ thuật chữa cháy cần thiết, đáp ứng các điều kiện chữa cháy trên các công trình hoặc khu vực trong phạm vi hoạt động của các trạm (đội) này theo đúng các quy định hiện hành.
Việc lựa chọn các giải pháp nêu trên phụ thuộc vào bậc chịu lửa, cấp nguy hiểm cháy kết cấu và nhóm nguy hiểm cháy theo công năng của ngôi nhà.
6.2 Đường cho xe chữa cháy và bãi đỗ xe chữa cháy phải đảm bảo các yêu cầu sau:
6.2.1 Các yêu cầu chung
a) Chiều rộng thông thủy của mặt đường cho xe chữa cháy không được nhỏ hơn 3,5 m.
b) Bãi đỗ xe chữa cháy phải có chiều rộng thông thủy đảm bảo khả năng đi vào để triển khai các phương tiện chữa cháy phù hợp với chiều cao và nhóm nguy hiểm cháy theo công năng của nhà như quy định trong Bảng 14.
c) Chỉ cho phép có các kết cấu chặn phía trên đường cho xe chữa cháy và bãi đỗ xe chữa cháy nếu đảm bảo tất cả những yêu cầu sau:
– Chiều cao thông thủy để các phương tiện chữa cháy đi qua không được nhỏ hơn 4,5 m;
– Kích thước của kết cấu chặn phía trên (đo dọc theo chiều dài của đường cho xe chữa cháy và bãi đỗ xe chữa cháy) không được lớn hơn 10 m;
– Nếu có từ hai kết cấu chặn phía trên bắc ngang qua đường cho xe chữa cháy hoặc bãi đỗ xe chữa cháy thì khoảng thông giữa những kết cấu này không được nhỏ hơn 20 m;
– Chiều dài của đoạn cuối của đường cho xe chữa cháy hoặc bãi đố xe chữa cháy không bị chặn bởi các kết cấu chặn phía trên không được nhỏ hơn 20 m; và
– Chiều dài của bãi đỗ xe chữa cháy không được tính đến những đoạn có kết cấu chặn phía trên.
d) Dọc theo tường ngoài của nhà, tại các vị trí đối diện với bãi đỗ xe chữa cháy phải bố trí các lối xuyên qua tường ngoài vào bên trong nhà từ trên cao (lối vào từ trên cao) phù hợp với quy định tại 6.3 để triển khai các hoạt động chữa cháy và cứu nạn.
6.2.2 Việc bố trí đường cho xe chữa cháy và bãi đỗ xe chữa cháy phải đảm bảo các yêu cầu sau:
6.2.2.1 Nhà nhóm F1, F2, F3 và F4 có chiều cao không quá 15 m không yêu cầu có bãi đỗ xe chữa cháy, song phải có đường cho xe chữa cháy tiếp cận đến điểm bất kỳ trên hình chiếu bằng của nhà không lớn hơn 60 m.
6.2.2.2 Nhà nhóm F1.3 có chiều cao lớn hơn 15 m phải đảm bảo tất cả những yêu cầu sau:
– Phải có đường cho xe chữa cháy trong phạm vi di chuyển không quá 18 m tính từ lối vào tất cả các khoang đệm của thang máy chữa cháy hoặc của buồng thang bộ thoát nạn có bố trí họng chờ cấp nước D65 dành cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp (của hệ thống ống khô).
– Phải có bãi đỗ xe chữa cháy để tiếp cận đến ít nhất toàn bộ một mặt ngoài của mỗi khối nhà. Bãi đỗ xe chữa cháy phải được bố trí ở khoảng không gần hơn 2 m và không xa quá 10 m tính từ tường mặt ngoài của nhà;
– Thiết kế của bãi đỗ xe chữa cháy và đường cho xe chữa cháy phải đáp ứng những quy định nêu trong Bảng 14.
Bảng 14 – Quy định về kích thước bãi đỗ xe chữa cháy
Nhóm nguy hiểm cháy theo công năng của nhà / Chỉ tiêu kích thước bãi đỗ | Kích thước bãi đỗ xe chữa cháy tương ứng theo chiều cao nhà, m | ||
≤ 15 | > 15 và ≤ 28 (1) | > 28 | |
Nhà nhóm F1.3 |
|
|
|
– Chiều rộng của bãi đỗ xe chữa cháy | Không yêu cầu | ≥ 6 m | ≥ 6 m |
– Chiều dài của bãi đỗ xe chữa cháy | Không yêu cầu | ≥ 15 m | ≥ 15 m |
Các nhóm nhà còn lại |
|
|
|
– Chiều rộng của bãi đỗ xe chữa cháy | Không yêu cầu | ≥ 6 m | ≥ 6 m |
– Chiều dài của bãi đỗ xe chữa cháy | Lấy theo Bảng 15 và Bảng 16 | ||
CHÚ THÍCH: (1) Không yêu cầu có bãi đỗ xe chữa cháy đối với nhà có số người sử dụng trên mỗi tầng, tính theo Bảng G.9 (Phụ lục G), không vượt quá 50 người và khoảng cách từ đường cho xe chữa cháy đến họng tiếp nước vào nhà không được lớn hơn 18 m. |
6.2.2.3 Nhà hoặc phần nhà nhóm F1.1, F1.2, F2, F3 và F4 có chiều cao lớn hơn 15 m thì tại mỗi vị trí có lối vào từ trên cao phải bố trí một bãi đỗ xe chữa cháy để tiếp cận trực tiếp đến các tấm cửa của lối vào từ trên cao. Chiều dài của bãi đỗ xe chữa cháy phải được lấy theo Bảng 15 căn cứ vào diện tích sàn cho phép tiếp cận của tầng có giá trị diện tích sàn cho phép tiếp cận lớn nhất. Đối với trường hợp nhà có sàn thông tầng, giá trị đó được tính như sau:
a) Đối với nhà có các sàn thông tầng, bao gồm cả các tầng hầm thông với các tầng trên mặt đất thì diện tích sàn cho phép tiếp cận lấy bằng diện tích cộng dồn các giá trị diện tích sàn cho phép tiếp cận của tất cả các sàn thông tầng.
b) Đối với các nhà có từ hai nhóm sàn thông tầng trở lên thì diện tích sàn cho phép tiếp cận phải lấy bằng giá trị cộng dồn của nhóm sàn thông tầng có diện tích lớn nhất.
6.2.2.4 Đối với nhà nhóm F5, phải có một bãi đỗ xe chữa cháy cho các phương tiện chữa cháy. Chiều dài của bãi đỗ xe chữa cháy phải được lấy theo Bảng 16, dựa vào tổng quy mô khối tích của nhà (không bao gồm tầng hầm).
Khi điều kiện sản xuất không yêu cầu có đường vào thì đường cho xe chữa cháy được phép bố trí phần đường rộng 3,5 m cho xe chạy, nền đường được gia cố bằng các vật liệu đảm bảo chịu được tải trọng của xe chữa cháy và đảm bảo thoát nước mặt.
Khoảng cách từ mép đường cho xe chữa cháy đến tường của ngôi nhà phải không lớn hơn 5 m đối với các nhà có chiều cao nhỏ hơn 12 m, không lớn hơn 8 m đối với các nhà có chiều cao trên 12 m đến 28 m và không lớn hơn 10 m đối với các nhà có chiều cao trên 28 m.
Trong những trường hợp cần thiết, khoảng cách từ mép gần nhà của đường xe chạy đến tường ngoài của ngôi nhà và công trình được tăng đến 60 m với điều kiện ngôi nhà và công trình này có các đường cụt vào, kèm theo bãi quay xe chữa cháy và bố trí các trụ nước chữa cháy. Trong trường hợp đó, khoảng cách từ nhà và công trình đến bãi quay xe chữa cháy phải không nhỏ hơn 5 m và không lớn hơn 15 m và khoảng cách giữa các đường cụt không được vượt quá 100 m.
CHÚ THÍCH 1: Chiều rộng của tòa nhà và công trình lấy theo khoảng cách giữa các trục định vị.
CHÚ THÍCH 2: Đối với các hồ nước được sử dụng để chữa cháy, cần bố trí lối vào với khoảng sân có kích thước mỗi chiều không nhỏ hơn 12 m.
Bảng 15 – Quy định về chiều dài của bãi đỗ xe chữa cháy đối với nhà hoặc phần nhà nhóm F1.1, F1.2, F2, F3, F4
Diện tích sàn cho phép tiếp cận, m2 | Chiều dài yêu cầu của bãi đỗ xe chữa cháy, tính theo chu vi nhà, m | |
Nhà không được bảo vệ bằng hệ thống sprinkler | Nhà được bảo vệ bằng hệ thống sprinkler | |
≤ 2 000 | 1/6 chu vi và không nhỏ hơn 15 m | 1/6 chu vi và không nhỏ hơn 15 m |
> 2 000 và ≤ 4 000 | 1/4 chu vi | 1/6 và không nhỏ hơn 15 m |
> 4 000 và ≤ 8 000 | 1/2 chu vi | 1/4 chu vi |
> 8 000 và ≤ 16 000 | 3/4 chu vi | 1/2 chu vi |
> 16 000 và ≤ 32 000 | Toàn bộ chu vi | 3/4 chu vi |
> 32 000 | Toàn bộ chu vi | Toàn bộ chu vi |
Bảng 16 – Quy định về chiều dài của bãi đỗ xe chữa cháy đối với nhà Nhóm F5
Quy mô khối tích, m3 | Chiều dài yêu cầu của bãi đỗ xe chữa cháy, tính theo chu vi nhà, m | |
Nhà không được bảo vệ bằng hệ thống sprinkler | Nhà được bảo vệ bằng hệ thống sprinkler | |
(1) | (2) | (3) |
≤ 28 400 | 1/6 chu vi và không nhỏ hơn 15 m | 1/6 chu vi và không nhỏ hơn 15 m |
> 28 400 và ≤ 56 800 | 1/4 chu vi | 1/6 chu vi và không nhỏ hơn 15 m |
> 56 800 và ≤ 85 200 | 1/2 chu vi | 1/4 chu vi |
> 85 200 và ≤ 113 600 | 3/4 chu vi | 1/4 chu vi |
> 113 600 và ≤ 170 400 | Toàn bộ chu vi | 1/2 chu vi |
> 170 400 và ≤ 227 200 | Toàn bộ chu vi | 3/4 chu vi |
> 227 200 | Toàn bộ chu vi | Toàn bộ chu vi |
6.2.2.5 Bố trí đường cho xe chữa cháy hoặc bãi đỗ xe chữa cháy cho nhà hỗn hợp phải đảm bảo những yêu cầu sau:
a) Khi phần nhà không để ở (không thuộc nhóm F1.3) chỉ nằm ở phần dưới của tòa nhà, thì chiều cao nhà để xác định các yêu cầu về đường cho xe chữa cháy hoặc bãi đỗ xe chữa cháy phải căn cứ vào phần nhà không để ở của tòa nhà.
b) Đối với nhà hỗn hợp, không có phần nhà thuộc nhóm F1.3, thì chiều dài yêu cầu của đường cho xe chữa cháy hoặc bãi đỗ xe chữa cháy phải được lấy bằng giá trị lớn hơn trong hai giá trị xác định căn cứ vào:
– Tổng quy mô khối tích của các phần nhà thuộc nhóm F5; hoặc
– Xác định được theo Bảng 15.
c) Đối với nhà hỗn hợp có phần nhà thuộc nhóm F1.3, chiều dài của bãi đỗ xe chữa cháy phải được tính theo 6.2.2.3 đồng thời phải đáp ứng được quy định trong 6.2.2.
6.2.2.6 Đối với các tầng hầm, phải có đường cho xe chữa cháy nằm trong phạm vi 18 m tính từ lối vào trên mặt đất của tất cả các khoang đệm của thang máy chữa cháy hoặc của buồng thang bộ thoát nạn có bố trí họng chờ cấp nước D65 dành cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp (của hệ thống ống khô).
6.2.3 Bãi đỗ xe chữa cháy phải được bố trí đảm bảo để khoảng cách đo theo phương nằm ngang từ mép gần nhà hơn của bãi đỗ đến điểm giữa của lối vào từ trên cao không gần hơn 2 m và không xa quá 10 m.
6.2.4 Bề mặt của bãi đỗ xe chữa cháy phải ngang bằng. Nếu nằm trên một mặt nghiêng thì độ dốc không được quá 1:15. Độ dốc của đường cho xe chữa cháy không được quá 1:8,3.
6.2.5 Nếu chiều dài của đường cho xe chữa cháy hoặc bãi đỗ xe chữa cháy dạng cụt lớn hơn 46 m thì ở cuối đoạn cụt phải có bãi quay xe được thiết kế theo quy định trong 6.4.
6.2.6 Đường giao thông công cộng có thể được sử dụng làm bãi đỗ xe chữa cháy, nếu vị trí của đường đó phù hợp với các quy định về khoảng cách đến lối vào từ trên cao tại 6.2.3.
6.2.7 Đường cho xe chữa cháy và bãi đỗ xe chữa cháy phải được đảm bảo thông thoáng tại mọi thời điểm. Khoảng không giữa bãi đỗ xe chữa cháy và lối vào từ trên cao phải đảm bảo không bị cản trở bởi cây xanh hoặc các vật thể cố định khác.
6.2.8 Phải đánh dấu tất cả các góc của bãi đỗ xe chữa cháy và đường cho xe chữa cháy ngoại trừ những đường giao thông công cộng được sử dụng làm bãi đỗ xe chữa cháy hoặc đường cho xe chữa cháy. Việc đánh dấu phải được thực hiện bằng các dải sơn phản quang, đảm bảo có thể nhìn thấy được vào buổi tối và phải bố trí ở cả hai phía của đường cho xe chữa cháy hoặc bãi đỗ xe chữa cháy với khoảng cách không quá 5 m.
Tại các điểm đầu và điểm cuối của đường cho xe chữa cháy hoặc bãi đỗ xe chữa cháy phải có biển báo nền trắng, chữ đỏ với chiều cao chữ không nhỏ hơn 50 mm. Chiều cao từ mặt đất đến điểm thấp nhất của biển báo phải nằm trong khoảng 1,0 m đến 1,5 m. Biển báo phải đảm bảo nhìn thấy được vào buổi tối và không được bố trí cách đường cho xe chữa cháy hoặc bãi đỗ xe chữa cháy quá 3 m. Tất cả các phần của đường cho xe chữa cháy hoặc bãi đỗ xe chữa cháy không được cách biển báo gần nhất quá 15 m.
6.2.9 Mặt đường cho xe chữa cháy và bãi đỗ xe chữa cháy phải đảm bảo chịu được tải trọng của xe chữa cháy theo yêu cầu thiết kế và phù hợp với chủng loại phương tiện của cơ quan Cảnh sát PCCC&CNCH nơi xây dựng công trình.
6.3 Lối vào từ trên cao để phục vụ chữa cháy và cứu nạn phải đảm bảo những quy định sau:
6.3.1 Lối vào từ trên cao phải đảm bảo thông thoáng, không bị cản trở ở mọi thời điểm trong thời gian nhà được sử dụng. Lối vào từ trên cao có thể là các lỗ thông trên tường ngoài, cửa sổ, cửa ban công, các tấm tường lắp kính và các tấm cửa có thể mở được từ bên trong và bên ngoài. Không được bố trí đồ đạc hoặc bất kì vật nào có thể gây cản trở trong phạm vi 1 m của phần sàn bên trong nhà tính từ các lối vào từ trên cao.
6.3.2 Lối vào từ trên cao phải được bố trí đối diện với một không gian sử dụng. Không được bố trí ở các phòng kho hoặc phòng máy, buồng thang bộ thoát nạn, sảnh không nhiễm khói, sảnh thang máy chữa cháy hoặc không gian chỉ dẫn đến một điểm cụt.
6.3.3 Mặt ngoài của các tấm cửa của lối vào từ trên cao phải được đánh dấu bằng dấu tam giác đều mầu đỏ hoặc mầu vàng có cạnh không nhỏ hơn 150 mm, đỉnh tam giác có thể hướng lên hoặc hướng xuống. Ở mặt trong phải có dòng chữ “LỐI VÀO TỪ TRÊN CAO – KHÔNG ĐƯỢC GÂY CẢN TRỞ” với chiều cao chữ không nhỏ hơn 25 mm.
6.3.4 Các lối vào từ trên cao phải có chiều rộng không nhỏ hơn 850 mm, chiều cao không nhỏ hơn 1 000 mm, mép dưới của lối vào cách mặt sàn phía trong không lớn hơn 1 100 mm và mép trên cách mặt sàn phía trong không nhỏ hơn 1 800 m.
6.3.5 Số lượng, vị trí của lối vào từ trên cao đối với mỗi khoang cháy của nhà hoặc phần nhà không thuộc nhóm F1.3 phải đảm bảo những quy định sau:
6.3.5.1 Đối với nhà nhóm F1.1, F1.2, F2, F3, F4 và F5 số lượng lối vào từ trên cao phải tính toán dựa vào chiều dài của bãi đỗ xe chữa cháy. Cứ mỗi đoạn đủ hoặc không đủ 20 m chiều dài bãi đỗ xe chữa cháy phải có một vị trí lối vào từ trên cao.
6.3.5.2 Lối vào từ trên cao phải được bố trí cách xa nhau, dọc trên cạnh của nhà. Khoảng cách xa nhất đo dọc theo tường ngoài giữa tâm của hai lối vào từ trên cao liên tiếp nhau được phục vụ bởi một bãi đỗ xe chữa cháy không được quá 20 m. Lối vào từ trên cao phải được phân bố đảm bảo để ít nhất phải có 1 lối vào từ trên cao trên mỗi đoạn 20 m chiều dài của bãi đỗ xe chữa cháy, ngoại trừ những phần nhà 1 tầng không thuộc nhóm F5.
6.3.5.3 Đối với nhà thuộc nhóm F1.1, F1.2, F2, F3 và F4 có chiều cao từ trên 10 m đến 50 m, phải có lối vào từ trên cao ở tất cả các tầng trừ tầng 1 và phải nằm đối diện với bãi đỗ xe chữa cháy.
6.3.5.4 Đối với nhà Nhóm F5, phải bố trí các lối vào từ trên cao ở phía trên một bãi đỗ xe chữa cháy, lên đến chiều cao 50 m.
6.3.5.5 Yêu cầu về lối vào từ trên cao không áp dụng đối với các nhà nhóm F1.3, bao gồm cả những khu vực phụ trợ (ví dụ phòng tập Gym, các phòng câu lạc bộ,… phục vụ riêng cho cư dân của tòa nhà) trong nhà nhóm F1.3.
6.4 Thiết kế bãi quay xe phải tuân theo một trong các quy định sau:
– Hình tam giác đều có cạnh không nhỏ hơn 7 m, một đỉnh nằm ở đường cụt, hai đỉnh nằm cân đối ở hai bên đường.
– Hình vuông có cạnh không nhỏ hơn 12 m.
– Hình tròn, đường kính không nhỏ hơn 10 m.
– Hình chữ nhật vuông góc với đường cụt, cân đối về hai phía của đường, có kích thước không nhỏ hơn 5 m x 20 m.
CHÚ THÍCH: Những quy định trên là ngưỡng tối thiểu, cơ quan quản lý về PCCC và CNCH có thể đưa ra các quy định cụ thể căn cứ vào yêu cầu kỹ thuật của phương tiện chữa cháy ở mỗi địa phương.
6.5 Đối với đường giao thông nhỏ hẹp chỉ đủ cho 1 làn xe chạy thì cứ ít nhất 100 m phải thiết kế đoạn mở rộng tối thiểu 7 m dài 8 m để xe chữa cháy và các loại xe khác có thể tránh nhau dễ dàng.
6.6 Đối với các nhà có chiều cao lớn hơn hoặc bằng 10 m tính đến diềm mái hoặc mép trên của tường ngoài (tường chắn) phải có các lối ra mái trực tiếp từ các buồng thang bộ hoặc đi qua tầng áp mái, hoặc đi theo cầu thang bộ loại 3, hoặc đi theo thang chữa cháy ngoài nhà.
Số lượng lối ra mái và việc bố trí chúng phải dựa trên tính nguy hiểm cháy theo công năng và các kích thước của ngôi nhà, nhưng không được ít hơn một lối ra:
– Cho mỗi khoảng cách nhỏ hơn hoặc bằng 100 m chiều dài của nhà có tầng áp mái.
– Cho mỗi diện tích nhỏ hơn hoặc bằng 1 000 m2 mái của nhà không có tầng áp mái thuộc các nhóm F1, F2, F3 và F4.
– Cho mỗi 200 m chu vi của ngôi nhà nhóm F5 đi theo các thang chữa cháy. Cho phép không bố trí :
– Các thang chữa cháy tại mặt chính của nhà nếu chiều rộng nhà không quá 150 m và ở phía trước ngôi nhà có tuyến đường ống cấp nước chữa cháy.
– Lối ra mái của các nhà một tầng có diện tích mái không lớn hơn 100 m2.
6.7 Trong các tầng áp mái của nhà, trừ các nhà nhóm F1.4, phải có các lối ra mái qua các thang cố định và các cửa đi, cửa nắp hoặc cửa sổ có kích thước không nhỏ hơn 0,6 m x 0,8 m.
Các lối ra mái hoặc ra tầng áp mái từ các buồng thang bộ phải được bố trí theo các bản thang có các chiếu thang ở trước lối ra, qua các cửa ngăn cháy loại 2 kích thước không nhỏ hơn 0,75 m x 1,5 m. Các bản thang và chiếu thang nói trên có thể được làm bằng thép
nhưng phải có độ dốc (góc nghiêng) không lớn hơn 2 : 1 (63,5º) và chiều rộng không nhỏ hơn 0,7 m.
Trong các nhà nhóm F1, F2, F3 và F4 cao đến 15 m cho phép bố trí các lối ra tầng áp mái hoặc ra mái từ các buồng thang bộ qua các cửa nắp ngăn cháy loại 2 với kích thước 0,6 m x 0,8 m theo các thang leo bằng thép gắn cố định.
6.8 Trong các tầng kỹ thuật, bao gồm cả các tầng hầm kỹ thuật và các tầng áp mái kỹ thuật, chiều cao thông thuỷ của lối đi phải không nhỏ hơn 1,8 m; trong các tầng áp mái dọc theo toàn bộ ngôi nhà – không nhỏ hơn 1,6 m. Chiều rộng của các lối đi này phải không nhỏ hơn 1,2 m. Trong các đoạn riêng biệt có chiều dài không lớn hơn 2 m cho phép giảm chiều cao của lối đi xuống 1,2 m, còn chiều rộng tối thiểu là 0,9 m.
6.9 Trong các nhà có tầng gác áp mái phải có các cửa nắp trong các kết cấu bao che các hốc của tầng áp mái.
6.10 Tại các điểm chênh lệch độ cao của mái lớn hơn 1,0 m (trong đó có cả điểm chênh cao để nâng các cửa lấy sáng – thông gió) phải có thang chữa cháy.
Tại khu vực chênh lệch độ cao của mái hơn 10 m, nếu mỗi một phần mái diện tích lớn hơn 100 m2 có cửa ra mái riêng thỏa mãn các yêu cầu của 6.6, hoặc độ cao phần thấp hơn của mái, xác định theo 6.6 không vượt quá 10 m thì cho phép không bố trí thang chữa cháy.
6.11 Phải sử dụng các thang chữa cháy loại P1 để lên độ cao đến 20 m và tại các chỗ chênh lệch độ cao của mái từ 1,0 m đến 20 m. Phải sử dụng các thang chữa cháy loại P2 để lên độ cao lớn hơn 20 m và tại các chỗ chênh lệch độ cao trên 20 m.
Các thang chữa cháy phải được làm bằng vật liệu không cháy, đặt ở nơi dễ thấy và cách xa cửa sổ không dưới 1,0 m. Chiều rộng thang 0,7 m. Đối với thang loại P1, từ độ cao 10 m trở lên phải có cung tròn bảo hiểm bán kính 0,35 m, tâm của cung tròn cách thang 0,45 m. Các cung tròn phải được đặt cách nhau 0,7 m, ở nơi ra mái phải đặt chiếu tới có lan can cao ít nhất 0,6 m. Đối với thang P2 phải có tay vịn và có chiếu nghỉ đặt cách nhau không quá 8 m.
6.12 Giữa các bản thang và giữa các lan can tay vịn của bản thang phải có khe hở với chiều rộng thông thủy chiếu trên mặt bằng không nhỏ hơn 100 mm.
6.13 Mỗi khoang cháy của các nhà có chiều cao lớn hơn 28 m (lớn hơn 50 m đối với nhà nhóm F1.3), hoặc nhà có chiều sâu của sàn tầng hầm dưới cùng (tính đến cao độ của lối ra thoát nạn ra ngoài) lớn hơn 9 m phải có tối thiểu một thang máy chữa cháy.
CHÚ THÍCH: Yêu cầu kỹ thuật khác như cấp điện, hệ thống điều khiển, truyền tín hiệu, liên lạc, thiết bị phục vụ bảo vệ chống cháy,… phải đảm bảo theo các tiêu chuẩn kỹ thuật riêng được chọn lựa cho thang máy chữa cháy.
Việc bố trí và lắp đặt các thang máy chữa cháy phải đảm bảo những quy định cơ bản sau:
– Không được sử dụng các thang máy chủ yếu để vận chuyển hàng hóa để làm thang máy chữa cháy.
– Ở điều kiện bình thường, thang máy chữa cháy vẫn được sử dụng để chở người. Thang máy chữa cháy có thể được bố trí với một sảnh thang máy riêng hoặc trong một sảnh chung với các thang máy chở người và hợp lại với nhau bằng một hệ thống điều khiển tự động theo nhóm.
– Có số lượng được tính toán đủ để khoảng cách từ vị trí các thang máy đó đến một điểm bất kỳ trên mặt bằng tầng mà nó phục vụ không vượt quá 60 m.
– Nếu chỉ có một thang máy chữa cháy thì thang máy đó ít nhất phải đến được tất cả các tầng kế cận với tầng đang cháy của ngôi nhà.
– Nếu có nhiều thang máy chữa cháy được bố trí chung trong một giếng thang thì các thang máy có thể phục vụ cho các khu vực khác nhau của tòa nhà với điều kiện phải thể hiện rõ vùng được phục vụ trên mỗi thang máy đó.
– Trong mọi trường hợp, hình thức phục vụ của các thang máy chữa cháy phải giống nhau và thông dụng, ví dụ thang máy chỉ phục vụ các tầng lẻ hoặc các tầng chẵn hoặc tất cả các tầng.
– Nếu có các tầng lánh nạn thì mỗi tầng đó phải được phục vụ bởi ít nhất một thang máy chữa cháy.
– Ở chế độ hoạt động bình thường, cửa các thang máy chữa cháy không được mở vào những tầng lánh nạn đó còn cửa tầng của các giếng thang tại những tầng lánh nạn đó phải thường xuyên được khóa và chỉ được tự động mở khóa khi chuyển sang chế độ phục vụ lực lượng chữa cháy.
– Trong trường hợp có cháy, các thang máy chữa cháy phải đảm bảo để người lính chữa cháy:
+ là người duy nhất được quyền kiểm soát và vận hành để cùng với trang thiết bị của mình tiếp cận đến đám cháy một cách dễ dàng, quen thuộc, an toàn và nhanh chóng.
+ được bảo vệ an toàn khi sử dụng trước tác động của lửa và khói bằng các giải pháp thích hợp, đặc biệt là khi ra khỏi các thang máy đó.
+ có lối đi thông thoáng và an toàn để tiếp cận đến các thang máy đó cũng như đến các sàn được những thang máy đó phục vụ.
+ không phải di chuyển quá hai tầng để tiếp cận đến tầng có thể bị cháy bất kỳ thuộc tòa nhà.
– Được bảo vệ trong các giếng thang máy riêng (không chung với các loại thang máy khác) và trong mỗi giếng thang máy như vậy chỉ được bố trí không quá 3 thang máy chữa cháy. Kết cấu bao bọc giếng thang máy phải có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn REI 120.
– Sảnh thang máy chữa cháy là một khoang đệm đảm bảo tất cả các quy định sau:
+ có diện tích không nhỏ hơn 4 m2.
+ khi kết hợp với các sảnh của buồng thang bộ không nhiễm khói thì diện tích không nhỏ hơn 6 m2.
+ được bao bọc bằng các vách ngăn cháy loại 1.
+ có lắp đặt họng chờ cấp nước D65 dành cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp.
– Việc bố trí thang máy chữa cháy phải dự tính được đường di chuyển của đội chữa cháy chuyên nghiệp và đảm bảo đội chữa cháy tiếp cận được tất cả các gian phòng trên tất cả các tầng của nhà.
– Sức chở của thang máy chữa cháy không được nhỏ hơn 630 kg đối với nhà chung cư nhóm F1.3 và không nhỏ hơn 1 000 kg đối với nhà sản xuất và nhà công cộng khác.
– Tốc độ di chuyển của thang máy chữa cháy không được nhỏ hơn H/60 (m/s). Trong đó H là chiều cao nâng (m).
– Kết cấu bao che của cabin thang máy chữa cháy phải được làm từ vật liệu không cháy hoặc cháy yếu.
6.14 Trong các nhà có độ dốc mái đến 12 %, chiều cao đến diềm mái hoặc mép trên của tường ngoài (tường chắn) lớn hơn 10 m, cũng như trong các nhà có độ dốc mái lớn hơn 12 % và chiều cao đến diềm mái lớn hơn 7 m phải có lan can, tay vịn trên mái phù hợp tiêu chuẩn hiện hành. Các lan can, tay vịn loại này cũng phải được bố trí cho các mái phẳng, ban công, lôgia, hành lang bên ngoài, cầu thang bên ngoài loại hở, bản thang bộ và chiếu thang bộ mà không phụ thuộc vào chiều cao nhà.
6.15 Các hệ thống cấp nước chữa cháy cho nhà phải bảo đảm để lực lượng và phương tiện chữa cháy có thể tiếp cận và sử dụng ở mọi thời điểm.
6.16 Việc cấp nước chữa cháy cũng như trang bị và bố trí các phương tiện, dụng cụ chữa cháy chuyên dụng khác cho nhà và công trình phải tuân theo những quy định cơ bản trong Phần 5 của quy chuẩn này và của các tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan.
6.17 Phòng trực điều khiển chống cháy.
a) Nhà ở và công trình công cộng cao trên 10 tầng; nhà có từ 2 đến 3 tầng hầm; công trình công cộng tập trung đông người (nhà hát, rạp chiếu phim, quán bar và các nhà có mục đích sử dụng tương tự, với số người trên mỗi tầng, tính theo Bảng G.9 (Phụ lục G), vượt quá 50 người); gara (chỗ để ô-tô, xe máy, xe đạp), nhà sản xuất, kho có diện tích trên 18 000 m2 phải có phòng trực điều khiển chống cháy và có nhân viên có chuyên môn thường xuyên trực tại phòng điều khiển.
b) Phòng trực điều khiển chống cháy phải:
– Có diện tích đủ để bố trí các thiết bị theo yêu cầu phòng chống cháy của nhà nhưng không nhỏ hơn 6 m2.
– Có hai lối ra vào: một lối thông với không gian trống ngoài nhà và một lối thông với hành lang chính để thoát nạn.
– Được ngăn cách với các phần khác của nhà bằng các bộ phận ngăn cháy loại 1.
– Có lắp đặt các thiết bị thông tin và đầu mối của hệ thống báo cháy liên hệ với tất cả các khu vực của ngôi nhà.
– Có bảng theo dõi, điều khiển các thiết bị chữa cháy, thiết bị khống chế khói và có sơ đồ mặt bằng bố trí các thiết bị phòng cháy chữa cháy của nhà.
6.18 Tất cả các tầng hầm trong nhà có từ 2 đến 3 tầng hầm, phải được trang bị hệ thống liên lạc khẩn cấp hai chiều giữa phòng trực điều khiển chống cháy tới những khu vực sau:
– Các phòng thiết bị liên quan đến hệ thống chữa cháy, đặc biệt là các phòng máy bơm của hệ thống sprinkler, phòng máy bơm cấp nước vào hệ thống ống đứng, phòng chuyển mạch, phòng máy phát điện và phòng máy thang máy.
– Tất cả các phòng lắp đặt thiết bị điều khiển hệ thống kiểm soát chống khói.
– Các thang máy chữa cháy.
– Tất cả các gian lánh nạn.
– Các phòng điều khiển hệ thống thông gió.
7. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
7.1 Quy chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu quản lý bắt buộc phải tuân thủ trong công tác xây dựng mới,cải tạo, sửa chữa hay thay đổi công năng của nhà, là công cụ của cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy chữa cháy và về hoạt động đầu tư xây dựng.
7.2 Điều kiện chuyển tiếp
– Hồ sơ thiết kế xây dựng được thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy bởi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trước khi Quy chuẩn này có hiệu lực tiếp tục thực hiện theo hồ sơ thiết kế đã được thẩm duyệt.
– Hồ sơ thiết kế xây dựng được thẩm duyệt sau thời điểm Quy chuẩn này có hiệu lực phải tuân thủ các quy định trong Quy chuẩn này;
8. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
8.1 Mọi tổ chức, cá nhân khi tham gia các hoạt động liên quan đến công tác dựng mới,cải tạo, sửa chữa hay thay đổi công năng của nhà và công trình bao gồm lập, thẩm định, phê duyệt, tổ chức thực hiện, quản lý và công tác xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn địa phương liên quan đến nhà chung cư phải tuân thủ các quy định của quy chuẩn này.
8.2 Các cơ quan quản lý Nhà nước về phòng cháy chữa cháy và về xây dựng ở Trung ương và địa phương có trách nhiệm tổ chức kiểm tra sự tuân thủ Quy chuẩn này trong lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý xây dựng nhà và công trình trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
8.3 Các cơ quan quản lý Nhà nước về phòng cháy chữa cháy và về xây dựng tại các địa phương có trách nhiệm phối hợp ban hành quy định liên quan đến các thông số kỹ thuật để thiết kế, cấu tạo đường cho xe chữa cháy và bãi đỗ xe chữa cháy phù hợp với các đặc điểm của phương tiện chữa cháy tại địa phương.
8.4 Trong quá trình triển khai thực hiện Quy chuẩn này, nếu có vướng mắc, mọi ý kiến gửi về Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường (Bộ Xây dựng) để được hướng dẫn và xử lý.
9. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
9.1 Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm tổ chức phổ biến, hướng dẫn áp dụng quy chuẩn này cho các đối tượng có liên quan.
9.2 Khi các văn bản quy phạm pháp luật, các tài liệu viện dẫn hoặc hướng dẫn quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì thực hiện theo các văn bản mới./.